Nhiều người dân phá ruộng, nuôi cá tra vì lợi nhuận "khủng"

04/06/2018 13:48
Nhờ được giá, mang lại lợi nhuận “khủng”, gần đây, người dân một số tỉnh, thành ở ĐBSCL ồ ạt cải tạo, phá ruộng đào ao nuôi cá tra giống và cá tra thương phẩm. Vấn đề này đã được cảnh báo tiềm ẩn rủi ro lớn khi cung vượt cầu.

Đua nhau phá đất lúa làm ao

Ở khu vực ĐBSCL như các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Long An... là những địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn. Trước cơn sốt về giá, hiện nơi đây tiếp tục tăng diện tích nuôi một cách bất thường. Ghi nhận tại xã Tân Hoà (huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) chỉ trong thời gian ngắn, diện tích nuôi tăng lên hàng chục ha.

Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hoà - cho biết, theo thống kê cuối năm 2017, diện tích nuôi cá tra toàn xã khoảng 25 ha, với 32 hộ nuôi. Nhưng mới đây, con số này đã lên đến 75 ha, với 108 hộ nuôi. Theo nhận định, đến cuối năm 2018 có thể sẽ tăng lên gần 200 ha.  “Có người gần nhà tôi thả nuôi 1,4 ha, sáng nay đang bán cho thương lái. Nghe bảo, ước tính trừ chi phí, lãi trên 600 triệu đồng" - ông Mười kể. Ông Mười phân tích, thời điểm này, cá tra giống bán với giá từ 40.000 -  50.000 đồng/kg. Cao điểm, có lúc lên 70.000 đồng/kg mà thời gian ương, nuôi chỉ khoảng 3 tháng. Tính trung bình, làm 1 ha lúa một năm lãi khoảng 70 triệu đồng, trong khi nuôi cá tra giống lãi gấp khoảng 10 lần. Đó là lý do người dân ồ ạt phá ruộng nuôi cá.

Theo ông Mười, hầu hết các hộ chuyển trồng lúa sang đào ao nuôi cá tra trong địa bàn xã mà chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cái này gọi là nuôi tự phát, không nằm trong vùng quy hoạch. Không chỉ người dân mà một số doanh nghiệp cũng đã “vào cuộc” bằng việc thuê đất ruộng để đào ao nuôi cá. “Tôi có 1 ha đất ruộng vừa cho thuê với giá 50 triệu đồng/năm, kí hợp đồng có thời hạn 5 năm. Đa số đất ruộng được chọn thuê phải là đất mặt tiền giáp đường lộ hoặc gần sông để tiện cho việc vận chuyển” - một chủ đất cho biết.

Dọc theo tuyến kênh Tân Thành - Lò Gạch của xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp nhiều diện tích đất lúa đã được người dân đào xới làm ao nuôi cá. Ông Nguyễn Văn Tân (xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng) - cho biết, ông là cán bộ công tác ở địa phương, nhưng trước tình hình cá tra được giá như hiện nay, ông đã quyết định chuyển 3.000m2 đất ruộng sang đào ao nuôi cá. Dù biết rằng quyết định này đầy mạo hiểm khi mà nhà nhà đổ xô phá lúa nuôi cá. Được biết, hiện tiền công đào ao khoảng 8 triệu đồng/1.000m2, nếu chủ ao có nhu cầu làm đầy đủ như làm bờ, làm đường dẫn nước… thì có giá 12 triệu đồng.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNN tỉnh Đồng Tháp, vừa qua sở này đã kiểm tra và phát hiện một số xã trên địa bàn huyện Tân Hồng có hàng chục ha đất ruộng được người dân tự ý đào ao nuôi cá mà không được sự cho phép của chính quyền địa phương. Sau đó, UBND huyện Tân Hồng đã xử lý 15 trường hợp vi phạm.

Cảnh báo rủi ro khi cung vượt cầu

Ông Mai Văn Siêng - Chủ tịch UBND huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) - cho biết, trước tình trạng người dân đào ao, ồ ạt nuôi cá tra trên địa bàn, huyện cũng thường xuyên thành lập đoàn kiểm tra, xử lý khi phát hiện nuôi tự phát, không nằm trong vùng quy hoạch. “Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân không vì lợi nhuận trước mắt mà chạy theo phong trào, tự ý đào ao nuôi cá tự phát ngoài quy hoạch, sai quy định, đồng thời dẫn đến nguồn cung vượt cầu, về lâu dài rủi ro rất cao… Mấy năm trước, ở đây cũng đã từng có nhiều trường hợp thua lỗ, treo ao vì giá cá rớt thê thảm” - ông Siêng nói.

Bà Nguyễn Thị Kiều - Phó giám đốc Sở NNPTNT TP. Cần Thơ - cho biết, toàn thành phố hiện có khoảng 700 ha nuôi cá tra. Con số này tăng khoảng 10% so với cùng kỳ của năm 2017. Trước tình trạng người dân đua nhau nuôi cá tra, bà Kiều cho biết, Sở đã chỉ đạo Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo đến người dân không nên nuôi ồ ạt mà không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Bởi như vậy, sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn khi mà quá nhiều người nuôi, dẫn đến cung lớn hơn cầu. Lúc đó giá sẽ rớt xuống thấp, dễ thua lỗ. Ngoài ra, còn khuyến cáo người dân nuôi đúng vùng quy hoạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo môi trường. Tránh ồ ạt phá ruộng đào ao nuôi cá đến lúc thất bại, muốn quay lại trồng lúa sẽ rất khó khăn để cải tạo, phục hồi lại ruộng.

Ngày 22.5, trả lời PV báo Lao Động, ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam - cho biết, Hiệp hội đã có cảnh báo về việc người dân một số địa phương ở ĐBSCL ồ ạt phá ruộng nuôi cá tra giống nguy cơ cung vượt quá cầu sẽ thua lỗ. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng trên là do người dân thấy lợi nhuận trước mắt mà không nghe khuyến cáo. Ngoài ra, chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp địa phương quản lý chưa chặt chẽ để nuôi tự phát ồ ạt ngoài quy hoạch. 

Để thị trường tiêu thụ cá tra được tốt, theo ông Quân cần xúc tiến thị trường trong nước cho mạnh, phòng khi thị trường nước ngoài gặp khó khăn thì chúng ta vẫn có thể tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó, các thị trường truyền thống ở nước ngoài như Mỹ, Châu Âu… vẫn phải đẩy mạnh. Đồng thời, phải có chính sách cho doanh nghiệp để xây dựng các cơ sở sản xuất giống, chính sách về đất đai để họ đầu tư xây dựng vùng giống, quy hoạch vùng nuôi và nhà nước phải quản lý quy hoạch cho tốt. Mặt khác, cần phải đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và phải đảm bảo về chất lượng. Có như vậy mới bền vững.

Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2995 nêu rõ: Để quản lý tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành cá tra trong năm 2018 và các năm tiếp theo, đề nghị các tỉnh, thành phố nuôi cá tra vùng ĐBSCL chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện nghiêm quy định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Trong đó, lưu ý kiểm tra điều kiện sản xuất của tất cả cơ sở nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý giống thủy sản. Trong đó, đặc biệt lưu ý kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Để đạt được những mục tiêu này, các tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy sản xây dựng mô hình hợp tác, tạo thành vùng sản xuất tập trung. Khuyến khích phát triển mô hình liên kết theo chuỗi giá trị (chỉ thả nuôi khi đã xác định được địa chỉ đầu ra hoặc có liên kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm); Hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong ương/nuôi cá tra; Hướng dẫn mật độ thả nuôi phù hợp; Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất trong danh mục được phép lưu hành và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

Tin mới

Hãng xe xây nhà máy 2.500 tỷ tại Việt Nam giới thiệu siêu phẩm xe đạp điện: có thể gấp gọn, giá chưa tới 10 triệu đồng - VinFast cũng đang ấp ủ
7 giờ trước
Xe đạp điện gấp đang là một trong những sản phẩm được thương hiệu VinFast đặc biệt quan tâm.
Sáp nhập 2 đơn vị, đường sắt sẽ thoái vốn ở doanh nghiệp nào?
4 giờ trước
Sau nhiều thập kỷ "trì trệ", ngành đường sắt đã và đang tự thay đổi nỗ lực “thay áo”. Hoạt động vận tải đường sắt được khách hàng ghi nhận bằng việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi tàu hỏa để cung cấp dịch vụ chất lượng và an toàn nhất.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024
5 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
TC3 hứa hẹn thiết lập kỳ tích bán hàng mới cho thị trường phía Tây Hà Nội
5 giờ trước
Toà TC3 - The Canopy Harmony (Vinhomes Smart City) vừa ra mắt đã nhanh chóng khiến thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội “dậy sóng”, hứa hẹn sẽ vượt qua kỳ tích “quét sạch bảng hàng” trong 72 giờ của tòa căn hộ TC2 đã xác lập trước đó.
Quảng Ninh năm thứ 7 liên tiếp đứng đầu Chỉ số PCI
6 giờ trước
Với 71,25 điểm, Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm thứ 7 liên tiếp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.714.688 VNĐ / tấn

163.20 JPY / kg

-0.12 %

- -0.20

Đường

SUGAR

11.030.174 VNĐ / tấn

19.69 UScents / lb

0.46 %

+ 0.09

Cacao

COCOA

225.004.379 VNĐ / tấn

8,855.00 USD / mt

1.90 %

+ 165.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.015.815 VNĐ / tấn

203.53 UScents / lb

1.64 %

+ 3.28

Đậu nành

SOYBEANS

11.321.378 VNĐ / tấn

1,212.59 UScents / bu

0.13 %

+ 1.54

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.661.849 VNĐ / tấn

380.65 USD / ust

0.57 %

+ 2.15

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.463.571 VNĐ / tấn

43.67 UScents / lb

-0.27 %

- -0.12

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Măng cụt xanh lại sốt xình xịch, giá nửa triệu đồng/kg
12 giờ trước
Sau cơn sốt "gỏi gà măng cụt", măng cụt xanh rớt giá thảm hại nhưng hiện giờ loại quả này lại được rao bán trên chợ mạng với giá 400.000 - 500.000 đồng/kg đã gọt vỏ.
Đua với Nga, một quốc gia đưa báu vật giá rẻ đến Việt Nam: Là ông trùm thứ 5 toàn cầu, nước ta chớp cơ hội vàng nhập hơn 400 triệu USD
14 giờ trước
Đây là nhà xuất khẩu đứng thứ 5 của thế giới và chiếm đến 10% tổng nguồn cung toàn cầu ở ngành hàng này.
Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm sốc
16 giờ trước
Giá cà phê biến động quá mạnh trong thời gian ngắn khiến các bên rơi vào trạng thái phòng thủ, ngưng giao dịch nhằm hạn chế rủi ro
Nông dân 'thủ phủ' dưa hấu ở Quảng Nam thắng lớn nhờ được mùa, được giá
1 ngày trước
Thời tiết thuận lợi giúp dưa hấu phát triển tốt, cho sản lượng cao, cộng với giá dưa tăng đã mang lại niềm vui khôn xiết cho nông dân "thủ phủ" dưa hấu ở Quảng Nam.