Nhiều thách thức với xuất khẩu 2019

28/01/2019 07:11
Nhập siêu sẽ là thách thức lớn với nền kinh tế trong năm 2019 do nhiều ưu đãi về thuế. Thực tế này sẽ khiến hàng hóa từ các nước vào Việt Nam với giá thấp hơn. Ngưỡng nào cho tăng trưởng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đang là bài toán cần cân nhắc.

Nhập siêu sẽ trở lại mạnh mẽ?

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan công bố cách đây ít ngày cho thấy, trong nửa đầu tháng 1/2019, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 9,2 tỷ USD, giảm nhẹ 71 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó nhập khẩu đạt gần 10,2 tỷ USD, tăng mạnh 646 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, trong 15 ngày đầu năm 2019, Việt Nam đang nhập siêu gần 1 tỷ USD.

Nhập siêu trở lại với mức giật mình chỉ trong 15 ngày đầu năm mới được lý giải là do kim ngạch xuất khẩu thấp hơn cùng kỳ, trong khi nhu cầu nhập khẩu hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tăng cả về lượng và giá trị, kéo theo cán cân thương mại thâm hụt. Trong đó, riêng nhóm hàng điện thoại ghi nhận mức giảm kim ngạch xuất khẩu (giảm hơn 800 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt gần 1,3 tỷ USD, khiến xuất khẩu của cả nước bị sụt giảm mạnh. Các nhóm ngành xuất khẩu giảm tương đối khác như  máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Nhập siêu trở lại dường như cũng trùng với các dự báo đưa ra cách đây ít ngày của Bộ Công Thương. Các số liệu từ bộ này cho thấy, năm 2019 xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Cụ thể, xuất siêu cao có thể không được duy trì trong năm 2019, do nhiều khó khăn có thể nhìn thấy trước. Thay vì tiếp đà xuất siêu kỷ lục của các năm 2017-2018, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ đảo chiều. Nhập siêu dự báo sẽ quay trở lại với khoảng 3 tỷ USD.

Những khó khăn, theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm nay nhu cầu nhập khẩu dự kiến tăng cao do xuất khẩu được dự báo tiếp tục duy trì tăng trưởng ở những ngành hàng mà nước ta còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng của nước ngoài.

Ngoài ra, trong năm nay và các năm tiếp theo, với việc thực thi các FTA và các hiệp định lớn như CPTPP và Hiệp định thương mại Việt Nam - EU, sẽ tạo ra làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tận dụng cơ hội từ hai thị trường này. Vì vậy, việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ cho các dự án và mua nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ gia tăng. Điều này sẽ dẫn tới cán cân thương mại có thể đảo chiều đang từ xuất siêu sang nhập siêu.

“Bộ Công Thương dự báo, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 dự kiến đạt khoảng 265 tỷ USD, tăng 8-10% so với 2018. Trong khi đó nhập khẩu khoảng 268 tỷ USD, tăng khoảng 11,7%. Nhập siêu ước khoảng 3 tỷ USD”, Bộ Công Thương dự báo.

Nhận định về xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm 2018 là năm cả ngành công nghiệp và nông nghiệp được mùa. Đây là năm chưa bao giờ xuất khẩu đạt tới 245 tỷ USD trong bối cảnh xuất khẩu thế giới suy giảm với trên 30 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.  Cũng theo ông Cường, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất của nền kinh tế, xuất siêu cả năm lên tới 7,2 tỷ USD là con số rất lớn với kinh tế Việt Nam.  Tuy nhiên, dự báo năm 2019 sẽ là năm rất khó khăn sau năm “được mùa” 2018.

Chạm ngưỡng tăng trưởng?

Về những khó khăn trong xuất khẩu hàng dệt may, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay, dự báo tăng trưởng 2019 với ngành dệt may vẫn sẽ rất khó lường. Theo ông Hiếu, cuộc chiến thương mại nếu có việc áp thêm 15% thuế thì sẽ rất khốc liệt.

Lường trước tình hình, Vinatex đã phải điều chỉnh các chỉ tiêu với mức tăng trưởng 8-9%. “Mục tiêu doanh thu xuất khẩu đề ra khoảng 40 tỷ USD. Chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào việc không thể đòi hỏi tăng trưởng mãi được. Phải chấp nhận có những năm không có tăng trưởng. Ấn Độ và Bangladesh năm nay tăng trưởng âm là bài học. Năm 2019, Vinatex không mở rộng đầu tư mà chỉ tập trung đầu tư chiều sâu, thay thế máy móc theo kế hoạch định kỳ”, ông Hiếu nói.

Về triển vọng tăng trưởng GDP và xuất khẩu của Việt Nam, báo cáo mới nhất của ngân hàng UOB (Singapore) dự báo trong năm 2019, kinh tế dự kiến đạt mức tăng trưởng 6,7%, giảm nhẹ so với mức 7,1% của năm 2018. Hoạt động đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông và năng lượng vẫn là những động lực tăng trưởng quan trọng. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của sản xuất nông nghiệp và khai thác khoáng sản. Bối cảnh căng thẳng thương mại Hòa Kỳ - Trung Quốc kéo dài cũng có thể tác động lớn đến Việt Nam.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Ousmane Dione cho hay, trong báo cáo mới nhất của WB chúng tôi đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2019. Để duy trì độ tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần làm nhiều việc. Theo đó, cần tập trung không chỉ con số mà vào chất lượng thực hiện cải cách. Ví dụ chất lượng giáo dục, đầu tư, cải cách, đặc biệt những cải cách, sáng tạo trong thời đại kỷ nguyên số để đưa Việt Nam lên tầm cao hơn.

“Ngoài ra, Việt Nam hoàn toàn có thể tập trung vào lựa chọn đầu tư nước ngoài có chất lượng cao, đòi hỏi hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Cần tập trung vào hi-tech, lao động chất lượng cao. Về nông nghiệp cần các mặt hàng có chất lượng xuất khẩu cao hơn. Việc EU rút thẻ vàng với thủy sản Việt Nam cũng là lời cảnh báo”, ông Ousmane Dione nói.

Về những thách thức với xuất khẩu, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nếu Bộ Công Thương không có chính sách tạo sự đột phá trong công nghiệp hóa của Việt Nam (hiện chỉ chiếm 0,2% của thế giới, kém Trung Quốc 100 lần và kém Thái Lan 5 lần) và giải bài toán thu hút vốn từ các tập đoàn đa quốc gia, trong các lĩnh vực, kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.

“Về mục tiêu và nhiệm vụ của ngành công thương năm 2019, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, năm 2019 đặt câu chuyện nhập siêu 2% (tương ứng 3 tỷ USD) là điều không chấp nhận được trong bối cảnh năm trước chúng ta đã xuất siêu kỷ lục tới 7,2 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2017. Bộ Công Thương phải tổ chức thực hiện đảm bảo xuất siêu”, Thủ tướng nói.

“Chỉ tiêu hiện đã đạt cao rồi, giờ đạt cao hơn là rất khó trong bối cảnh thương mại thế giới rất bất ổn. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa trở lại bình thường, Brexit còn đang chưa ngã ngũ... là những yếu tố khó khăn nhìn thấy trước mắt với hoạt động của cả công nghiệp, nông nghiệp năm nay”. Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường


Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
21 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.089 VNĐ / tấn

12.76 USD / CWT

1.45 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.936.834 VNĐ / tấn

1,040.30 UScents / bu

0.53 %

+ 5.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.439.100 VNĐ / tấn

294.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.