Những điểm sáng, tối trong bức tranh xuất khẩu gỗ 16 tỷ USD

11/07/2021 08:43
Thị trường đồ nội thất bằng gỗ của thế giới còn có nhu cầu nhập khẩu rất lớn.

Theo ước tính, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 57,1% so với tháng 6/2020. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,23 tỷ USD, tăng 58,6% so với tháng 6/2020. 

Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong nửa đầu năm nay, ngành gỗ tăng tốc, trong khi nhiều ngành hàng gặp khó khăn vì tình hình dịch bệnh. Trong nửa cuối năm nay, nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng nhanh. Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm nay vượt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD và đạt 16 tỷ USD.

Có nhiều điểm sáng giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16 tỷ USD. Tuy nhiên, vẫn còn đó những rủi ro mà ngành phải đối mặt.

5 điểm thuận lợi cho xuất khẩu gỗ

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công Thương, có nhiều yếu tố thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng nhanh và xuất khẩu đạt 16 tỷ USD.

Thứ nhất, kinh tế toàn cầu tiếp tục ghi nhận xu hướng hồi phục của nhiều nền kinh tế chủ chốt như: Mỹ, Trung Quốc, EU…. Đây cũng là những thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam.

Thứ hai, trên thị trường thế giới, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC trong năm 2020, Việt Nam đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Đức và Canada và là thị trường xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.

Thị trường đồ nội thất bằng gỗ của thế giới còn có nhu cầu nhập khẩu rất lớn, nhưng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 13,1% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của thế giới, vẫn còn 87% thị phần để ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ ba, theo thông lệ hàng năm, nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ thường tăng mạnh vào cuối năm, để đáp ứng cho việc hoàn thiện thị trường nhà ở.

Tính tới thời điểm hiện tại phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được các đơn hàng xuất khẩu cho tới cuối năm nay. Nhu cầu được dự kiến tiếp tục tăng mạnh khi nền kinh tế toàn cầu vượt qua dịch bệnh và khởi sắc.

Thứ tư, trong cơ cấu, thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam. Theo các nhà phân phối Mỹ, khi chính phủ Mỹ áp thuế lên nội thất Trung Quốc, các nhà nhập khẩu và phân phối tại Mỹ đã tìm kiếm các nhà cung cấp mới và Việt Nam là lựa chọn hàng đầu.

Phần lớn nội thất cho phòng ngủ, nhà bếp và văn phòng đều nhập khẩu từ Việt Nam. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh tại Mỹ trong những năm gần đây.

Thứ năm, dịch bệnh diễn ra, các quốc gia thực hiện giải pháp giãn cách xã hội, người lao động làm việc tại nhà nên họ có nhu cầu cao về trang bị bàn ghế, giường, tủ mới nhằm tạo không gian đẹp hơn. Chính vì vậy, người tiêu dùng thế giới có thêm thời gian và nguyện vọng mua sắm, tìm kiếm các sản phẩm, đồ gỗ nội thất trên mạng. Khiến cho nhu cầu đồ gỗ tăng cao ở nhiều thị trường. Trong khi đó, đồ gỗ Việt Nam rất hấp dẫn ngƣời tiêu dùng và được các doanh nghiệp tuân thủ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu minh bạch nên đƣợc khách hàng lựa chọn.

Những rủi ro đối với xuất khẩu gỗ

Tuy nhiên, ngành gỗ cũng đối mặt với những rủi ro để có thể đạt con số xuất khẩu 16 tỷ USD.

Chia sẻ với Người Đồng Hành, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) chỉ ra rủi ro mà ngành gỗ phải đối mặt.

Những điểm sáng, tối trong bức tranh xuất khẩu gỗ 16 tỷ USD - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch HAWA. Ảnh: HAWA


Theo ông, dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến nhà máy sản xuất và gián đoạn nguồn cung ứng nguyên liệu. Chẳng hạn, nguồn gỗ từ miền Bắc, miền Trung, các phụ liệu sơn từ Bình Dương, Đồng Nai bị ảnh hưởng và vận chuyển khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 tái bùng phát ở châu Âu, Mỹ làm giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu và cước vận chuyển tăng. Một số đơn hàng xuất khẩu bị chậm do với kế hoạch. Cụ thể, giá gỗ nhập khẩu từ Mỹ tăng 40% đến 60% so với năm ngoái. May mắn là giá gỗ nguyên liệu trong nước tăng thấp hơn và tăng ở mức 10% đến 15% so với năm ngoái.

Yếu tố rủi ro khác là hiện nay, hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ rất nhiều. Có những mặt hàng tăng đột biến như sofa, ghế, tủ bếp dễ bị trở thành đối tượng bị điều tra chống bán phá giá. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trƣờng Mỹ tăng nhanh trong 5 tháng đầu năm, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Tỷ trọng xuất khẩu tới Mỹ chiếm 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ trong 5 tháng đầu năm đạt 4 tỷ USD, tăng 99,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tin mới

Nhận tin tố cáo 'hét giá' tiền triệu cho 2 gói kẹo, cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả quy mô hàng tỷ đồng tại cửa hàng lưu niệm, hàng chục nghìn sản phẩm bị thu giữ
18 phút trước
Những khách du lịch bị tính phí 'cắt cổ' cho 2 gói kẹo đã giúp cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả lớn nhất từ trước tới nay.
Ở Việt Nam có chiếc ô tô nằm im cũng 'đẻ' ra tiền
10 phút trước
Chiếc ô tô này đang ở TP.HCM, rất ít khi ra đường.
Xe ga "Made in Vietnam" vừa về đại lý đã giảm sâu: Thấp nhất 22,5 triệu đồng, tiết kiệm xăng ấn tượng 1,8L/100km
33 phút trước
Mẫu xe ga này gây ấn tượng với thiết kế lai giữa Honda Vision - SH cùng giá bán hấp dẫn.
Công nghệ cao vào cuộc - Đây là 'tuyệt chiêu' giúp Thái Lan chiếm trọn 60% thị phần sầu riêng tại Trung Quốc, dự báo bội thu đơn hàng năm 2025
3 giờ trước
Trước nhu cầu bùng nổ từ Trung Quốc và nhiều thị trường quốc tế, nông dân trồng sầu riêng Thái Lan đang tích cực ứng dụng các giải pháp nông nghiệp thông minh nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Đạt chứng chỉ CREST cho dịch vụ Pentest, CMC Telecom trở thành thành viên CREST
3 giờ trước
Ngày 1/7/2025, tại Hà Nội, CMC Telecom nhận chứng chỉ CREST cho dịch vụ kiểm thử xâm nhập (Penetration Testing - Pentest) và trở thành thành viên chính thức của tổ chức bảo mật quốc tế CREST.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.174.252 VNĐ / tấn

165.30 JPY / kg

0.18 %

+ 0.30

Đường

SUGAR

9.444.667 VNĐ / tấn

16.37 UScents / lb

5.07 %

+ 0.79

Cacao

COCOA

211.715.300 VNĐ / tấn

8,090.00 USD / mt

1.64 %

- 135.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.623.085 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.019 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.144.697 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.002.293 VNĐ / tấn

277.40 USD / ust

0.07 %

- 0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Lục Ngạn "cháy" hơn 10500 đơn chỉ sau 1 ngày, PCT tỉnh chỉ ra 3 từ khóa "đạt chuẩn đi Mỹ"
4 giờ trước
Sau 2 phiên livestream, mỗi phiên với 6 giờ phát sóng liên tục, hơn 54 tấn vải thiều sạch, đạt chuẩn Global GAP, đã được bán hết trong sự bất ngờ của nhiều người.
Trung Quốc: Đột kích căn nhà ở ngoại ô, thu giữ hàng trăm lít dầu ăn giả, số tiền lên đến 25 tỷ đồng
22 giờ trước
Sau khi nhận phản ánh của người dân về sản phẩm dầu ăn có mùi hắc, công an thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc đã tiến hành điều tra và triệt phá một đường dây sản xuất dầu ăn giả.
Bầu Đức “nói không” với bất động sản ngàn tỷ, chọn nuôi heo và 2 loại cây này để trả sạch nợ
1 ngày trước
Sau một thập kỷ nỗ lực tái cấu trúc, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) đang gặt hái thành quả từ chiến lược chuyển hướng sang nông nghiệp.
Thủ phủ cà phê Việt Nam ‘đổi chủ’ sau sáp nhập - bản đồ ‘vàng nâu’ của Việt Nam ra sao kể từ 1/7?
1 ngày trước
Sau sáp nhập tỉnh thành, Đắk Lắk sẽ không còn là ‘thủ phủ’ của cà phê Việt Nam mà thay bằng tỉnh thành này.