Những nạn nhân bị lãng quên của virus corona

27/04/2020 19:49
Khi các bệnh viện quá tải với số người nhiễm virus corona, những người mắc các bệnh khác đang phải vật lộn để tìm cách điều trị.

Maria Kefalas gọi chồng mình, Patrick Carr, là một nạn nhân bị lãng quên của virus corona.

Vào tháng 1, ông Carr, một giáo sư xã hội học tại Đại học Rutgers, tái phát căn bệnh ung thư máu mà ông đã mắc phải trong 8 năm. Một lần nữa, ông cần hóa trị để cố gắng kiểm soát căn bệnh đa u tủy.

Nhưng lần này, khi virus corona bắt đầu hoành hành khắp Philadelphia, nguồn cung cấp máu bị hạn chế và ông không thể có đủ lượng truyền cần thiết để giảm bớt tình trạng thiếu máu và cho phép bắt đầu hóa trị. Các cuộc thăm khám đã bị hủy ngay cả khi tình trạng của ông ngày càng trở nên tồi tệ.

Đối với ông Carr và nhiều người khác, đại dịch đã làm xáo trộn mọi khía cạnh của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm ung thư, ghép tạng và thậm chí là phẫu thuật não.

Vào ngày 7 tháng Tư, ông Carr bắt đầu được chăm sóc tại nhà tế bần. Ông qua đời vào ngày 16 tháng 4 ở tuổi 53. "Đại dịch khiến cái chết diễn ra nhanh hơn với ông ấy", bà Kefalas nói.

"Tôi không nói rằng ông ấy sẽ chiến thắng được căn bệnh ung thư. Tôi chỉ muốn nói rằng cái chết đáng nhẽ đã không đến với ông chỉ trong 4 tháng, bởi nguyên nhân là do sự thiếu hụt lượng máu và các bác sĩ thì quá bận rộn", theo bà Kefalas, giáo sư xã hội học tại Đại học St. Joseph, ở Philadelphia cho biết.

"Những người như chồng tôi hiện không chết vì virus mà bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải không thể giúp đỡ họ", bà nói thêm.

Giường bệnh, máu, bác sĩ, y tá và máy thở đều thiếu; phòng phẫu thuật đang được biến thành các đơn vị chăm sóc đặc biệt; và các bác sĩ phẫu thuật được điều động để điều trị cho những người không thể thở. Ngay cả khi có chỗ, các trung tâm y tế vẫn ngần ngại tiếp nhận bệnh nhân khác vào trừ khi thật cần thiết vì sợ lây nhiễm cho họ - hoặc nhân viên y tế bị lây nhiễm. Bản thân bệnh nhân sợ phải đặt chân vào bệnh viện ngay cả khi họ thực sự bị bệnh.

Ngay từ khi bệnh dịch mới bắt bắt đầu bùng phát, nhiều bệnh viện đã tạm dừng phẫu thuật tự chọn. Phẫu thuật thay khớp gối, nâng cơ mặt và các kiểu thoát vị đều bị tạm dừng. Tương tự với việc kiểm tra và chụp X- quang tuyến vú định kỳ .

Nhưng một số trường hợp rơi vào "vùng xám" về rủi ro y tế. Trong khi chúng có thể không phải là trường hợp khẩn cấp, nhiều bệnh trong số này có thể đe dọa đến tính mạng hoặc nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ dẫn đến việc bệnh nhân bị khuyết tật vĩnh viễn. Các bác sĩ và bệnh nhân đều phải đối mặt với một tương lai đáng lo ngại: Bao lâu được coi là quá lâu trong việc hoãn chăm sóc y tế hoặc điều trị?

Trì hoãn điều trị đặc biệt đáng lo ngại đối với những người mắc bệnh ung thư, một phần không nhỏ bởi vì nó dường như mâu thuẫn với thông điệp y tế công cộng trong nhiều năm qua kêu gọi mọi người sớm phát hiện ra bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Các bác sĩ cho biết họ đang cố gắng chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc ung thư cần thiết nhất tại các phòng khám hoặc bệnh viện, không chỉ để tiết kiệm các tài nguyên cần thiết mà còn bảo vệ các bệnh nhân ung thư, những người sẽ có tình trạng bệnh nặng hơn nếu mắc phải virus corona.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Mạng lưới Hành động Ung thư của Hiệp hội Ung thư Mỹ, gần một trong bốn bệnh nhân ung thư đã báo cáo có sự chậm trễ trong việc chữa trị bệnh của họ do đại dịch, bao gồm việc đặt lịch hẹn, chụp chiếu, phẫu thuật và các dịch vụ khác.

Tzvia Bader, người đứng đầu công ty TrialJectory, giúp bệnh nhân ung thư tìm các thử nghiệm lâm sàng, cho biết các bệnh nhân đã hoảng loạn gọi điện cho cô để tìm lời khuyên khi bị hoãn điều trị. Một người phụ nữ đã trải qua phẫu thuật khối u ác tính lan đến gan và do bắt đầu điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, nhưng bị thông báo rằng việc chữa trị sẽ bị trì hoãn trong một thời gian dài. Cô ấy hỏi, "Chuyện gì sẽ xảy ra với tôi", và Bader cho biết sự lo lắng chỉ khiến tình trạng của bệnh nhân thêm trầm trọng.

Và một số thử nghiệm lâm sàng, nơi bệnh nhân ung thư có thể nhận được các liệu pháp cải tiến, đã bị tạm ngừng.

"Tỷ lệ tử vong của bệnh ung thư đã giảm dần trong vài năm qua, và tôi rất sợ rằng chúng tôi đang phá hủy điều này."

Nhiều bệnh viện đã hoãn phẫu thuật u vú, một quyết định đáng lo ngại cho những phụ nữ đang hy vọng sẽ không mắc ung thư. Nhưng các bác sĩ ung thư nói rằng đối với hầu hết các trường hợp ung thư vú, không giống như các khối u ác tính nghiêm trọng hơn, thường không có chuyển biến xấu khi bị hoãn phẫu thuật.

Nguồn hiến tặng cạn kiệt và việc điều trị bị hoãn lại

Điều trị cấy ghép nội tạng cũng bị ảnh hưởng sâu sắc do virus.

Số lượng người tiềm năng có thể hiến tạng hiện đã giảm đáng kể, ông Helen Irving, giám đốc điều hành của LiveOnNY, người điều phối các ca cấy ghép nội tạng từ những người hiến tặng đã chết ở Bờ Đông.

Những người hiến tặng đã chết não và đang được hỗ trợ sự sống, thường là do tai nạn hoặc sử dụng thuốc quá liều. Hiện nay, nhiều người hiến tặng có thể đã bị nhiễm bệnh, vì vậy nội tạng của họ không thể được sử dụng. "Thông thường, chúng tôi sẽ theo dõi khoảng 20 đến 25 những người hiến tặng tiềm năng mỗi ngày. Hiện tại, con số đó đã giảm xuống còn sáu hoặc bảy người không nhiễm virus và đủ điều kiện hiến nội tạng", cô Irving nói.

Ngoài ra, các thành viên gia đình cũng không có mặt để đưa ra sự đồng ý cần thiết cho việc hiến tạng, vì các bệnh viện đã cấm khách bên ngoài. "Chúng tôi ngày càng phải tiến hành thảo luận với gia đình qua điện thoại. Đây là điều chúng tôi hoàn toàn không mong muốn. Chúng tôi luôn luôn nói chuyện trực tiếp với họ."

Thông thường, LiveOnNY có khoảng 30 người hiến tạng mỗi tháng, dẫn đến khoảng 75 ca cấy ghép. Hiện nay con số này chỉ còn khoảng 75%. 

Trong những năm gần đây, nhiều ca cấy ghép đã đến từ những người hiến tặng còn sống chấp nhận bỏ một quả thận hoặc một thùy gan. Hầu hết các ca cấy ghép như vậy đã bị hoãn lại. Đi vào bệnh viện khiến cả người nhận và người hiến khỏe mạnh đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh, và các hoạt động cần có máy thở cho mỗi bệnh nhân trong khi phẫu thuật. Người nhận có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn mức trung bình, vì các loại thuốc ức chế miễn dịch mà họ phải dùng để ngăn ngừa thải trừ nội tạng.

Trước đại dịch, có khoảng 750 ca ghép thận của người hiến tặng còn sống mỗi tuần tại Mỹ, Tiến sĩ McCune nói. Đến cuối tháng 3, con số đã giảm xuống còn 350 và tiếp tục giảm nhanh chóng. Những người bị suy thận có thể giữ được mạng sống bằng lọc máu. Nhưng không có phương pháp điều trị tương đương cho suy gan. Bệnh nhân có khối u hoặc có khả năng tử vong do suy gan trong vài tuần hoặc vài tháng tới vẫn đang được cấy ghép.

Ở một số khu vực nơi các bệnh viện quá tải bởi bệnh nhân nhiễm covid-19, các phòng phẫu thuật đã được chuyển đổi thành các đơn vị chăm sóc đặc biệt và điều đó đã hạn chế sự sẵn có các địa điểm để lấy nội tạng từ người hiến tặng đã qua đời.

Các trường hợp mà người hiến còn sống cũng bị ảnh hưởng, bởi vì cả người cho và người nhận đều cần được chăm sóc đặc biệt sau phẫu thuật, và nhiều giường trong số đó hiện đang dành cho các bệnh nhân do covid, bác sĩ Martinez nói.

Ít nhất 10 người từ Florida, New York và Kentucky cần ghép gan và có người hiến còn sống đã hỏi liệu họ có thể phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh hay không, theo bác sĩ cấy ghép Abhi Humar. So với ổ dịch như New York, đó là một nơi bệnh viện còn khá nhiều chỗ trống.

Bệnh nhân được ghép thận có nguy cơ nhiễm virus tại bệnh viện. Còn những người bị suy thận lại có nguy cơ tiếp xúc nhiều lần một tuần tại các trung tâm lọc máu, và bệnh nhân chạy thận có tỷ lệ mắc bệnh nặng hơn từ virus corona.

"Điều nào nguy hiểm hơn đối với họ? - chính bác sĩ Humar cũng không dám chắc.

Theo The New York Times

Tin mới

Hãng xe Trung Quốc GAC dễ mang loạt xe xăng này về cho khách Việt: Có SUV chung ‘mâm’ Palisade, Creta, minivan như Alphard
26 phút trước
Mặc dù đã có xe điện GAC được trưng bày tại đại lý, Tan Chong cho biết ban đầu sẽ chỉ nhập khẩu và phân phối các dòng xe xăng của thương hiệu Trung Quốc tại Việt Nam.
Doanh số Hyundai tháng 4/2024: Santa Fe tăng trưởng ấn tượng 105%, Accent vẫn là gà đẻ trứng vàng
31 phút trước
Kết thúc tháng 4/2024, Accent tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất nhà Hyundai với doanh số 848 xe. Trong khi đó, Santa Fe ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 105% khi bán ra được 530 xe.
Giá vàng hôm nay 11/5: Vàng miếng SJC tăng gần 3 triệu đồng/lượng
44 phút trước
Giá vàng hôm nay trên thế giới đóng cửa ở mức cao nhất trong 2 tuần, trong khi đó, vàng SJC cũng tăng gần 3 triệu đồng/lượng lên 92,4 triệu đồng/lượng.
Top 10 ô tô bán chạy tháng 4/2024: Toyota chiếm đa số
2 giờ trước
Toyota đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi có đến 3 cái tên được góp mặt trong top 10 ô tô bán chạy nhất thị trường tháng 4, bao gồm Toyota Vios, Yaris Cross và Innova Cross.
iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp "xịn xò", nhưng giá không tăng!
2 giờ trước
Với iPad Pro 2024 vừa ra mắt có nhiều nâng cấp ấn tượng và người dùng sẽ phải bỏ ra thêm 200 USD so với các dòng iPad trước đây. Tuy nhiên, iPhone 16 Pro được hưởng lợi nhưng sẽ không tăng giá.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 11/5: Trong nước kết tuần tăng nhẹ
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 11/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 6/5 đến ngày 12/5 tăng từ 24.245 lên mức 24.271 VND/USD, tăng 26 đồng so với đầu tuần.
Nước nào đang có kho vàng lớn nhất thế giới?
6 giờ trước
Trong 6 quốc gia trữ vàng nhiều nhất thế giới, Mỹ đứng đầu và áp đảo về số lượng. Các nước còn lại lần lượt là Đức, Italy, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Những nhiệm vụ trọng tâm của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong năm 2024
13 giờ trước
Ngày 10/5/2024, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (14/5/1994 – 14/5/2024). Tại buổi lễ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng lưu ý Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam một số nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu trong thời gian tới.
Ông Eugene Keith Galbraith, Thành viên HĐQT độc lập Techcombank: Cơ duyên Việt Nam và hành trình định vị giá trị mới cùng Techcombank
15 giờ trước
Trong cuộc trao đổi cùng báo chí cuối tháng 4, chuyên gia ngân hàng kỳ cựu Eugene Keith Galbraith kỳ vọng sẽ mang đến kinh nghiệm quốc tế cần thiết để giúp Techcombank trở thành nhà băng hàng đầu khu vực, được khách hàng tin chọn.