Những triệu phú trên vùng đất khó

25/10/2018 11:00
Đến nay Sơn La cũng đã có những nông sản xuất khẩu tới những thị trường khó tính chính là minh chứng cho một hướng đi đúng và trúng.

Từ khi chủ trương phát triển cây trồng trên đất dốc được bà con hưởng ứng, sản phẩm có chất lượng, bên cạnh việc mở rộng thị trường tiệu thụ ra cả một số nước trên thế giới thì nhiều nhà máy chế biến đã đi vào hoạt động tạo động lực cho người dân vùng khó Sơn La mở rộng diện tích cây ăn quả.

Giờ đây những vườn chanh leo, nhãn, xoài, sơn tra… mỗi năm cho thu nhập từ 300 - 700 triệu đồng, có nơi đạt 1 tỷ đồng ha không còn là hiếm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La.

Trưa đứng bóng, anh Quàng Văn Chiến ở bản Bó Lý, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn mới chở hết hơn 1 tấn chanh leo từ nương về nhà. Lau vội mồ hôi ròng ròng trên khuôn mặt, anh Chiến hồ hởi khoe: “Suốt ngày làm việc ngoài vườn cây, chăm chuốt, tỉa tót, cây khô thì tưới nước, bón phân, nếu bệnh thì phun thuốc, cắt tỉa cành lá sâu. Công việc trước đây trồng ngô có nhiều thời gian rảnh, nhưng giờ trồng chanh phải làm việc nhiều và thu được nhiều tiền hơn”, anh Chiến cho biết.

Những triệu phú trên vùng đất khó - Ảnh 1.

Vợ chồng anh Chiến, chị Hưng thu hoạch chanh leo.

Quả như anh Chiến nói, vợ anh, chị Lò Thị Hưng tâm sự, vui nhất là khi bận túi bụi với công việc, chồng không còn triền miên rượu chè với bạn bè như trước.

Chuyển 6.000 mét vuông đất đồi dốc vốn chỉ toàn trồng ngô năng suất thấp sang trồng chanh leo từ cuối năm ngoái, tháng Tư vừa rồi vườn chanh nhà anh Chiến được thu hoạch, thương lái vào tận xã Chiềng Sung thu mua. Giá dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, cao điểm giá chanh lên tới 35.000 đồng. Mỗi tuần, anh Chiến thu hái được 1 tấn quả, thu về từ 20 - 25 triệu đồng, bằng cả năm trồng ngô.

Phải nói là có đến trong mơ vợ chồng anh Hà Văn Tiền ở bản Văng Lùng, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu cũng không nghĩ sẽ xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang trị giá đến 600 triệu đồng. 4 năm trước, được huyện và xã vận động, anh Tiền tham gia vào Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc để trồng xoài và nhãn xuất khẩu. Với kỹ thuật được chuyển giao, thị trường lại ổn định nên với gần 1 ha đất nương và đất vườn cằn cỗi, kém hiệu quả trước kia, giờ đây mỗi năm gia đình cũng có thu nhập hơn 300 triệu đồng.

“So sánh trồng cây ăn quả với trồng ngô thu nhập gấp 2 – 3 lần. Tới đây xem xét cây nào không có hiệu quả gia đình sẽ chặt đi để trồng xoài, nhãn…”, anh Tiền cho biết

Nếu như những năm trước, dọc khu vực đường Quốc lộ 6 có những vựa ngô được chủ vựa thu gom từ các bản để đưa về xuôi, thì mấy năm gần đây sản lượng ngô tập trung về các đại lý này giảm hẳn. Những cây ngô đã phải nhường chỗ cho cây chanh leo. Tại nhiều xã của các huyện Phù Yên, Yên Châu, Mai Sơn…diện tích trồng ngô đã giảm tới 70%.

Chị Nguyễn Thị Hường, một chủ vựa ngô 20 năm nay ở huyện Yên Châu cho biết, những năm trước cứ đến mùa ngô bà con tự chở đến kho của đại lý để bán, nhưng bây giờ ít người còn trồng ngô nên nhiều khi gia đình phải đến tận nương của bà con để thu mua.

Thay vào cây ngô và các cây truyền thống, lần đầu tiên bà con đã làm quen với một cây hàng hóa mới, cây chanh leo. Nhà anh Hà Tiến Chung ở bản Lằn, xã Mường Do hôm nay thu hoạch lứa chanh thứ hai. Anh Tiến cho biết, ngay cả thu hái chanh leo như thế nào cho đúng tiêu chuẩn xuất khẩu đi Pháp mà doanh nghiệp yêu cầu, anh và nhiều bà con cũng phải học.

“Trồng chanh tương lai sẽ giàu có hơn trồng ngô vì đây là cây trồng mới hoàn toàn tại địa phương. Đầu ra của chanh cũng yên tâm vì đã có Công ty bao thầu sản phẩm”, anh Tiến cho biết.

Với mục tiêu của tái cơ cấu nông nghiệp chính là nâng cao giá trị hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững, đến nay, mục tiêu này đã và đang được những nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Sơn La hiện thực hóa trên những nương đồi no ấm.

Bước chuyển rõ nhất trong tái cơ cấu nông nghiệp ở Sơn La đó là sự thay đổi trong ưu tiên phát triển, thay vì chỉ tập trung vào cây ngô, sắn, giờ đây những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như xoài da xanh, chanh leo, nhãn ghép đã được Sơn La chú trọng và mở rộng. Là tỉnh nghèo miền núi nhưng đến nay Sơn La cũng đã có những nông sản xuất khẩu tới những thị trường khó tính. Đây là minh chứng cho một hướng đi đúng và trúng./.


Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "làm mưa làm gió" ở nền kinh tế thuộc top giàu nhất thế giới, tăng trưởng 69 lần
9 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang quốc gia này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
8 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
EVNHANOI khuyến khích khách hàng sử dụng app kiểm soát lượng điện tiêu thụ
8 giờ trước
App EVNHANOI có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học.
Limousine của VinFast chưa ra mắt được đăng ký bản quyền ở nước hàng xóm: Người Việt nào thiết kế?
8 giờ trước
Một nhà thiết kế người Việt cũng tham gia làm mẫu xe này.
Theo dõi một cửa hàng điện thoại di động, công an phát hiện gần 2 tấn thực phẩm không nhãn mác, tịch thu thịt lợn Trung Quốc, thịt bò Kobe
7 giờ trước
Sau kiểm kê, tổng số thực phẩm bị thu giữ lên tới gần 2 tấn, cùng 434 kg nước sốt và rau củ tự làm trong 27 thùng chứa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.867.876 VNĐ / tấn

163.90 JPY / kg

0.85 %

- 1.40

Đường

SUGAR

9.444.667 VNĐ / tấn

16.37 UScents / lb

5.07 %

+ 0.79

Cacao

COCOA

211.715.300 VNĐ / tấn

8,090.00 USD / mt

1.64 %

- 135.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.623.085 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.019 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.144.697 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.002.293 VNĐ / tấn

277.40 USD / ust

0.07 %

- 0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Mời chuyên gia Trung Quốc kiểm tra thực địa sầu riêng, gỡ vướng cho xuất khẩu
3 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, đã mời đoàn chuyên gia của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng vào giữa tháng 7. Đây là bước đi nhằm khôi phục đà tăng cho ngành hàng xuất khẩu chủ lực này sau giai đoạn chững lại do các rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm.
Đàn lợn sắp xuất chuồng bị điện giật chết, chủ trang trại thiệt hại hàng trăm triệu đồng
3 giờ trước
Trong đêm, hệ thống điện ở trang trại bị rò rỉ khiến đàn lợn 70 con của gia đình anh Vũ Văn Thường (trú phường Quỳnh Mai, Nghệ An) bị chết, gây thiệt hại khoảng 700 triệu đồng.
Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào tràn sang Việt Nam với giá siêu rẻ - Nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn chi tiền tỷ nhập khẩu
40 phút trước
Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm.
Vải thiều đại hạ giá tại TPHCM
10 giờ trước
Vải thiều tươi đang đổ về TPHCM rất nhiều, từ chợ truyền thống đến xe đẩy bán dạo, vỉa hè… với giá chỉ từ 20.000 – 25.000 đồng/kg; thậm chí có nơi chỉ rao với giá 15.000 đồng mỗi ký vải thiều đưa từ miền Bắc vào.