Nikkei: Bán khống mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và nền kinh tế châu Á

25/09/2020 18:45
Xét đến việc các TTCK châu Á đều đã hồi phục lên lại ngưỡng cao của năm 2019, việc giới chức nhiều nước vẫn không muốn cho chấp nhận bán khống khá khó hiểu, chuyên gia khẳng định.

Khi đại dịch Covid-19 tác động nặng nề khiến cho thị trường chứng khoán toàn cầu "rơi tự do" vào khoảng thời gian đầu năm nay, chính phủ nhiều nước châu Âu và châu Á đã có động thái cấm bán khống cổ phiếu.

Thế nhưng khác với nhiều nước như Pháp, Italy hay Bỉ đã cho phép bán khống trở lại từ tháng 5 năm nay, chính phủ nhiều nước châu Á ví như Malaysia vẫn tiếp tục cấm bán khống. Thái Lan duy trì cấm bán khống cổ phiếu đến ngày 1/10/2020. Hàn Quốc mới đây đã công bố cấm hoàn toàn bán khống đến tận tháng 3/2021.

Xét đến việc các thị trường chứng khoán châu Á đều đã hồi phục lên lại ngưỡng cao của năm 2019, việc giới chức nhiều nước vẫn không muốn cho chấp nhận bán khống khá khó hiểu, theo khẳng định của bài báo mới đây trên Nikkei.

Và ngay cả tại một số thị trường ở châu Á mà hoạt động bán khống hiện đang được cho phép, bán khống cũng đang phải chịu quá nhiều kiểm soát kỹ thuật. Chỉ có tại số ít thị trường như Nhật, nhà đầu tư mới được thực sự bán khống theo cách mà họ làm tại Mỹ hoặc Anh.

Từ nhiều thập kỷ qua và cho đến nay, các nhà quản lý và nhiều thành viên thị trường tại châu Á và một số nơi khác có một tâm lý khá phổ biến, đó chính là việc họ cho rằng bán khống chỉ giúp người đầu cơ kiếm tiền dễ dàng bằng cách tác động xấu đến cổ phiếu của công ty.

Điều này có thể lý giải cho việc tại sao giới chức quản lý tại Đức, căn cứ đáng tự hào của chủ nghĩa tư bản châu Âu, đã cấm bán khống một cách có chọn lọc với cổ phiếu của một số doanh nghiệp.

Đúng là những người bán khống hưởng lợi khi giá cổ phiếu đi xuống. Tuy nhiên, cái người ta đã không nói đến chính là một khi nhà quản lý muốn được thừa nhận rằng thị trường hoạt động hiệu quả và bền vững phụ thuộc khá nhiều vào việc thành viên thị trường có toàn quyền tự do để thực hiện hoạt động giao dịch kiểu như vậy.

Nếu không cho phép bán khống, thật khó để nhà đầu tư phát hiện ra những hoạt động sai trái của doanh nghiệp tại nhiều công ty, gần đây nhất có thể kể đến sai trái về doanh thu tại Wirecard hay chuỗi cà phê Luckin của Trung Quốc.

Nếu không chấp nhận bán khống, thị trường chứng khoán đó đã bị tước đi lợi ích của việc có một công cụ đủ mạnh để ngăn tình trạng vỡ bong bóng chứng khoán trên thị trường. Các thị trường cấm bán khống trở nên có sức chống chọi kém và thị trường đó cũng kém hấp dẫn với nhà đầu tư toàn cầu cũng như không đủ khả năng hỗ trợ nền kinh tế thực.

Phần lớn các nhà đầu tư hiện nay đang đi theo một nguyên tắc chung: Mua thấp và cố gắng bán thật cao. Bán khống hoạt động theo một nguyên tắc gần tương đương nhưng theo chiều ngược lại: Bán cao và mua thấp.

Nếu bạn tin rằng giá cổ phiếu của một công ty chuẩn bị giảm, do phân tích của bạn hoặc bởi bạn tin rằng như vậy, hoặc bạn muốn bảo vệ giá trị danh mục đầu tư, bạn có thể vay cổ phiếu từ công ty và bán. Sau này bạn cần mua lại chỗ cổ phiếu đó để trả lại cho bên cho vay. Nếu giá cổ phiếu giảm trong khoảng thời gian trên, bạn kiếm được tiền, nhưng nếu giá cổ phiếu tăng, bạn mất tiền.

Nikkei: Bán khống mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và nền kinh tế châu Á - Ảnh 1.

Nhiều thị trường châu Á đang hạn chế bán khống - Nguồn: FTSE

Có rất ít bằng chứng cho thấy rằng việc cấm bán khống giúp giảm đi biến động của thị trường trong khủng hoảng. Ngoài ra có nhiều nghiên cứu cho thấy điều ngược lại mới đúng. Và rõ ràng, các công cụ bán khống minh bạch cũng như được quản lý chặt chẽ phục vụ cho lợi ích của cả nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp niêm yết cũng như các nền kinh tế.

Thứ nhất, việc bán khống có thể giúp điều chỉnh thị trường khi thị trường đang trở nên "quá nóng". Nếu không có công cụ này, sẽ rất dễ hình hành bong bóng chứng khoán, và rồi bong bóng vỡ, nhiều nhà đầu tư "chịu trận". Việc cấm bán khống khiến cho nhiều nhà đầu tư phải mua cổ phiếu giá cao hơn. Cần nhớ rằng một khi cổ phiếu bị bán khống, sau đó bên bán buộc phải mua lại cổ phiếu đó, chính vì vậy cấm bán khống cũng lấy đi một công cụ bình ổn thị trường khi thị trường điều chỉnh.

Việc bảo vệ danh mục đầu tư sử dụng công cụ hợp đồng tương lai và quyền chọn buộc các thành viên thị trường phải rút ngắn trạng thái và vay cổ phiếu. Trên thực tế, một số nhà đầu tư tổ chức được yêu cầu phải bảo vệ/phòng vệ cho danh mục của họ, điều đó cũng đồng nghĩa họ không thể đầu tư vào thị trường cấm bán khống.

Khi nhà đầu tư phải né tránh thị trường cấm bán khống, lượng vốn đổ vào doanh nghiệp niêm yết sẽ bị hạn chế, lợi suất của nhà đầu tư thu về cũng giảm đi, chi phí cho tất cả các nhà đầu tư đều tăng lên.

Theo báo cáo của MSCI, một tổ chức toàn cầu cung cấp các chỉ số chứng khoán, tài sản cố định, quỹ đầu cơ cổ phiếu với tổng giá trị đầu tư khoảng 13 nghìn tỷ USD, bán khống có thể coi như một yếu tố quan trọng giúp mang lại hiệu quả cho thị trường. Trong quá khứ, MSCI từng cảnh báo không ít nước rằng họ sẽ có thể bị loại bỏ khỏi một số chỉ số nhất định nếu họ cấm bán khống.

Một lợi ích quan trọng khác của bán khống chính là nó cho phép thực hiện các chiến lược đầu tư đúng với nguyên tắc xã hội và quản trị đồng thời hỗ trợ cho một nền kinh tế bền vững. Hiệp hội quản lý đầu tư thay thế vào tháng 7/2020 cho rằng việc cho phép bán khống có thể giúp tạo ra nhiều tác động kinh tế bằng cách tác động đến bản chất của dòng vốn đầu tư thông qua đầu tư tích cực.

Tác giả bài viết cho rằng đã đến lúc châu Á cần cân nhắc lại việc cấm bán khống. Chính phủ nhiều nước cần nhận ra rằng cơ chế bán khống được quản lý chặt chẽ và minh bạch giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn, giúp thị trường hấp dẫn hơn với nhà đầu tư toàn cầu, đồng thời giúp thị trường hỗ trợ các nền kinh tế địa phương hiệu quả hơn.

Tác giả bài viết, ông Paul Solway, hiện đang làm việc tại Hiệp hội cho vay chứng khoán Pan Asia. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả và báo Nikkei.

Tin mới

Mỹ vừa chốt đơn hơn 1 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 25%, nước ta là ông lớn thứ 3 thế giới
7 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này sau khi vượt qua Nhật Bản.
Thị trường nhan nhản lòng se điếu: Thực khách đang bị lừa trắng trợn?
5 giờ trước
Trên thị trường dễ dàng bắt gặp những hàng, quán mời chào khách ăn đặc sản lòng se điếu, nhưng chỉ người có kinh nghiệm mới biết đó hầu hết không phải "hàng xịn".
LG ra mắt máy giặt sấy AI thế hệ mới: Có khả năng ghi nhớ thói quen của người dùng, mô phỏng cả giặt tay
6 giờ trước
Công nghệ LG AI DD 2.0 với khả năng thấu cảm được trang bị trong sản phẩm máy giặt mới nhất của LG giúp mang đến trải nghiệm giặt giũ thông minh hơn với người tiêu dùng.
Tôi từng nghĩ sẽ bỏ hết iPhone, Samsung để mua điện thoại hãng khác, nhưng lại "quay xe" ngay vì lý do này
6 giờ trước
Nhiều người sẽ cảm thấy chán iPhone hay Samsung vì thiếu sự đổi mới trong những năm gần đây, nhưng việc rời bỏ để mua điện thoại hãng khác hóa ra không hề dễ.
Starbucks muốn khách hàng vừa ăn kẹo cu đơ vừa uống matcha latte?
6 giờ trước
Starbucks đã chính thức có mặt tại Hà Tĩnh với cửa hàng đầu tiên đặt tại khách sạn Meliá Vinpearl. Cửa hàng này nằm trong chiến lược mở rộng ra các tỉnh thành mới của thương hiệu cà phê Mỹ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
2 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.