Nợ khủng tròng cổ 122 năm, 60% dân số kiếm được 2USD/ngày: Tại sao Haiti nghèo đến tuyệt vọng?

08/07/2021 15:44
Haiti đã bị ảnh hưởng lớn bởi các thế lực bên ngoài ngay từ những ngày đầu thành lập.

Trong nhiều thập kỷ, các cường quốc châu Âu và sau đó là Mỹ đã từ chối công nhận nước này là một nước độc lập.

KHOẢN NỢ CẢ THẾ KỈ

Quốc gia Caribbean trở thành nước Cộng hòa do người da đen lãnh đạo đầu tiên trên thế giới khi tuyên bố độc lập khỏi Pháp đầu năm 1804. Ngày đó, Saint-Domingue, từng là thuộc địa giàu có nhất của Pháp, được gọi là "Hòn ngọc Antilles", đã đổi tên thành Haiti. Đó từng là một vùng đất được thèm muốn với sự trù phú của đường, cà phê và bông.

Năm 1825, hơn hai thập kỷ sau khi tuyên bố độc lập, vua Pháp Charles X đã cử tàu chiến đến thủ đô Port-au-Prince và buộc Haiti bồi thường cho những mất mát về tài sản của Pháp. Haiti không thể trả được số tiền kếch xù, buộc phải gánh một món nợ trong hơn một thế kỷ.

Những khoản thanh toán đó được nhận xét là một gánh nặng kinh tế khủng khiếp đối với bất cứ một quốc gia non trẻ nào. Haiti không những là một đất nước non trẻ, đây còn là một nước cộng hòa được thành lập và lãnh đạo bởi những người da đen đứng lên chống lại chế độ nô lệ. Chính vì vậy, giới quan sát nhận xét, nền độc lập của Haiti là mối đe dọa cho rất nhiều các quốc gia khác. Quốc gia này không có sự lựa chọn nào khác ngoài tuân theo các yêu cầu từ phía Pháp.

Bằng cách tuần thủ các điều khoản, Haiti đã được miễn trừ khỏi sự cô lập về chính trị và kinh tế - và một khoản nợ phải mất 122 năm sau mới trả xong. Tờ Forbes ghi nhận chia sẻ của người dân Haiti cho biết, người dân được dạy một bài hát yêu nước từ khi còn là học sinh, lời bài hát sâu sắc, thúc giục tất cả mọi người Haiti tự bỏ tiền túi để giúp chính phủ trả nợ cho Pháp.

Nhờ những đóng góp tự nguyện từ các công dân Haiti - hầu hết đều nghèo đến mức tuyệt vọng, khoản nợ đó cuối cùng cũng đã được thanh toán vào năm 1947. Nhưng cả thế kỷ giải quyết khoản nợ đã khiến chính phủ Haiti liên tục chịu áp lực về tài chính, bầu không khí trong nước bất ổn.

Nợ khủng tròng cổ 122 năm, 60% dân số kiếm được 2USD/ngày: Tại sao Haiti nghèo đến tuyệt vọng? - Ảnh 1.

Port-au-Prince (thủ đô của Haiti) được chụp vào năm 2017. Ảnh: The New York Times

CỤC NAM CHÂM HÚT BẤT ỔN

Trong suốt thế kỷ 19, Haiti lại tiếp tục chứng kiến sự bất ổn về chính trị và kinh tế, đất nước đầu tư rất ít vào cơ sở hạ tầng và giáo dục.

Năm 1915, Mỹ tràn sang Haiti sau khi Tổng thống Haiti bị ám sát.

Mỹ sau đó giải thích rằng, cuộc mang quân sang Haiti là để khôi phục lại trật tự và ngăn chặn Pháp và Đức sang xâm chiếm Haiti. Sự chiếm đóng của Mỹ kết thúc vào năm 1934 nhưng sự kiểm soát của Washington đối với tài chính của quốc gia nghèo nhất châu Mỹ này kéo dài cho đến năm 1947.

Sau một loạt các cuộc đảo chính, gia đình Duvalier đã thống trị Haiti bằng vũ lực cho đến những năm 1980. Dưới sự lãnh đạo của họ, Haiti lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Vào đầu những năm 1990, Jean-Bertrand Aristide, một cựu linh mục Công giáo La Mã, được bầu làm tổng thống. Sau đó, ông đã bị lật đổ hai lần trong vòng 15 năm sau đó.

Haiti, với dân số 11 triệu người, được coi là quốc gia nghèo nhất ở Tây bán cầu.

Nợ khủng tròng cổ 122 năm, 60% dân số kiếm được 2USD/ngày: Tại sao Haiti nghèo đến tuyệt vọng? - Ảnh 2.

Động đất ở Haiti năm 2010. Ảnh: AP

Năm 2010, nơi đây phải hứng chịu một trận động đất kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 người . Đất nước này chưa bao giờ thực sự phục hồi sau trận động đất, vẫn còn vướng trong bãi đầm lầy của tình trạng kinh tế kém phát triển và mất an ninh.

Một đợt bùng phát dịch tả lại xảy ra vào năm 2016 liên quan tới lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc đã làm chết ít nhất 10.000 người và làm 800.000 nhiễm bệnh.

Hãng tin Al Jeeza cho biết, hiện nay, khoảng 60% dân số kiếm được ít hơn 2USD/ngày. Cuộc khủng hoảng sức khỏe do Covid-19 cũng khiến đất nước này chịu thêm nhiều áp lực.

Và bất ổn gần đây nhất là sự kiện hôm 7/7/2021, Tổng thống Jovenel Moïse, người lãnh đạo đất nước từ năm 2017, đã bị ám sát tại tư gia.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
32 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
51 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
3 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.