Nỗ lực thoát "thẻ vàng" của EC

27/11/2017 12:26
Với những hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), cá nhân vi phạm có thể bị phạt đến 1 tỉ đồng, với tổ chức là 2 tỉ đồng.

Cuối tháng 10 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã rút " thẻ vàng " đối với hải sản Việt Nam với lý do hành động không kiên quyết để chống IUU. Sau 6 tháng bị cảnh báo, nếu không giải quyết các yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, Việt Nam có thể đối mặt một trong 3 kịch bản, trong đó xấu nhất là bị "thẻ đỏ". Khi đó, lệnh cấm xuất khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam vào EU sẽ được áp dụng.

Tăng mức phạt 10 lần

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Vũ Văn Tám cho biết Luật Thủy sản sửa đổi vừa được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 21-11-2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Luật Thủy sản sửa đổi cũng đã luật hóa các nội dung liên quan đến IUU, các khuyến nghị của EC, được quy định rải rác trong các điều và các chương của luật, như: quy định số lượng và phân bổ hạn ngạch giấy phép khai thác của tàu theo nghề trên các vùng biển và phân cấp cho địa phương để cấp phép cho từng tàu cá.

Luật cũng quy định các hành vi khai thác IUU và chế tài nghiêm khắc với chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm; thu hồi giấy phép đối với cá nhân, tổ chức khai thác trái phép ở vùng biển ngoài Việt Nam; quy định chặt chẽ về điều kiện không cấp lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân có tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai thác IUU…

 Ngư dân khai thác cá ngừ đại dương về bến Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Ảnh: Hồng Ánh

Ngư dân khai thác cá ngừ đại dương về bến Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Ảnh: Hồng Ánh

Các hành vi khai thác IUU có mức xử phạt hành chính cao nhất áp dụng đối với cá nhân lên đến 1 tỉ đồng và tổ chức là 2 tỉ đồng. Mức phạt này tăng gấp 10 lần so với mức hiện hành. "Đây là mức xử phạt cao nhất trong luật xử lý vi phạm hành chính để EC và các nước thấy chúng ta đã quyết tâm xử phạt một cách nghiêm minh. Bởi trước đó, EU cho rằng chúng ta chưa có tiến bộ trong xây dựng dự thảo Luật Thủy sản sửa đổi, chưa chịu tiếp thu khi không đưa chi tiết mức xử phạt vào luật" - Thứ trưởng Tám nói. Sau khi Chính phủ ban hành nghị định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, sẽ có quy định mức phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm.

Trong thời gian bị "thẻ vàng" nhưng Luật Thủy sản sửa đổi phải đến ngày 1-1-2019 mới có hiệu lực, chúng ta phải làm gì để tránh bị "thẻ đỏ"? Thứ trưởng Vũ Văn Tám bày tỏ "Đây là sự việc đáng tiếc mà chúng ta buộc phải chấp nhận khi EC không đồng tình với những lý giải mà chúng ta đã đưa ra".

Phải thoát "thẻ vàng"

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết ngay sau khi EU rút "thẻ vàng", Bộ NN-PTNT đã chủ trì họp báo công khai sự việc này và đưa ra một số giải pháp. "Bộ đã có báo cáo chính thức với Thủ tướng Chính phủ và dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, để quyết liệt hành động từ trong vòng 6 tháng đến 1 năm phải thoát ra khỏi "thẻ vàng", trong khi các nước khác mất 1-2 năm" - ông Tám nói.

Bộ NN-PTNT cũng vừa ban hành một kế hoạch hành động cấp bộ và đã trình Chính phủ một kế hoạch hành động quốc gia về IUU đến năm 2025. "Rất mừng là đã có sự vào cuộc của địa phương. Đặc biệt là Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có chương trình cam kết tự nguyện của các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản sang EU, không mua và tiêu thụ hàng đánh bắt bất hợp pháp" - ông Tám cho biết.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Vũ Văn Tám cho hay sẽ lập một tổ công tác, có thể liên bộ hoặc chỉ trong phạm vi Bộ NN-PTNT, để có những biện pháp cấp bách thoát khỏi "thẻ vàng" của EC mà chúng ta đang gặp phải.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám thông tin mới đây, ngày 20-11, làm việc với đại sứ, Trưởng đại diện EU tại Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã một lần nữa trình bày lại quyết tâm của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, các địa phương, hiệp hội, DN để thoát khỏi "thẻ vàng" mà EC đang áp dụng. Tại buổi làm việc này, Bộ NN-PTNT đã thông báo rõ là từ khi có Công điện 732/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 5-2017, đến nay, tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác bất hợp pháp tại vùng biển các nước đã giảm hẳn. "Riêng Quảng Ngãi - địa phương trước đó để xảy ra nhiều vụ vi phạm nhất, từ tháng 7 tới nay không ghi nhận thêm trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển của các nước, các quốc đảo" - ông Tám khẳng định.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Đại sứ, Trưởng đại diện EU tại Việt Nam cũng ghi nhận và khuyến nghị một số hành động. "Thật ra, họ chưa thực sự tin những việc mà chúng ta đang làm như: sửa luật, nâng khung hình phạt xử lý vi phạm hành chính. Điều mà EU quan tâm là hành động, kết quả của những hành động thực tiễn" - ông nhận xét. Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Việt Nam sẽ phải tiếp tục triển khai những việc nêu trên để chứng minh cho EU thấy quyết tâm, nỗ lực của mình.

Phải đánh bắt có trách nhiệm

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, để khắc phục "thẻ vàng" của EC, cần sự tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời cần sự tự giác của ngư dân trong việc thực hiện đánh bắt có trách nhiệm. Cần thực hiện đầy đủ các quy định IUU nhằm chống đánh bắt bất hợp pháp và có xác nhận, chứng nhận, sổ ghi chép, theo dõi; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời gắn với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần cả hệ thống tham gia khắc phục "thẻ vàng" từ EU chứ không riêng gì ngư dân.

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
7 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
6 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
6 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
6 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
5 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.805.975 VNĐ / tấn

17.11 UScents / lb

0.29 %

- 0.05

Cacao

COCOA

230.597.518 VNĐ / tấn

8,870.50 USD / mt

1.46 %

+ 127.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

228.070.595 VNĐ / tấn

397.95 UScents / lb

1.11 %

+ 4.38

Gạo

RICE

15.154 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

0.05 %

+ 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

10.002.742 VNĐ / tấn

1,047.20 UScents / bu

0.67 %

+ 6.90

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.543.693 VNĐ / tấn

298.15 USD / ust

1.31 %

+ 3.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Một đặc sản của Việt Nam tự tin "tốt nhất từ trước đến nay", rộng đường "bay" khắp toàn cầu
4 giờ trước
Đặc sản này của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng.
Thay đổi trong team Quang Linh Vlogs gây tranh cãi, người khởi xướng phải làm gấp 1 việc xoa dịu?
10 giờ trước
Người được cho là khởi xướng sự thay đổi này cũng đã lên tiếng.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
12 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
13 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.