Nợ xấu nội bảng cuối tháng 9/2021 đã trở lại ngang mức năm 2017, thành quả 5 năm có nguy cơ bị xoá bởi Covid-19

24/11/2021 14:45
Việc xử lý nợ xấu theo Đề án tái cơ cấu 1058 đã gần thành công và đưa tỷ lệ nợ xấu về mức cho phép thì lại xảy ra dịch Covid-19 khiến thành quả mà hệ thống phấn đấu thời gian qua nguy cơ bị xoá.

Tại Hội thảo trực tuyến "Xử lý nợ xấu trong đại dịch COVID-19 và hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu theo hướng Luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14" do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức sáng nay (24/11), TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội nhận định, nợ xấu là “bóng ma” luôn đồng hành cùng các tổ chức tín dụng. Nếu không có giải pháp hữu hiệu thì sẽ dẫn đến hiệu quả khó lường, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thời gian qua.

Theo ông Hùng, ngành ngân hàng trải qua nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn chịu hậu quả lớn bởi nợ xấu là năm 2009. Từ đó đến nay, ngành ngân hàng đã có nhiều biện pháp nỗ lực trong xử lý nợ xấu, đặc biệt là việc ra đời Nghị quyết 42 năm 2017 đã có hỗ trợ rất lớn cho các tổ chức tín dụng.

Tính đến cuối tháng 8/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 1.300 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó Tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các TCTD đến 31/8/2021 là 424,1 nghìn tỷ, đã xử lý được 364,1 nghìn tỷ đồng kể từ 15/08/2017 - 31/08/2021.

Tuy nhiên, 2 năm gần đây, dịch Covid đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn cầu, kéo theo kinh tế xã hội đi xuống. "Trong bối cảnh vừa chống dịch vừa sản xuất vừa đảm bảo an toàn, chắc chắn khó khăn của doanh nghiệp sẽ kéo theo khó khăn của các ngân hàng. Nợ xấu sẽ tăng lên trong thời gian tới", ông Hùng nhận định.

Thời gian qua, NHNN đã ban hành 3 Thông tư 01, 03, 14 quy định về cơ cấu nợ, giãn nợ. "Trên 600 nghìn tỷ đã được cơ cấu nợ, nhưng đây mới chỉ là số liệu bước đầu. Từ nay đến cuối năm hoặc sang năm 2022, con số này sẽ còn lên cao nữa, bởi dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Và bản chất nợ được cơ cấu là nợ xấu.", vị Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng cho biết.

Ông Hùng lo ngại, việc xử lý nợ xấu theo Đề án tái cơ cấu 1058 đã gần thành công và đưa tỷ lệ nợ xấu về mức cho phép thì lại xảy ra dịch Covid-19 khiến thành quả mà hệ thống phấn đấu thời gian qua nguy cơ bị xoá. "Đây là một áp lực rất lớn đối với ngành ngân hàng, đang phải thực sự gồng mình để khắc phục, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo vốn đầu tư cho nền kinh tế, và vừa đảm bảo chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu".

Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực chỉ trong chưa đến một năm nữa, sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD còn lớn hơn. Do đó, cần xem xét việc kéo dài Nghị quyết 42 hoặc Luật hóa NQ 42. Việc luật hóa xử lý nợ xấu cũng là tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác thể chế, một trong ba đột phá chiến lược tiếp tục được Đại hội Đảng lựa chọn, thông qua. Trong dài hạn, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, khi đó lĩnh vực xử lý nợ xấu sẽ có văn bản luật riêng để điều chỉnh, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, giúp cho ngành Ngân hàng và các Cơ quan Nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

Tại Hội thảo, ông Lê Trung Kiên, đại diện Cơ quan thanh tra giám sát NHNN cho biết, rõ ràng, trong giai đoạn triển khai Đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu 2016-2020, sự ra đời của Nghị quyết 42 đóng góp nhiều kết quả trong xử lý nợ xấu. Nợ xấu giảm từ 1,99% cuối năm 2017 xuống 1,91% năm 2018, 1,63% năm 2019. Tuy nhiên đến năm 2020 con số này tăng trở lại lên 1,69%, và cuối tháng 9/2021 là 1,9%, gần như trở lại ban đầu của năm 2017 – trước khi có NQ 42. "Từ đó có thể thấy tác động ghê gớm của đại dịch tới các tổ chức tín dụng như thế nào", ông Kiên nói.

Bên cạnh đó, thách thức với các TCTD thời gian qua là quá trình xử lý nợ xấu, việc bán tài sản gặp rất nhiều khó khăn do nhu cầu mua thấp. Hệ lụy tiềm ẩn tiếp tục gia tăng nếu dịch bệnh không kiểm soát được tốt, hay xuất hiện các đợt biến chủng.

Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
2 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
3 giờ trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Chiếc xe có "bộ não thông minh" đầu tiên 100% made by Vietnam có gì đặc biệt?
3 giờ trước
Theo CEO của Pega, chiếc xe điện này là sản phẩm đột phá trong ngành xe năm 2024.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
3 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
3 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.

Tin cùng chuyên mục

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
16 giờ trước
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
SHB đặt mục tiêu lợi nhuận 11.286 tỷ đồng, trả lời nhiều vấn đề "nóng" tại Đại hội cổ đông năm 2024
16 giờ trước
Chiều nay (25/4), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB - Mã: SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án chia cổ tức và phương án tăng vốn điều lệ.
PVcomBank lần thứ năm liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
17 giờ trước
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 – nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đồng thời đây cũng là lần thứ 5 liên tiếp Ngân hàng được vinh danh trong “Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc
Doanh nghiệp không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ
17 giờ trước
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rất tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ. Biện pháp cuối cùng là bán ngoại tệ để cân đối nguồn cung và giá ngoại tệ. Vì thế, các doanh nghiệp các ngành nghề không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ, từ đó tạo áp lực lên tỷ giá.