Nỗi sợ về hiệu ứng dây chuyền lớn dần khi giới chức Trung Quốc siết quản lý Alibaba

29/12/2020 08:49
Cuộc điều tra chống độc quyền "đánh dấu" cho xu thế giới chức Trung Quốc siết chặt kiểm soát không chỉ với Alibaba mà còn cả nhiều doanh nghiệp công nghệ khác.

Trong phiên giao dịch mới đây trên thị trường Hồng Kông và cả New York, cổ phiếu Alibaba không ngừng bị bán mạnh, theo tin từ Bloomberg.

Nhà đầu tư lo sợ về khả năng các biện pháp chống độc quyền sẽ không chỉ giới hạn trong "đế chế" Internet của Jack Ma mà còn lan ra nhiều doanh nghiệp khác tại Trung Quốc.

Giá trị vốn hóa của Alibaba và ba công ty đối thủ lớn nhất của công ty bao gồm tập đoàn Tencent, công ty vận chuyển thực phẩm Meituan và JD.com đã sụt giảm hơn 200 tỷ USD chỉ trong 2 phiên giao dịch gần nhất tính từ ngày thứ Năm tuần trước khi mà giới chức công bố điều tra với những hành vi độc quyền tại những doanh nghiệp do ông Jack Ma sáng lập.

Cuộc điều tra này đánh dấu cho việc giới chức Trung Quốc siết chặt kiểm soát không chỉ với Alibaba mà còn cả nhiều doanh nghiệp công nghệ khác

"Sẽ rất khó để dự báo được đường hướng chính sách mà chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện với Alibaba và nhiều nền tảng Internet khác", chuyên gia thuộc Baird, ông Colin Sebastian, nhận định. Ông đã hạ mức giá mục tiêu của cổ phiếu Alibaba niêm yết tại Mỹ xuống 285USD/cổ phiếu xuống 325USD/cổ phiếu bởi viện dẫn đến việc chính phủ tăng cường kiểm soát và siết chặt các biện pháp quản lý trong những năm tới.

Trong phiên giao dịch mới đây nhất, cổ phiếu JD.com giảm 3,4%, cổ phiếu Tencent giảm 2,9%. Trên thị trường Hồng Kông, cổ phiếu Alibaba giảm 8%, giá trị vốn hóa đã giảm 270 tỷ USD tính từ mức đỉnh vào tháng 10/2020. Cổ phiếu Tencent và Meituan đều giảm hơn 6%.

Trong ngày Chủ Nhật, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã yêu cầu tập đoàn tài chính Ant do tỷ phú Jack Ma sáng lập trở về mảng kinh doanh cốt lõi là dịch vụ thanh toán, đồng thời cải tổ nhiều mảng kinh doanh bổ sung khác như bảo hiểm hay quản lý tiền bạc, những động thái này không khỏi khiến nhiều người dự báo về khả năng sẽ có sự chia nhỏ doanh nghiệp.

Một thời từng được coi như biểu tượng cho sự trỗi dậy của kinh tế và công nghệ Trung Quốc, Alibaba và các doanh nghiệp thuộc "đế chế" này giờ đang đương đầu với áp lực ngày một lớn từ các nhà quản lý hiện đang vô cùng lo lắng về tốc độ phát triển quá nhanh, thu thập được quá nhiều dữ liệu, trở nên quá mạnh trong hàng loạt lĩnh vực như truyền thông, giáo dục và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên cuộc sống của hàng trăm triệu người.

Lo lắng đã trở thành sự thực vào tháng 11/2020 khi mà các nhà quản lý Trung Quốc chặn đợt IPO quy mô 35 tỷ USD của Ant, sau đó giới chức Trung Quốc đồng thời công bố biện pháp hạn chế hoạt động trong hàng loạt lĩnh vực, từ thương mại điện tử cho đến truyền thông xã hội.

Giám đốc bộ phận quản lý tài sản tại quỹ Amber Hill Capital, ông Jackson Wong, nói qua điện thoại: "Chính phủ Trung Quốc đang muốn gây áp lực hoặc muốn kiểm soát nhiều hơn nữa các doanh nghiệp công nghệ. Hiện đang có rất nhiều áp lực lên các doanh nghiệp như Alibaba, Tencent hay Meituan. Nhóm các doanh nghiệp này tăng trưởng ở tốc độ mà Bắc Kinh cho rằng quá nhanh và có quy mô quá lớn".

Hiện chưa rõ giới chức Trung Quốc muốn Alibaba nhượng bộ điều gì. Theo luật chống độc quyền hiện tại, Bắc Kinh có thể phạt Alibaba đến tương đương 10% doanh thu. Trong trường hợp của Alibaba, nó đồng nghĩa mức phạt lên đến 7,8 tỷ USD.

Trong ngày thứ Hai, công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc công bố quy mô đợt mua lại cổ phiếu từ 4 tỷ USD tăng lên 10 tỷ USD, có hiệu lực trong 2 năm tính đến cuối năm 2022. Tuy nhiên, chương trình mua lại cổ phiếu này hiện đang đương đầu với rủi ro rằng các biện pháp mà giới chức Trung Quốc mới đưa ra sẽ chỉ là "phần nổi" của tảng băng chìm.

Tin mới

Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
9 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Vì sao đấu thầu vàng miếng lại "ế" 13.400 lượng?
8 giờ trước
Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện sáng nay (23/4) cho thấy các đơn vị dự thầu đều tỏ ra rất thận trọng. Chỉ có 2 đơn vị trúng thấu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng.
Hàng hóa chuyển qua Shopee, TikTok hàng tỷ USD mỗi tháng, có nên miễn thuế VAT?
8 giờ trước
Lượng giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua vì thế cần đặt ra vấn đề có nên miễn thuế VAT hay không.
'Tôi nợ Toyota một lời xin lỗi'
7 giờ trước
Vì sao trưởng bộ phận nghiên cứu ngành xe và không gian tại Morgan Stanley, ông Adam Jonas, nói như vậy?
Đang đi nhậu với bạn bè, người đàn ông nhận tin nhắn trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng nhưng không kiểm tra điện thoại
6 giờ trước
Đây là giải thưởng Jackpot 2 có giá trị lớn nhất của Vietlott qua kênh SMS.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng ra chỉ thị nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
5 giờ trước
Giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất trong tháng 5 về giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước - là một trong những nội dung vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ký ngày 21/4/2024.
Hai người đến từ TP HCM cùng nhận giải Jackpot 1 trị giá 314 tỉ đồng của Vietlott
3 giờ trước
Ông H.L và ông H. đều sinh sống tại TP HCM đã nhận thưởng giải Jackpot 1 của Vietlott trị giá 314 tỉ đồng
Phải làm gì khi bị Ransomware tấn công?
47 phút trước
Tháng 2/2024 được cho là tháng hoàn toàn hỗn loạn trong không gian mạng khi liên tiếp xảy ra các vụ tấn công tống tiền bằng mã độc Ransomware. Thiệt hại kinh tế từ các vụ tấn công mạng và các vụ mất dữ liệu lên tới hàng tỷ đô. Ngay cả các doanh nghiệp lớn được cho là có đầu tư vào an toàn thông tin cũng lúng túng
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%
4 giờ trước
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.