Nông sản Việt trong vòng xoáy chiến tranh thương mại: Những mặt hàng hưởng lợi

15/08/2019 21:25
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng, mà mới nhất là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 10% với 300 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trong suốt hơn 1 năm qua đã ảnh hưởng gì tới nông sản chủ lực Việt Nam?

Đến thời điểm này, đã có một số mặt hàng nông sản của Việt Nam được hưởng lợi, nhất là gỗ và sản phẩm gỗ (gọi chung là đồ gỗ).

Nhất đồ gỗ

Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đạt 2,249 tỷ USD, tăng tới 32,24% so với cùng kỳ 2018. Đây là mức tăng trưởng rất cao bởi trong cả năm 2018, giá trị xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ tuy tăng trưởng tốt (tăng 19,3% so với năm 2017) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của 6 tháng đầu năm nay.

Nông sản Việt trong vòng xoáy chiến tranh thương mại: Những mặt hàng hưởng lợi - Ảnh 1.

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

Điều đáng chú ý là trong khi xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng rất mạnh, thì xuất khẩu đồ gỗ Trung Quốc sang thị trường này lại giảm khá nhiều.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc sang Mỹ chỉ đạt 2,983 tỷ USD, giảm tới 14,1% so với cùng kỳ 2018. Do xuất khẩu đồ nội thất sang Mỹ giảm mạnh, nên đồ nội thất Trung Quốc từ chỗ chiếm tới 45,2% trong tổng giá trị nhập khẩu nội thất của Mỹ, đã giảm xuống còn 38,8% trong 5 tháng đầu năm nay.

Trong khi đó, cũng trong thời gian trên, nhập khẩu đồ nội thất từ Việt Nam vào Mỹ đạt 1,954 tỷ USD, tăng tới 29%. Nhờ vậy, đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh thị phần trong tổng giá trị đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu của Mỹ từ 19,7% lên 25,4%.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động tiêu cực tới các công ty sản xuất nội thất của Trung Quốc. Theo Bộ Công thương, các công ty sản xuất nội thất Trung Quốc là bộ phận chịu tác động lớn nhất của chính sách thuế do Mỹ áp dụng đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc.

Đánh giá của Ngân hàng China International Capital Corp (CICC) cho thấy, mức thuế đó sẽ tương đương khoảng 34,2% lợi nhuận năm 2018 của ngành này. Năm 2018, ngành nội thất Trung Quốc có giá trị sản xuất đạt 701 tỷ NDT, tăng 4,3% so với năm 2017. Xuất khẩu đồ nội thất sang Mỹ chiếm khoảng 10% sản lượng nội thất của Trung Quốc, tương đương khoảng 70 tỷ NDT.

Điều đáng chú ý là cũng trong 5 tháng đầu năm nay, thị phần của các nước xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ khác trong tổng giá trị nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể: Canada vẫn giữ nguyên 7,6%; Mexico tăng từ 5,2 lên 5,4%; Malaysia tăng từ 4 lên 4,5%; Indonesia tăng từ 3,6 lên 3,7%; Ý và Ấn Độ giữ nguyên 3,6% và 1,6%...

Như vậy, việc tăng trưởng mạnh của xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang Mỹ, và tăng mạnh về tỷ trọng trong giá trị đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu vào Mỹ, rõ ràng có vai trò rất lớn của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Bởi những số liệu như trên đã cho thấy khi giảm mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc, Mỹ hầu như đã không tăng nhập khẩu từ các nguồn cung cấp khác, ngoại trừ Việt Nam. Hay có thể nói thị phần đã mất đi của đồ gỗ Trung Quốc tại thị trường Mỹ, đã thuộc về đồ gỗ đến từ Việt Nam.

Ngoài ra, cũng do tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam đang có cơ hội tốt hơn để nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ với giá dễ chịu hơn.

Nông sản Việt trong vòng xoáy chiến tranh thương mại: Những mặt hàng hưởng lợi - Ảnh 2.

Việt Nam đang có cơ hội tốt hơn để nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ với giá dễ chịu hơn (Ảnh minh họa).

Để đáp trả, Trung Quốc cũng áp thuế ở mức cao với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có gỗ nguyên liệu. Điều này đã khiến cho một lượng không nhỏ gỗ nguyên liệu của Mỹ bị ứ đọng vì bị giảm mạnh nhập khẩu vào Trung Quốc.

Chẳng hạn, gỗ sồi đỏ của Mỹ trước đây phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc, vốn từng chiếm hơn 80% lượng gỗ sồi đỏ khai thác của Mỹ.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy rõ sự tăng trưởng về nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ. Trong 5 tháng đầu năm nay, giá trị gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, Mỹ tiếp tục là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) đánh giá, tuy ngành sản xuất đồ gỗ ở Mỹ gần như không còn nhưng người Mỹ rất hiểu và thường sử dụng gỗ của họ, chính vì vậy, đồ gỗ Việt Nam được sản xuất từ gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn trên thị trường này.

Lợi thế cho thủy sản

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng rất mạnh với mức tăng tới 61% so với cùng kỳ 2018 và đạt 159 triệu USD. Mỹ là thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam.

Do đó, mức tăng trưởng mạnh nói trên đã tác động rất tích cực tới tăng trưởng xuất khẩu chung của cá ngừ. Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ đi tất cả các thị trường đạt hơn 366 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một trong những nguyên nhân quan trọng giúp cho cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng mạnh là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Bắt đầu từ ngày 10/5, Mỹ đã áp mức thuế mới 25% với cá ngừ nhập khẩu từ Trung Quốc, thay cho mức 10% trước đây.

Trung Quốc vốn là nước cung cấp cá ngừ lớn nhất cho thị trường Mỹ. Vì thế, sau khi cá ngừ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ bị nâng thuế, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đã buộc phải đi tìm nguồn cung thay thế từ các nước như châu Á khác như Việt Nam, Thái Lan …

Cũng theo VASEP, tôm bao bột là mặt hàng đang hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm bao bột sang Mỹ đạt 4.281 tấn, trị giá 30,9 triệu USD, tăng 53% về khối lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu tôm bao bột của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh có phần không nhỏ do tôm bao bột từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đã bị tăng thuế lên 25%.

Điều này khiến cho giá trị xuất khẩu tôm bao bột Trung Quốc sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm nay chỉ đạt 6.839 tấn, trị giá 38,3 triệu USD, giảm 33% về khối lượng và 36% về giá trị so với cùng kỳ 2018.

Nông sản Việt trong vòng xoáy chiến tranh thương mại: Những mặt hàng hưởng lợi - Ảnh 4.

Tôm bao bột là mặt hàng đang hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Ảnh minh họa).

Hiện Việt Nam đang cùng với Trung Quốc và Thái Lan là 3 nước xuất khẩu tôm bao bột lớn nhất sang Mỹ. So với tôm bao bột Trung Quốc, tôm bao bột Việt Nam đang có lợi thế lớn về thuế. Còn so với tôm bao bột Thái Lan, tôm bao bột Việt Nam lại cạnh tranh hơn về giá.

Từ cuối năm ngoái, hàng loạt nhà xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Mỹ đã tích cực tìm tới Việt Nam chào hàng, với những mức giá hấp dẫn nhằm giải phóng hàng tồn. Khá nhiều hội thảo giới thiệu về gỗ nguyên liệu của Mỹ, các buổi gặp gỡ giữa những nhà cung cấp gỗ xẻ Mỹ với các nhà chế biến đồ gỗ Việt Nam… đã diễn ra từ cuối năm 2018 đến thời điểm này ở TP.HCM. Theo nhận định của ông Brain Brookshire, CEO của Missouri Forest Products Association, Việt Nam là nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á, thứ 2 châu Á, thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Do đó, Việt Nam là điểm đến thích hợp cho ngành lâm nghiệp của Mỹ.

Tin mới

Quyền Leo Daily tự phá kỷ lục livestream của chính mình, 11 tiếng đã đạt 75 tỷ đồng, chỉ còn hơn 2 tiếng để đạt 100 tỷ!
41 phút trước
Phiên live kéo dài 14 tiếng với mục đích đạt doanh thu 100 tỷ của TikToker Quyền Leo Daily đang nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.
Ảnh thực tế Toyota Corolla Cross 2024 giá từ 820 triệu tại đại lý: Đúng vua công nghệ phân khúc, có điểm khác bản Thái
2 giờ trước
Mặc dù có những thay đổi ở mặt trước và sau nhưng Toyota Corolla Cross 2024 dành cho thị trường Việt Nam vẫn giữ lại một số chi tiết như bản cũ chứ không nâng cấp đồng bộ như tại Thái Lan.
Hạn hán, nắng nóng 40 độ 'tấn công' các vườn sầu riêng Thái Lan - nông dân lo sợ 'tương lai của sầu riêng sẽ kết thúc'
2 giờ trước
Nắng nóng không chỉ làm trái sầu riêng chín sớm, không phát triển tối đa mà còn gia tăng chi phí nuôi trồng vì thiếu nước.
Mua Galaxy S24 Ultra hay đợi iPhone 16 Pro Max: Siêu phẩm đối đầu siêu phẩm, kết quả ra sao?
2 giờ trước
Đặt lên bàn cân so sánh 2 chiếc điện thoại cao cấp nhất iPhone 16 Pro Max và Galaxy S24 Ultra - đại diện cho 2 gã khổng lồ Apple và Samsung. Ai sẽ là người chiến thắng?
Giá USD hôm nay 6/5: USD Index trở lại mốc 105, "tịnh tiến" trong nước
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 6/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 6/5 hiện đang ở mức 24.245 đồng, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.080.052 VNĐ / tấn

160.30 JPY / kg

-2.67 %

- -4.40

Đường

SUGAR

10.819.742 VNĐ / tấn

19.31 UScents / lb

0.31 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

204.036.438 VNĐ / tấn

8,028.00 USD / mt

6.15 %

+ 465.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.444.966 VNĐ / tấn

204.25 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

11.162.467 VNĐ / tấn

1,195.30 UScents / bu

-0.53 %

- -6.38

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.330.865 VNĐ / tấn

368.75 USD / ust

-1.19 %

- -4.45

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.317.804 VNĐ / tấn

43.40 UScents / lb

0.84 %

+ 0.36

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sau Ấn Độ, đến lượt Nga ra lệnh cấm xuất khẩu một nguyên liệu quan trọng - Là mặt hàng Việt Nam có sản lượng 8 triệu tấn/năm
4 giờ trước
Mặt hàng này sẽ bị Nga cấm xuất khẩu kể từ nay đến hết ngày 31/8.
Giá vải thiều tăng gấp đôi nhưng nông dân buồn thiu
4 giờ trước
Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch vải thiều; giá tăng gấp đôi song nông dân buồn thiu vì mất mùa. Có nhà ước tính thu hàng chục tấn vải thiều nhưng thực tế chưa được 1 tấn.
Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại
4 giờ trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ở mức cao trong bối cảnh nguồn cung hạn chế do vụ Đông Xuân ở khu vực này đã cơ bản thu hoạch xong. Giá gạo xuất khẩu đã ghi nhận sự tăng giá nhẹ trở lại.
Tiền Giang: Sầu riêng ít trái, giá giảm
8 giờ trước
Hiện nay, vườn sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang bước vào vụ thu hoạch. Đợt thu hoạch chính vụ này nhà vườn kém vui vì năng suất giảm, giá lại giảm sâu.