Nước nào đang cạnh tranh với Việt Nam trong cuộc đua xuất khẩu gạo sang Châu Phi?

08/09/2020 14:26
Ở Châu Phi, gạo là lương thực rất quan trọng. Nhu cầu gạo của khu vực này tiếp tục tăng nhanh trong khi sản lượng còn xa mới bắt kịp. Do đó, đã xuất hiện một cuộc cạnh tranh về xuất khẩu mặt hàng này giữa những nhà xuất khẩu gạo lớn.

Năm nay, Trung Quốc đang dẫn đầu trong cuộc đua này, giữa bối cảnh sản lượng gạo nội địa của các nước Châu Phi vẫn thấp hơn nhu cầu.

Trong nhiều thập kỷ, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của nước này đang bị thu hẹp nhanh chóng, khi sụt giảm 35,78% từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân do sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc.

Africansonchina dẫn số liệu của Hải quan Trung Quốc cho biết, xuất khẩu gạo sang các nước Châu Phi, bao gồm Bờ Biển Ngà và Senegal, trong năm 2017 đạt 781.000 tấn, tăng gấp 10 lần so với mức 74.000 tấn của năm 2016. Tỷ trọng gạo xuất khẩu sang Châu Phi trong tổng xuất khẩu gạo của Trung Quốc đã tăng lên 70% trong năm 2017, so với chỉ 19% của năm 2016. Trong 6 tháng cuối năm 2019, Trung Quốc đã xuất hơn 3 triệu tấn gạo trắng từ các kho dự trữ của Chính phủ, phần lớn số gạo đó đã được chuyển đến các nước Châu Phi.

Trên thực tế, gạo mà Ấn Độ và Trung Quốc đang xuất khẩu sang Châu Phi vốn không phải dành để xuất khẩu sang Châu Phi, mà đó là một phần gạo trong kho dự trữ của hai nước này.

Theo Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Trung Quốc (APEDA), nước này đang bán bớt gạo dự trữ sang Châu Phi. Đó là số gạo Chính phủ thu mua từ nhiều năm trước. Người tiêu dùng Trung Quốc ăn gạo mới, dẻo và thơm. Gạo cũ đã bị mất vị, cũng không còn dẻo nữa nên cần tìm cách tiêu thụ ở nơi khác, đó là xuất khẩu ra nước ngoài, và Châu Phi là thị trường rất phù hợp.

Theo các báo cáo của ngành, tập đoàn COFCO – thuộc sở hữu của Nhà nước Trung Quốc - đang ‘nhắm’ đến các thị trường mới ở châu Phi để thanh lý các kho dự trữ gạo cũ – khoảng 3 đến 4 triệu tấn. COFCO đang tập trung vào các thị trường Ai Cập, Benin, Sengal, Bờ Biển Ngà, Somalia và Liberia.

Năm 2018, Trung Quốc có khoảng 94 triệu tấn gạo tồn trữ, tương đương 2/3 tổng lượng gạo dự trữ của toàn cầu. Số gạo này đủ để nuôi sống toàn bộ dân số Ấn Độ trong một năm. Cũng trong năm 2018, Trung Quốc bắt đầu cải tổ chương trình trợ cấp bằng cách cắt giảm giá tối thiểu cho mặt hàng gạo và lúa mì. Năm trước đó, 2017, Bờ Biển Ngà đã vượt qua Hàn Quốc trở thành thị trường tiêu thụ gạo xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, với 309.200 tấn.

Cung - cầu gạo của Châu Phi hiện nay ra sao?

An ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của các nước châu Phi vì điều đó rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và cả châu lục nói chung. Theo Ghanaweb, ở một số nơi của châu lục Đen, lúa đã được trồng từ cách đây hơn 3000 năm. Đất đai của Châu Phi màu mỡ, nhưng hầu hết các nước vẫn thiếu lương thực vì cơ sở hạ tầng nông nghiệp yếu kém, thiếu kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến và thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng.

Gạo là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn của người dân Tây Phi và là nguồn cung cấp calo quan trọng thứ 2 cho toàn bộ người dân Châu Phi. Chẳng hạn như ở Senegal, gạo là thức ăn cơ bản của người dân, nhưng do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của quốc gia Tây Phi này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước. Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập khẩu từ 800.000 - 900.000 tấn gạo, trong đó hơn 90% là loại tấm. Tương tự, Mozambique có môi trường tự nhiên, đất đai màu mỡ với hơn 900.000 ha đất canh tác thích hợp cho trồng lúa. Tuy nhiên, Mozambique vẫn thiếu lương thực, bởi trên thực tế chỉ có khoảng 300.000 đất trồng lúa với sản lượng chỉ khoảng 1,3 tấn/năm.

Nhu cầu gạo ở châu Phi tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, trong khi sản xuất không đủ dùng mặc dù đa số các nước trong khu vực đã và đang nỗ lực không ngừng để sản xuất, trồng trọt và tiến tới xuất khẩu gạo. Vì vậy, châu lục này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu gạo, đặc biệt là khu vực Tây Phi, nhất là những năm xảy ra tình trạng thiên tai, mất mùa, bất ổn chính trị hay dịch bệnh.

Châu Phi đã trở thành nhân tố quan trọng trong thương mại gạo quốc tế, chiếm 20-30% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu nhập khẩu gạo của toàn châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7 triệu tấn, , trong đó Senegal phải nhập khẩu 1,25 triệu tấn (tăng 13,6%), Mali nhập khẩu 350.000 tấn (tăng 16,6%),... Đến năm 2021, dự báo, nhập khẩu gạo của khu vực này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa.

Không chỉ quan trọng, Châu Phi đang trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Sở dĩ Ấn Độ và Trung Quốc nổi bật trong số những nước cạnh tranh xuất khẩu gạo ở Châu Phi là bởi yếu tố giá cả. Trung Quốc có lượng gạo tồn kho lớn nhất thế giới, gạo này không chỉ có nguồn cung dồi dào mà giá lại rẻ nên tất yếu Châu Phi trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Trung Quốc. Còn Ấn Độ,với vị trí địa lý gần Châu Phi giúp tiết kiệm chi phí vận tải, và nguồn dự trữ cũng đang dồi dào sau nhiều năm được mùa nên có cơ hội lớn trong việc xuất khẩu sang châu lục Đen. Mặc dù xuất khẩu gạo nói chung của Ấn Độ ở Châu Phi bị giảm thị phần về tay Trung Quốc, song ở phân khúc gạo đồ, cùng với Thái Lan, Ấn Độ vẫn là nhà cung cấp chủ chốt cho Châu Phi.

Việt Nam xuất khẩu lượng lớn gạo sang châu Phi

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi năm 2019 tới 35 trên tổng số 55 quốc gia trên toàn châu lục, với kim ngạch gần 630 triệu USD, trong đó các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập….Đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam sang thị trường châu Phi tiếp tục tăng nhanh, và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những tháng tới và ngay cả trong năm 2021. Riêng xuất khẩu sang Senegal 6 tháng đầu năm nay đã đạt 41.149 tấn, thu về 14,58 triệu USD, tăng cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo nhu cầu gạo của Châu Phi sẽ còn tiếp tục cao. Để chiến thắng trong cuộc đua giành thị phần ở châu lục này, theo các chuyên gia, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý nhất tới yếu tố giá cả và đảm bảo nguồn cung ổn định để có thể xuất khẩu vào bất cứ thời điểm nào khi thị trường này có nhu cầu.

Tin mới

Thêm một loại pin xe điện ‘khủng’ vừa được trình làng: Tuổi thọ kéo dài 15 năm, đi 1,5 triệu km
2 giờ trước
Đối tác pin của VinFast kết hợp cùng 'trùm' xe buýt tại Trung Quốc trình làng loại pin có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
3 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Tăng giá điện: Sát thời điểm tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cảnh báo "nóng"
3 giờ trước
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra khuyến cáo, việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Lãnh đạo Bình Dương mời gọi nhà đầu tư từ Úc
4 giờ trước
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc.
Giá vàng: Tổng cục Thống kê nói về tăng trưởng GDP và chỉ số giá vàng
4 giờ trước
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 3 tháng đầu năm 2024 tăng trên 5,66%, cao hơn so với cùng kỳ quý I của các năm 2023, 2022 và 2021.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.327.440 VNĐ / tấn

166.00 JPY / kg

3.49 %

+ 5.60

Đường

SUGAR

12.297.886 VNĐ / tấn

22.50 UScents / lb

1.40 %

+ 0.31

Cacao

COCOA

241.475.267 VNĐ / tấn

9,740.00 USD / mt

-1.05 %

- -103.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

103.220.260 VNĐ / tấn

188.85 UScents / lb

-0.94 %

- -1.80

Đậu nành

SOYBEANS

10.854.020 VNĐ / tấn

1,191.50 UScents / bu

-0.08 %

- -1.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.223.415 VNĐ / tấn

337.50 USD / ust

-0.01 %

- -0.05

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

26.322.943 VNĐ / tấn

48.16 UScents / lb

0.02 %

+ 0.01

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
6 giờ trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Thêm một loại sầu riêng sắp được xuất khẩu sang Trung Quốc
7 giờ trước
Các dạng sầu riêng có vỏ, sầu riêng xay nhuyễn và cơm sầu riêng không có vỏ đông lạnh đang được đẩy mạnh quá trình mở cửa thị trường Trung Quốc
Sau một động thái từ Việt Nam, giá cà phê Robusta lập tức vọt lên cao nhất mọi thời đại
1 ngày trước
Sản lượng cà phê robusta của VIệt Nam có thể giảm 20% trong niên vụ 2023-2024.
Người trồng vải thiều ở Bắc Giang lo mất mùa
1 ngày trước
Năm nay, nhiều người trồng vải thiều chính vụ ở tỉnh Bắc Giang lo lắng mất mùa, vì cây ra hoa ít. Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang ước sản lượng vải thiều giảm 50 % so với năm ngoái.