Ông Tập Cận Bình: Không ai có thể ra lệnh cho chúng tôi cải cách

18/12/2018 14:13
Trong lễ kỷ niệm 40 năm "cải cách và mở cửa", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện sự cứng rắn trước áp lực từ phương Tây về những thay đổi lớn với nền kinh tế nước này.

Bài phát biểu lần này của ông Tập được cả thế giới chú ý nhất là trong bối cảnh phương Tây ngày càng yêu cầu Trung Quốc giảm sự kiểm soát của nhà nước với nền kinh tế. Việc Trung Quốc mở cửa hay không sẽ có gây ra những tác động đáng kể cho tương lai thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi hạn chót 90 ngày kết thúc.

"Không ai có thể ra lệnh cho Trung Quốc nên làm gì", ông Tập nhấn mạnh trong bài phát triển đồng thời kêu gọi Trung Quốc tiếp tục giữ vững con đường cải cách họ đang đi.

"Cải cách và cách thức cải cách phải phù hợp với mục tiêu bao trùm là cải thiện và phát triển hệ thống Chủ nghĩa Xã hội với các đặc điểm của Trung Quốc với hiện đại hóa và năng lực quản trị của đất nước. Chúng tôi sẽ kiên quyết cải cách những gì nên làm và có thể làm cũng như không làm bất cứ những gì không nên làm", ông Tập nhấn mạnh.

Trung Quốc chọn ngày 18/12 để kỷ niệm việc cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình dẫn đầu việc tái cấu trúc nền kinh tế năm 1978, mở đường cho phép tư nhân hóa trong nhiều ngành công nghiệp cũng như cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tiếp cận nền kinh tế này. Nhiều người cho rằng sự thay đổi chính sách đã giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo và biến Trung Quốc thành một nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Tuy nhiên, phương Tây lại lên tiếng cho rằng Trung Quốc sẽ không thể có được những thành công này nếu không "đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ" cũng như bảo hộ nền kinh tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài. Các nhà phê bình cho rằng Bắc Kinh hưởng lợi nhiều từ việc gia nhập WTO năm 2001 nhưng không tuân theo các cam kết trong việc giảm sự kiểm soát của chính phủ với nền kinh tế.

Sau khi ông Tập nhậm chức năm 2012, Bắc Kinh theo đuổi những chính sách định hướng thị trường hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phương Tây cho rằng hướng đi này đã đảo ngược với 8 trong 10 lĩnh vực trọng tâm không được cải cách.

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc sẽ cải cách nhiều hơn dù không nêu cụ thể. Ông Tập cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của đảng Cộng sản trong những cải cách tương lai cũng như khẳng định sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của đảng đã giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế suốt 40 năm qua.

Trước đó, ông Tập cũng nhiều lần tuyên bố Trung Quốc sẽ mở cửa nền kinh tế cho các doanh nghiệp nước ngoài dù Mỹ và các nước châu Âu luôn tỏ ra chưa hài lòng.

Hiện tại, Trung Quốc và Mỹ đang trong quá trình ngừng bắn thương mại với thời hạn 90 ngày để tiến hành đàm phán nhằm tìm tiếng nói chung. Thời gian này, Mỹ và Trung Quốc sẽ ngừng gia tăng các biện pháp đánh thuế nhằm vào hàng nhập khẩu của nhau. Tuy nhiên, những khác biệt và hàng loạt vấn đề mới xảy ra, trong đó có việc CFO Huawei bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Mỹ, đang khiến nhiều người cảm thấy lo lắng cho tương lai quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
3 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
3 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
4 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
5 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
5 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.