Ông Trump "trảm" hơn 80 điều luật quan trọng: Dân Mỹ tức giận, thiên nhiên "bật khóc"

25/12/2019 23:46
Hàng loạt luật được chính quyền ông Obama thông qua và áp dụng đã bị ông Trump đảo ngược. Việc này đã gây ra tranh cãi và mâu thuẫn lớn trong chính trường Mỹ.

Trong năm 2019, tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút lại hàng loạt những quy định môi trường quan trọng liên quan đến không khí, nguồn nước, đất đai và làm ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường do nguyên liệu hóa thạch.

CNBC dẫn số liệu từ nghiên cứu của Đại học Luật Harvard cho biết, chính quyền ông Trump đã thay đổi hoặc rút lại 85 luật liên quan tới môi trường.

Những quy định môi trường trước đây đã được thông qua để hạn chế phát thải khí nhà kính, bảo vệ đất đai và sinh vật khỏi hoạt động khai thác dầu khí, hạn chế ô nhiễm và nước thải độc hại.

Theo Khoa Luật của Đại học New York, việc đảo ngược các luật môi trường sẽ khiến nhiều người chịu ảnh hưởng tiêu cực từ chất độc hại, làm gia tăng mức độ biến đổi khí hậu gây ra bởi hiệu ứng nhà kính.

Dưới đây là 5 thay đổi có mức ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường mà chính quyền ông Trump đã đưa ra trong năm 2019.

1. Quy định về phát thải khí methane

Hồi tháng 8, chính quyền ông Trump thông báo kế hoạch giảm mức độ của luật liên quan tới phát thải khí methane. Nếu được áp dụng, các công ty dầu khí sẽ không cần phải sử dụng công nghệ để quản lí và sửa chữa những lỗ hổng khí methane từ các cơ sở và đường ống dẫn. Sự thay đổi này cũng dẫn tới tranh cãi tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) về việc liệu methane có được coi là một chất gây ô nhiễm môi trường không.

 Ông Trump trảm hơn 80 điều luật quan trọng: Dân Mỹ tức giận, thiên nhiên bật khóc - Ảnh 1.

Ảnh: iStock

Khí methane nguy hiểm bởi nó có thể làm gia tăng tốc độ ấm lên toàn cầu. Mức độ khí methane đã tăng mạnh từ năm 2007 và hoạt động sản xuất khí đốt là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này.

EPA cho rằng rút lại quy định này sẽ giúp ngành công nghiệp dầu khí tiết kiệm được 17-19 triệu USD hàng năm. Tuy nhiên, cũng theo tính toán của EPA, nếu không áp dụng quy định, trong vòng 5 năm tới lượng khí methane xả ra môi trường sẽ là hơn 370.000 tấn. Các nhà khoa học và những nhà vận động môi trường gọi đây là hành động "ám sát" môi trường và là bước lùi không thể chấp nhận được trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

2. Thay đổi quy định về nước sạch

Hồi tháng 9, EPA thay đổi quy định về nước sạch vốn được sử dụng để kiểm soát mức độ ô nhiễm và hóa học trong các con sông, suối, hồ, và đầm lầy của Mỹ.

Sau khi thay đổi, các doanh nghiệp có thể xả chất độc xuống các nguồn nước mà không cần xin phép. Việc này được cho là sẽ gây nguy hại trực tiếp tới nguồn nước uống của con người và môi trường sống cho các loài động vật. Trước đó, dưới thời ông Obama, luật này được ra đời với mục tiêu bảo vệ 60% các nguồn nước và bảo đảm an toàn cho 1/3 nguồn nước uống ở Mỹ.

Đối với một số nông dân và chủ trang trại, họ sẽ có thể dùng phân bón và thuốc trừ sâu có thể ngấm trực tiếp xuống nước mà không cần xin cấp phép.

Người đại diện của EPA Andrew Wheeler nói việc thay đổi quy định về nước sẽ giúp nông dân "cần tiêu tốn ít thời gian và tiền bạc hơn để xem họ có cần cấp phép từ liên bang hay không". Ông Wheeler cho rằng việc này còn giúp phát triển kinh tế và hạn chế những lo ngại không cần thiết.

3. Đạo luật về Sinh vật Có nguy cơ Tuyệt chủng

Hồi tháng 8, chính quyền ông Trump cho biết sẽ thay đổi quy định liên quan tới Đạo luật về Sinh vật Có nguy cơ Tuyệt chủng, khiến việc bảo vệ các loài sinh vật hoang dã khó khăn hơn trước đây.

 Ông Trump trảm hơn 80 điều luật quan trọng: Dân Mỹ tức giận, thiên nhiên bật khóc - Ảnh 2.

Ảnh: Joe Raedle | Getty Images

Theo CNBC, luật mới sẽ "tước" đi một số bảo vệ đối với động thực vật đang trong tình trạng nguy cấp. Các điều luật mới cũng loại bỏ những công cụ được các nhà khoa học sử dụng để dự đoán về mức độ tổn hại trong tương lai của biến đổi khí hậu đối với các sinh vật.

Kể từ khi được ký kết thành luật cách đây 45 năm, Đạo luật về Sinh vật Có nguy cơ Tuyệt chủng đã giúp giải cứu các loài như đại bàng hói, gấu xám, cá voi Florida và cá voi lưng gù.

Tổng chưởng lý tại 17 bang đã kiện chính quyền ông Trump về những thay đổi nói trên.

4. Tăng cường hoạt động cho nhà máy dùng than

Hồi tháng 6, chính quyền ông Trump đã áp dụng luật cho phép các nhà máy hoạt động bằng than hoạt động lâu hơn. Một trong những mục tiêu của ông Trump là cho phép các nhà máy điện than có cơ hội duy trì hoạt động kinh doanh mặc dù các hình thức sản xuất năng lượng khác như khí đốt tự nhiên và năng lượng mặt trời đang ngày càng phổ biến.

 Ông Trump trảm hơn 80 điều luật quan trọng: Dân Mỹ tức giận, thiên nhiên bật khóc - Ảnh 3.

Ảnh: Luke Sharrett | Bloomberg | Getty Images

Đáp lại, 29 thành phố và bang đã kiện EPA vì thay thế Chương trình Năng lượng Sạch của chính quyền ông Obama, cho rằng việc đó khiến Mỹ ngày càng phụ thuộc vào năng lượng than và cản trở các bang theo đuổi chương trình sản xuất năng lượng sạch.

Vụ kiện có thể sẽ được đem ra Tòa án Tối cao Mỹ, tạo ra những hệ lụy lớn ảnh hưởng tới nỗ lực giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu.

5. Nới lỏng quy định về hạn chế ô nhiễm từ ô tô

Trong năm 2019, Nhà Trắng cũng chuẩn bị loại bỏ một điều luật thời Obama liên quan tới việc giảm khí thải ô tô.

Phản hồi lại vấn đề này, 4 trong số các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đã ký một thỏa thuận với California nhằm giảm lượng khí thải xe. California và 13 tiểu bang khác cam kết sẽ tiếp tục thực thi kiểm soát chặt chẽ đối với ô tô. Đây là động thái có thể chia rẽ thị trường ô tô trong nước và khiến các nhà sản xuất ô tô đau đầu.

Cuối tháng 9, chính quyền ông Trump cấm bang California tự thiết lập các tiêu chuẩn khí thải của riêng mình bởi Nhà Trắng cho rằng ô tô sẽ rẻ hơn và an toàn hơn nếu không chịu quy định về khí thải.

California và 22 tiểu bang khác đã kiện quyết định của chính quyền Mỹ và cuộc chiến pháp lý này có thể sẽ được giải quyết tại Tòa án Tối cao.

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
6 giờ trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
5 giờ trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
5 giờ trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
5 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
5 giờ trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
23 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
3 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.