Phấn đấu cật lực mới hiện thực được giấc mơ 10 tỷ USD xuất khẩu tôm

18/11/2017 17:49
Để giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm cán mốc 10 tỷ USD vào năm 2025 tức gấp hơn 3 lần hiện tại, thì tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 - 2025 phải đạt trên 10năm. Xuất khẩu tôm vào Mỹ giảm kể từ thời Tổng thống Donald TrumpCơ hội xuất khẩu tôm tươi nguyên con và thanh long vào AustraliaThủ tướng: 10 tỷ USD xuất khẩu tôm vào năm 2030 là quá thấp

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, đây là một bài toán khó, nếu không có sự phấn đấu cật lực và giải pháp đột phá thì khó có thể thực hiện được nhiệm vụ.

Tập trung vào con tôm sú

Theo ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thuỷ sản (Tổng cục Thủy sản), năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,15 tỷ USD. Nhưng chúng ta vẫn chưa đề cập đến vấn đề xuất khẩu tại chỗ (người nước ngoài sử dụng tôm tại Việt Nam) và giá trị xuất khẩu tiểu ngạch.

Ngoài ra, chúng ta mới chỉ chú ý phát triển chuỗi giá trị của các đối tượng tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng). Hai đối tượng tôm hùm, tôm càng xanh (là những sản phẩm lợi thế, giá trị cao) chưa được tập trung đầu tư và quan tâm đúng mức.

phan dau cat luc moi hien thuc duoc giac mo 10 ty usd xuat khau tom hinh anh 1

Đại diện 8 Bộ, ngành cùng góp ý hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Bộ NN-PTNT ngày 16/11/2017.

Theo định hướng của Bộ NN-PTNT, để đạt được giá trị xuất khẩu tôm 10 tỷ USD, Việt Nam không cần mở rộng thêm quá nhiều diện tích nuôi (khoảng 15.000ha đến năm 2020 và 55.000ha năm 2025) mà chủ yếu đẩy nhanh tăng trưởng về giá trị và sản lượng, đặc biệt là đối tượng tôm sú.

Ông Cẩn thông tin, hiện nay, giá tôm sú là 18 USD/pound còn tôm thẻ chân trắng dao động từ 7 - 10 USD/pound. Như vậy, nếu nâng tổng sản lượng tôm nước lợ lên khoảng 1,1 triệu tấn; tôm càng xanh đạt 50.000 tấn và tôm hùm đạt 3.000 tấn, chúng ta sẽ cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Công an, nếu chỉ đặt mục tiêu sản lượng tôm đạt 1,1 triệu tấn đến năm 2015, thì sẽ không đạt được kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Cần phải có sản lượng khoảng 1,8 - 2 triệu tấn tôm nguyên liệu, vì từ năm 2014 - 2016, Việt Nam đã nhập khoảng 60.000 tấn tôm/năm với giá thành phẩm từ 7,89 - 9,38 USD/kg mới đạt được tổng giá trị xuất khẩu (trên dưới 3 tỷ USD/năm như đã công bố).

Theo dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, tổng giá kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD, trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000ha, diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 50.000ha, nuôi tôm hùm đạt 1,3 triệu m3 lồng.

Cũng theo Bộ Công an, cần quy định cụ thể về việc kiểm soát sản xuất kinh doanh giống tôm. Thức ăn nuôi tôm cũng là vấn đề quan trọng, bởi một số ít doanh nghiệp sản xuất thức ăn của nước ngoài đang chiếm 70% thị phần của cả nước và chi phối khá mạnh mẽ.

5 nhóm nhiệm vụ chiến lược

Bộ Kế hoạch Đầu tư đặt vấn đề: Việc mở rộng thêm diện tích nuôi tôm khoảng 70.000ha từ nay đến năm 2025 cần tập trung ở đâu? Theo lý giải của Bộ NN-PTNT: “Việc mở rộng diện tích tập trung vào khu vực bãi bồi, đất hoang hoá, sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, rừng sản xuất, vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn của ĐBSCL (đã xem xét và đối chiếu với Quy hoạch sử dụng đất của Bộ TN-MT).

Theo ông Như Văn Cẩn, để hoàn thành mục tiêu trên, kế hoạch phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 đã nêu ra 5 nhóm nhiệm vụ chiến lược. Đối với nuôi tôm nước lợ công nghiệp, chúng ta rất dễ nâng cao giá trị, nhưng còn phụ thuộc vào thị trường. Đặc điểm của nhóm này là cần nguồn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, có hệ thống kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Do đó, bằng mọi giá phải lôi kéo được doanh nghiệp vào cuộc.

Thứ hai, lợi thế của chúng ta là nuôi tôm sinh thái, tôm quảng canh với khoảng 560.000ha. Cần tổ chức lại sản xuất, ứng dụng các tiến bộ sản xuất giống, chăm sóc để đẩy năng suất trung bình lên 700kg/ha/năm vào năm 2025. Với đối tượng tôm càng xanh, hiện chúng ta đã có thị trường, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.

phan dau cat luc moi hien thuc duoc giac mo 10 ty usd xuat khau tom hinh anh 2

Chế biến tôm xuất khẩu.

Thực tế đã chứng minh, vùng nước mặn, nước lợ ở ĐBSCL là môi trường sống thích hợp của tôm càng xanh. Nhưng, công tác sản xuất giống trong nước rất kém. Đến năm 2025, cần phải nghiên cứu, sản xuất cung ứng giống tôm càng xanh đảm bảo chất lượng, đủ số lượng từ 2 - 3 tỷ con giống.

Với tôm hùm, chúng ta phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên và chủ yếu xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, kém ổn định cần phải đẩy mạnh đàm phán thương mại để nâng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch tôm hùm.

Để giải những khó khăn của ngành tôm hiện nay, cần phải thực hiện tốt nhóm nhiệm vụ phát triển hệ thống chế biến, tiêu thụ, phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm tôm của Việt Nam.

“Hiện chúng ta có hệ thống nhà máy chế biến tôm rất tốt. Vừa rồi chúng tôi sang làm việc tại Ecuador, rất nhiều sản phẩm của họ được nhập vào Việt Nam để chế biến. Như vậy, đây cũng là hướng đi giúp nâng cao giá trị xuất khẩu ngành tôm của Việt Nam”, ông Cẩn nói.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, muốn đạt được mục tiêu đặt ra, cần phải xây dựng đề án về xúc tiến thương mại và phòng vệ thị trường. Có như vậy, ngành hàng tôm vừa giữ vững và mở rộng được thị trường xuất khẩu, vừa chủ động phòng tránh, giảm thiểu rủi ro trước các rào cản thương mại.

Ngoài đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển giống, Thứ trưởng Tám cũng cho rằng, vấn đề đầu tư hạ tầng cung cấp điện 3 pha phục vụ các vùng nuôi tôm tập trung cũng rất quan trọng (theo ước tính của EVN, cần khoảng 1.500 tỷ đồng), chính phủ cần xem xét hỗ trợ lãi suất vốn vay cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam để khuyến khích ngành điện đầu tư vào khu vực này.

Tin mới

Hà Nội: Bắt giữ hơn 1 tấn chân gà chiên không rõ nguồn gốc
43 phút trước
Hơn 1 tấn chân gà chiên không rõ nguồn gốc đựng trong bao tải đang trên đường về Thủ đô tiêu thụ bị lực lượng CSGT Hà Nội phát hiện, phối hợp với đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố bắt giữ.
Vải thiều vào vụ, giá rẻ bất ngờ
2 giờ trước
Tại TPHCM, từ chợ truyền thống đến xe đẩy bán dạo, mặt hàng quả vải tươi gần như chiếm ưu thế so với các loại trái cây khác. Với giá khá mềm, chỉ từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, tiểu thương cho biết mặt hàng này đang rất hút khách.
Honda Phi Thuyền 2025 quá 'hot', một lô vừa về giờ còn vài chiếc: Cốp to hơn của SH, ăn xăng 2,2L/100km
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga Phi Thuyền của Honda nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
Thế Giới Di Động cắt giảm mặt bằng, kiếm đậm từ gian hàng online
2 giờ trước
Trong quý I/2025, gian hàng TGDĐ Official trên Shopee Mall đạt doanh thu 27,3 tỷ đồng.
Xe ga tiết kiệm xăng nhất Việt Nam có phiên bản mới: Sở hữu loạt trang bị xịn xò, dễ dàng thay thế Honda LEAD
3 giờ trước
Mức tiêu hao nhiên liệu của mẫu xe ga này khá ấn tượng chỉ 63 km/l.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.765.120 VNĐ / tấn

168.00 JPY / kg

0.89 %

- 1.50

Đường

SUGAR

9.894.384 VNĐ / tấn

17.29 UScents / lb

0.63 %

- 0.11

Cacao

COCOA

253.447.077 VNĐ / tấn

9,764.00 USD / mt

5.00 %

- 514.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

205.876.440 VNĐ / tấn

359.76 UScents / lb

0.34 %

- 1.21

Gạo

RICE

15.555 VNĐ / tấn

13.17 USD / CWT

1.97 %

+ 0.26

Đậu nành

SOYBEANS

10.112.794 VNĐ / tấn

1,060.30 UScents / bu

0.68 %

- 7.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.483.762 VNĐ / tấn

296.50 USD / ust

0.10 %

+ 0.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

The Coffee House "lấy làm tiếc" về chuyện bịt ổ điện
6 giờ trước
Sau ồn ào bịt ổ điện khiến mạng xã hội tranh cãi, The Coffee House đã chính thức lên tiếng giải thích lý do về những bất tiện xảy ra trong quá trình thay đổi không gian.
Chợ mạng rao bán vải u hồng chín sớm, giá rẻ bất ngờ
8 giờ trước
Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết rao bán quả vải u hồng chín sớm với giá chỉ từ 20.000 - 70.000 đồng/kg, rẻ hơn rất nhiều so với năm ngoái.
Sầu riêng Việt Nam sẽ đi đâu về đâu?
10 giờ trước
Để xây dựng sầu riêng - loại nông sản được mệnh danh là “vua trái cây” - trở thành thương hiệu quốc gia cần thiết phải rà soát lại toàn bộ hệ thống sản xuất - xuất khẩu, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, sử dụng chất cấm... Bộ trưởng NN&MT cho rằng "nếu xác định sầu riêng là sản phẩm chiến lược quốc gia thì cũng phải có sự đầu tư thỏa đáng".
Kiểm soát chặt sầu riêng từ vườn đến xuất khẩu, xử lý hình sự nếu vi phạm nặng
22 giờ trước
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu kiểm soát chặt chất lượng sầu riêng từ khâu trồng trọt đến từng container xuất khẩu, vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.