Phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn đầu tư công trước 31/12

02/08/2022 07:30
Chiều nay (1/8), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương.

14 cơ quan, đơn vị gồm 9 bộ, cơ quan Trung ương và 5 địa phương dự họp hôm nay là các cơ quan được giao đầu tư nhiều công trình dự án quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương và đất nước.

Vướng nhiều khâu

Tổng số vốn giao năm 2022 khoảng 132.326 tỷ đồng (gồm 21.155 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương gồm 13.454 tỷ đồng vốn trong nước và 7.701,45 tỷ đồng vốn nước ngoài và 111.171 tỷ  đồng vốn ngân sách địa phương). Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao 6.438 tỷ đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường 1.706 tỷ đồng, Bộ Công Thương 825 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam 920 tỷ đồng, Hà Nội 51.583 tỷ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh 54.268 tỷ đồng...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, đến 30/6/2022, giá trị giải ngân đạt khoảng 22.689 tỷ đồng, bằng 17,1% kế hoạch giao (thấp so với bình quân cả nước khoảng 29,1% kế hoạch).

Phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn đầu tư công trước 31/12 - Ảnh 1.

Các địa phương phát biểu qua cầu truyền hình trực tuyến - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Về nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giải ngân, qua tổng hợp từ các bộ, ngành và địa phương được kiểm tra cho thấy quá trình áp dụng một số quy định còn lúng túng, vướng mắc: Công tác chuẩn bị đầu tư (Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh về định mức, nội dung lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi), áp dụng quy định về tách giải phóng mặt bằng đối với dự án nhóm B và nhóm C (báo cáo của Đắk Lắk), nhiều thủ tục phải xin ý kiến nhiều bộ, ngành (báo cáo của Hà Nội) do dự án phải thực hiện theo nhiều quy định pháp luật...

Việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện nhiều bước, các bước phải lấy ý kiến nhiều cơ quan liên quan nên thời gian kéo dài, đại diện ý của tỉnh Đắk Lắk, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phản ánh.

Quy trình, thủ tục cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở các địa phương khá dài (từ 1,5-2 năm) ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng, theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giá nguyên, nhiên liệu tăng, gây khó khăn cho đơn vị thi công, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai gói thầu, nhà thầu thi công cầm chừng, chờ điều chỉnh giá từ Nhà nước (ý kiến của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắk Lắk).

"Khó khăn vẫn là câu chuyện giải phóng mặt bằng mà lớn nhất là việc xác định nguồn gốc đất", Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nói.

Phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn đầu tư công trước 31/12 - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, theo kế hoạch trung hạn 2021 thì chủ yếu giao vốn cho các dự án chuyển tiếp và năm 2022 là năm đặc thù vì bắt đầu triển khai các dự án khởi công mới, nên thủ tục đầu tư cũng mất nhiều thời gian hơn, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân những tháng đầu năm 2022. "Sau khi xong các thủ tục như đấu thầu, thiết kế cơ sở, giải phóng mặt bằng, thì việc giải ngân những tháng cuối năm sẽ được cải thiện", Thứ trưởng Ngọc nói, vướng mắc chủ yếu vẫn là ở khâu triển khai dự án. Trong đó, khâu chuẩn bị dự án chưa tốt nên ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân.

Cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng, vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật của năm nay do các bộ, ngành, địa phương đề xuất ít hơn so với mọi năm, các vướng mắc chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, vướng mắc liên quan đến đánh giá tác động môi trường không nhiều. Liên quan đến đất đai, Thứ trưởng Kiên cho cho biết, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành 1 nghị định sửa nhiều Nghị định để tháo gỡ các vướng mắc trong khi chờ ban hành Luật Đất đai (sửa đổi).

Rà soát, chuyển vốn cho dự án có khả năng giải ngân

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, thúc đẩy đầu tư và giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, qua đó góp phần kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp cũng như thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội khác.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đặc biệt tại các dự án lớn, trọng điểm quốc gia.

Phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn đầu tư công trước 31/12 - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, kết quả giải ngân tại các bộ, ngành, địa phương là chưa đạt yêu cầu (hơn 22% tính đến hết tháng 7/2022), còn thấp hơn bình quân chung cả nước (34,47% tính đến hết tháng 7).

Do đó, các bộ, ngành, địa phương phải rất nỗ lực, xác định rõ nguyên nhân, tìm ra giải pháp để đẩy nhanh tốc độ giải ngân, phấn đấu giải ngân toàn bộ trong tháng 12/2022.

Nhất trí với các ý kiến về nguyên nhân làm chậm giải ngân, Phó Thủ tướng cho rằng, các quy định pháp luật rất chặt chẽ, trong quá trình triển khai các bước đòi hỏi rất chuẩn xác. Bên cạnh đó, chuẩn bị dự án đầu tư chưa tốt cũng ảnh hưởng đến giải ngân.

Phó Thủ tướng lưu ý, các bộ, ngành phải rất chú trọng từ khâu đầu tiên, từ đăng ký dự án đầu tư đến xây dựng đề án, phê duyệt chủ trương, lập dự án đầu tư... "Nếu không bảo đảm khâu này thì có vốn cũng không thực hiện được". Các bộ, ngành, địa phương phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng công tác chuẩn bị hồ sơ, thẩm định, phê duyệt dự án.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương rà soát các dự án sử dụng nguồn vốn địa phương đã được phân bổ vốn nhưng không khả thi trong năm nay, kịp thời điều chuyển vốn sang các công trình khác để bảo đảm giải ngân, hiệu quả đầu tư.

Đối với nguồn vốn Trung ương đã được phân bổ, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền cho điều chỉnh danh mục các dự án trong nội bộ địa phương hoặc sang các địa phương khác. Nếu không thể thực hiện được, cần tổng hợp để điều chuyển kịp thời.

Liên quan đến hồ sơ thanh quyết toán, các địa phương cần sát sao hơn, đi kiểm tra tình hình thực tế, làm việc chặt chẽ với các nhà thầu, bảo đảm tiến độ thanh quyết toán cho nhà thầu.

Về công tác giải phóng mặt bằng, Phó Thủ tướng cho rằng, nhiều địa phương phản ánh vướng mắc trong lĩnh vực này. Trong tình hình hiện nay, quy định pháp luật đòi hỏi quản lý rất chặt chẽ, vai trò của các bộ, ngành Trung ương là rất lớn trong việc hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, rà soát, trình cấp có thẩm quyền xử lý các tồn tại, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công.

Tin mới

7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
13 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Galaxy Z Fold7 & Z Flip7: Khi điện thoại gập không còn phải đánh đổi
29 phút trước
Với thiết kế mỏng nhẹ, camera đạt chuẩn Ultra cùng trải nghiệm Galaxy AI được tối ưu hoá, Galaxy Z Fold7 và Flip7 đang tạo được những ấn tượng ban đầu khả quan.
Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
30 phút trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mazda CX-5 2025 ra mắt: Nội thất mới hoàn toàn, màn hình lớn, ít phím bấm, 'úp mở' bản hybrid gây bất ngờ
3 giờ trước
Mazda CX-5 thế hệ mới có sự tăng tiến về kích thước xe và cấu hình bên trong. Trong khi đó, phần ngoại thất được thay đổi nhẹ nhưng vẫn giữ lại phong cách kodo đã làm nên tên tuổi của hãng xe Nhật Bản.
Siêu phẩm xe ga 125cc của Yamaha mở bán: Thiết kế độc lạ, tiêu thụ chưa tới 2L/100 km xăng
4 giờ trước
Mẫu xe ga mới có thiết kế độc đáo, hướng tới nhu cầu cho phương tiện di chuyển hàng ngày trên đường phố của người dùng trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tân binh xe điện mini chính thức mở bán tại Việt Nam: sạc một lần chạy 170 km, giá 199 triệu đồng cạnh tranh Wuling Mini EV
20 giờ trước
Đây là mẫu xe điện mini có giá bán rẻ nhất thị trường Việt.
Kia Sorento giảm giá còn từ 879 triệu đồng tại đại lý, đua giá với Santa Fe nhưng VIN 2025
22 giờ trước
Mặc dù những chiếc Kia Sorento được giảm giá không phải lô sản xuất năm ngoái nhưng đây vẫn có thể là động thái dọn nốt hàng bản cũ, chờ bản nâng cấp mới có thể ra mắt ngay năm nay.
Ngỡ ngàng kỷ lục độc đắc 127 tỷ đồng Vietlott: Khách luận số từ 1 tờ voucher, đánh đi đánh lại nhiều lần
1 ngày trước
Đây là cách chủ nhân giải Jackpot Mega 6/45 đã luận 1 bộ số để chơi Vietlott và trúng 127 tỷ đồng.
Cứ 4 phút lại có một người học tại Việt Nam đăng ký khóa học về GenAI trên Coursera
1 ngày trước
Trước nhu cầu học về GenAI đang bùng nổ, Coursera đã mang 3.000 khóa học bằng tiếng Việt và loạt tính năng AI mới dành cho học viên tại Việt Nam.