Phần mềm đo lường tập trung đông người cho biết gì về việc đi lại của người dân sau khi Chỉ thị 16 được thực thi?

15/04/2020 19:57
"Với việc thực hiện Chỉ thị 16, chúng ta đã viết một phần mềm đo lường tập trung đông người, đo lường mật độ đi lại" - Bộ trưởng.Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo: "Với việc thực hiện Chỉ thị 16, chúng ta đã viết một phần mềm đo lường tập trung đông người, đo lường mật độ đi lại. Sau khi Chỉ thị 16 được thực thi, việc đi lại của người dân giảm sâu nhất vào ngày 2/4, giảm khoảng hơn 3 lần so với trước đó. Tuy nhiên, sau đó khoảng 5 ngày, người dân lại ra đường nhiều hơn, với xu thế đang tăng lên. Do vậy, chúng ta phải tăng cường về mặt chính quyền để người dân thực thi nghiêm mệnh lệnh của Chính phủ, để nếu ban hành lần 2, lần 3 người dân sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm".

Cụ thể, theo phần mềm này, chỉ số đi lại bình thường của người dân khi chưa cách ly là 3. Tuy nhiên, đến ngày 10/4, có thể do người dân thấy số ca mắc bệnh đã giảm nên họ đi lại nhiều hơn. Điển hình là Hà Nội, chỉ số đi lại của người dân đang từ mức 1 lên 1,6 và Thành phố Hồ Chí Minh ở mức 1,8 và có xu thế tăng lên. 

Do đó, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp để người dân thực hiện nghiêm các quy định. Với việc cách ly, giãn cách xã hội, các ý kiến trong cuộc họp cho rằng cần kiến nghị các giải pháp cụ thể, chi tiết hơn, có tính đến yếu tố địa phương, nhóm đối tượng, ngành nghề sản xuất kinh doanh. 

Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT, Viettel cũng đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch bệnh như: Triển khai hoạt động giám sát phục vụ yêu cầu giãn cách xã hội theo từng tình huống cụ thể; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế lây nhiễm dịch bệnh qua việc sử dụng tiền mặt trong mua, bán hàng hoá.

Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện các giải pháp để "chặn đến cùng" tất cả các ca xâm nhập; chưa nới lỏng chính sách nhập cảnh; giám sát chặt nhóm người mắc các bệnh giống cúm (qua những người mua thuốc); triển khai xét nghiệm điểm một số nhóm đối tượng (lao động phổ thông, cộng đồng người nước ngoài sinh sống tập trung); kiểm soát chặt chẽ các địa điểm tập trung đông người (cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; các di tích, danh thắng; khu du lịch, vui chơi, giải trí; chợ đầu mối, chợ dân sinh; làng nghề, bếp ăn tập thể,…).

Bên cạnh các giải pháp về phòng chống dịch bệnh, cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về xã hội, quan tâm tới nhóm người yếu thế gặp khó khăn vì dịch bệnh; đồng thời xem xét tiến hành nới lỏng trên cơ sở có biện pháp kiểm soát phù hợp đối với một số ngành hàng sản xuất, kinh doanh dịch vụ thiết yếu…

Mới đây, chiều 15/4, kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương đặc biệt là 2 đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình cụ thể và có thể kéo dài hơn nữa nếu tình trạng có lây nhiễm xảy ra...

Thủ tướng quyết định nhóm các tỉnh thành có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh, và đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện CT 16 đến 22/4 hoặc 30/4 tuỳ tình hình cụ thể của việc lây nhiễm.

Phần mềm đo lường tập trung đông người cho biết gì về việc đi lại của người dân sau khi Chỉ thị 16 được thực thi? - Ảnh 2.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "làm mưa làm gió" ở nền kinh tế thuộc top giàu nhất thế giới, tăng trưởng 69 lần
4 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang quốc gia này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
4 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
EVNHANOI khuyến khích khách hàng sử dụng app kiểm soát lượng điện tiêu thụ
5 giờ trước
App EVNHANOI có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học.
Limousine của VinFast chưa ra mắt được đăng ký bản quyền ở nước hàng xóm: Người Việt nào thiết kế?
5 giờ trước
Một nhà thiết kế người Việt cũng tham gia làm mẫu xe này.
Theo dõi một cửa hàng điện thoại di động, công an phát hiện gần 2 tấn thực phẩm không nhãn mác, tịch thu thịt lợn Trung Quốc, thịt bò Kobe
6 giờ trước
Sau kiểm kê, tổng số thực phẩm bị thu giữ lên tới gần 2 tấn, cùng 434 kg nước sốt và rau củ tự làm trong 27 thùng chứa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

105.352.398 VNĐ / lượng

3,335.20 USD / toz

0.27 %

+ 9.00

Bạc

SILVER

1.166.451 VNĐ / lượng

36.93 USD / toz

0.21 %

+ 0.08

Đồng

COPPER

292.415.633 VNĐ / tấn

506.25 UScents / lb

1.54 %

- 7.90

Bạch kim

PLATINUM

44.447.517 VNĐ / lượng

1,407.10 USD / toz

1.81 %

+ 25.00

Nickel

NICKEL

399.812.000 VNĐ / tấn

15,260.00 USD / mt

0.62 %

- 95.00

Chì

LEAD

54.095.140 VNĐ / tấn

2,064.70 USD / mt

0.15 %

- 3.20

Nhôm

ALUMINUM

68.007.340 VNĐ / tấn

2,595.70 USD / mt

0.48 %

- 12.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Một quốc gia châu Á đang ráo riết phá thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc: Sỡ hữu hơn 12 triệu tấn ‘vàng nâu’ chứa kim loại đất hiếm, ông lớn nội địa tuyên bố: “Tiền không phải vấn đề”
10 giờ trước
Trong vòng 5 năm tới, thị trường đất hiếm toàn cầu sẽ có sự thay đổi lớn.
SUV Toyota bán chạy nhất thế giới: Ngang cỡ CR-V mà giá gấp đôi, đắt có 'xắt ra miếng'?
1 ngày trước
Mẫu xe bán chạy nhất thế giới có gì nổi bật để có thuyết phục khách hàng Việt xuống tiền?
Giá bạc hôm nay 3/7: tiếp tục trạng thái giằng co
2 ngày trước
Giá bạc trong nước và thế giới đều giảm trong bối cảnh bất ổn thương mại và tài chính gia tăng.
Trừng phạt bủa vây ngành thép của Nga - một quốc gia mừng thầm vì trúng lớn: 'Cứu tinh đây rồi'
2 ngày trước
Quốc gia này đang đẩy mạnh xuất khẩu thép sang Nga khi gặp khó ở một số thị trường châu Á và Đông Nam Á.