Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chúng tôi đang lo ngại chu kỳ khủng hoảng 10 năm!

10/06/2018 15:23
Chia sẻ với các nhà khoa học, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói rằng nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở rất lớn, nên dễ chịu tác động của các bất ổn thế giới.

Sáng 10/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tham dự Hội thảo khoa học củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới của Việt Nam.

Nền kinh tế dễ bị tổn thương vì độ mở rất lớn 

Căng thẳng địa chính trị trên thế giới và trong khu vực là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Huệ đề cập. Bởi lẽ với những diễn biến khó lường trong quan hệ giữa các nước, ảnh hưởng của cách mạng 4.0 khiến cho Việt Nam đứng trước nhiều lợi ích cũng như thách thức lớn đi kèm.

"Chúng ta phải hành xử như thế nào với cuộc cách mạng khoa học này khi mà ta chưa tạo được đột phá trong thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và mạnh bằng công nghệ thông tin?", ông nêu vấn đề.

Ông Huệ cũng đề cập đến việc Việt Nam là một nền kinh tế đang có độ mở rất lớn khi tổng kim ngạch xuất khẩu bằng 193% GDP năm 2017. Điều này khiến cho đất nước dễ chịu tác động trước các bất ổn thế giới.

 "Chúng tôi đang lo ngại chu kỳ "khủng hoảng 10 năm", Phó Thủ tướng nói và cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ như Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước… xây dựng báo cáo đánh giá rõ rủi ro, thách thức Việt Nam phải đối mặt từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo.

"Đây cũng là vấn đề các nhà khoa học tiếp tục cho ý kiến", Phó Thủ tướng nói.

Hàng loạt vấn đề đặt hàng giới chuyên gia 

Bên cạnh đó, ông Huệ cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cơ cấu lại các thị trường xuất khẩu cũ và mở rộng thị trường sang các khu vực, quốc gia khác, bởi không thể loay hoay chỉ có 10 thị trường chính như hiện nay.

Với thị trường trong nước, Phó Thủ tướng cho rằng 2 năm qua tăng trưởng trên 10%/năm nhưng cơ sở hạ tầng của thị trường nội địa còn yếu kém, cần phải được tập trung làm rõ, tạo nền tảng vững chắc cho thị trường này.

Trong điều kiện Chính phủ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, điều hành chính sách kinh tế tài khoá, tiền tệ chặt chẽ, nền kinh tế không còn phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng, giải ngân vốn đầu tư công gặp nhiều khó khăn mà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, Phó Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học làm rõ các yếu tố trên, đánh giá liệu nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế thực hay chưa.

Ngoài ra, ông cũng yêu cầu các nhà khoa học hiến kế gia tăng tính gắn kết trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên nguyên tắc "không đánh đổi phát triển kinh tế để hủy hoại môi trường, không để ai phải thụt lại ở phía sau"…

Nói thêm, Phó Thủ tướng cho biết tăng trưởng kinh tế cải thiện nhưng giá trị gia tăng của nền kinh tế lại giảm đi.

"Phải chăng ta đang dịch chuyển kinh tế sang khu vực 2, 3 đòi hỏi phải đầu tư ban đầu cao hơn khu vực 1 và thời gian quay vòng lâu hơn? Ngay cả trong khu vực 1, nền sản xuất, xuất khẩu chuyển từ cây ngắn ngày sang cây dài ngày cũng cần phải đầu tư cao hơn nên hiện nay giá trị gia tăng mang lại còn đang thấp?", ông đặt câu hỏi.

Theo ông, Việt Nam đang nói nhiều nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng ít nói tới phát triển các thị trường như thị trường tài chính - vốn, lao động, khoa học công nghệ, hàng hoá - dịch vụ và thị trường bất động sản. Như vậy, các quy chuẩn của thị trường phải được xây dựng như thế nào?

Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho rằng các chỉ tiêu về sự bền vững của nền kinh tế là chưa có, Chính phủ mong muốn "đặt hàng" các nhà khoa học về nội dung này.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
12 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
15 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.