Phụ thuộc rất nhiều vào 'mỏ năng lượng' Nga, châu Âu liệu có cách nào để 'quay xe'?

25/02/2022 19:54
Khả năng khai thác trong khu vực cạn kiệt cùng những kế hoạch triển khai năng lượng tái tạo "vẫn chưa đến đâu" khiến châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung từ Nga.

Người dân châu Âu đã phải chi trả số tiền lớn khi giá năng lượng leo thang, trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine leo thang. Sáng ngày 24/2, giá năng lượng quốc tế đã tăng "thẳng đứng", khi giá dầu thô Brent vượt 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Giá khí đốt tự nhiên tăng tới 6,5%.

Hôm thứ Ba, Đức thông báo sẽ tạm dừng triển khai dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở biển Baltic. Đây là dự án nhằm tăng dòng chảy khí đốt trực tiếp của Nga đến Đức. Có thể thấy, EU đặc biệt phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Trong khi đó, hôm 23/2, Washington Post đưa tin EU đang lên kế hoạch tạo dựng sự độc lập đối với năng lượng của Nga. Kế hoạch này dự kiến sẽ được EC công bố vào tuần tới.

Vậy tại sao khu vực này lại phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga đến vậy?

Khí tự nhiên ở vùng Biển Bắc đã cạn kiệt

Theo Tim Schittekatte - nhà khoa học nghiên cứu tại MIT Energy Initiative và là chuyên gia về lưới điện châu Âu, trong những năm 1960 và 1970, châu Âu có khả năng cung cấp lượng khí đốt tự nhiên tương tự với lượng mà họ đang sử dụng.

Sản lượng sụt giảm do các mỏ khí đốt ở vùng Biển Bắc - vốn là nguồn sản xuất khí đốt tự nhiên đặc biệt quan trọng của Nga và Anh, bị cạn kiệt. Sau đó, Hà Lan thông báo họ sẽ đóng cửa hoàn toàn các mỏ khí đốt Groningen vì động đất.

Trong cùng thời gian đó, EU đã giảm sự phụ thuộc vào than đá để đạt mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050 và cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải vào năm 2030. Hiện tại, khoảng 20% công suất điện của EU là từ sản xuất than.

Theo Tổng cục Năng lượng EU, kể từ năm 2012, EU đã giảm khoảng 1/3 sản lượng điện than. Ngoài ra, Đức đã không chấp thuận các khoản đầu tư vào năng lượng hạt nhân với Đạo luật Năng lượng Nguyên tử vào năm 2011. Chỉ 13% năng lượng của châu Âu hiện đến từ năng lượng hạt nhân.

Khoảng 25% năng lượng tiêu thụ của EU đến từ khí đốt tự nhiên. Dầu và dầu mỏ, năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học, nhiên liệu hoá thạch rắn chiếm phần còn lại. 

Schittekatte cho hay: "Trong bối cảnh đó, việc sử dụng khí đốt tự nhiên của Nga có hi phí thấp nhất. Thay vì đa dạng hoá nhà cung cấp, họ lại đa dạng hoá đường nhập khẩu khí đốt từ Nga."

Ngoài chi phí hợp lý, trữ lượng khí đốt của Nga cũng lớn hơn toàn bộ nguồn cung gần đs, theo George Erdmann - cựu chủ nhiệm Bộ môn Hệ thống Năng lượng tại Viện Công nghệ Năng lượng thuộc Đại học Công nghệ Berlin.

Erdmann cho biết, đối với khu vực trước đây là Đông Đức, khí đốt và dầu của Nga là nơi nhập khẩu năng lượng với mức giá phải chăng duy nhất. Cho đến nay, Nga đều sở hữu các hợp đồng dài hạn. Vì vậy, ngành công nghiệp khí đốt cho rằng Nga là đối tác thương mại khá đáng tin cậy.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo

Dù EU phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng nhu cầu của cả khu vực đã đạt đỉnh vào năm 2010. EU đã và đang tập trung vào việc xây dựng các nguồn năng lượng tái tạo. Song, quá trình xây dựng không đủ nhanh để loại bỏ sự phụ thuộc vào Nga.

Nguyên nhân một phần là do cơ sở hạ tầng năng lượng của EU không đủ để xử lý khả năng xảy ra gián đoạn của năng lượng tái tạo: khó có thể lưu trữ năng lượng từ các nguồn tái tạo ở những thời điểm không có mặt trời hay không có gió. EU đang thực hiện một số giải pháp như sử dụng pin năng lượng quy mô lớn và hydro "xanh", song vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.

Peter Sobotka - nhà sáng lập và CEO của công ty chuyên về cải thiện hiệu quả mạng lưới phân phối năng lượng châu Âu Corinex, cho biết chiến lược này của EU phần lớn phụ thuộc vào việc lắp đặt các thiết bị năng lượng mặt trời nhỏ hơn của người tiêu dùng.

Ông nói: "Mô hình này đòi hỏi các khoản đầu tư lớn vào lưới điện để đưa năng lượng dư thừa đến những nơi cần dùng trong thời gian nhanh chóng. Hiện tại, công suất lưới điện không đủ để tăng việc sử dụng năng lượng tái tạo ở 1 số khu vực ở châu Âu, như Tây Ban Nha và Hà Lan."

Một số công ty đã nhận thức được vấn đề. E.ON - công ty năng lượng ở Đức, đã đầu tư 22 tỷ euro trong 5 năm tới để nâng cấp và số hoá các mạng lưới phân phối năng lượng của mình.

Sobotka nói: "Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine căng thẳng hơn, kế hoạch này bắt đầu hơi muộn." Ngoài ra, quá trình cấp phép cũng diễn ra chậm và thậm chí còn thể vấp phải sự phản đối của công chúng.

Theo Schittekatte, phần lớn điện tái tạo nên được đưa đến từ Biển Bắc thông qua gió ngoài khơi, nhưng khó khăn ở đây là việc đòi hỏi sự hợp tác đa phương. Đây cũng là yếu tố khiến chiến lược của EU chậm lại đáng kể.

Tham khảo CNBC

https://cafef.vn/phu-thuoc-rat-nhieu-vao-mo-nang-luong-nga-chau-au-lieu-co-cach-nao-de-quay-xe-20220225184512183.chn

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
59 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
40 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
55 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.