Project Syndicate: Tác động của COVID-19 đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi chỉ đang hé lộ, phải bắt đầu kế hoạch giải cứu kinh tế ngay

11/04/2020 11:00
Các tác động lên sức khỏe cộng đồng và kinh tế của COVID-19 tại các nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế mới nổi chỉ mới bắt đầu hé lộ, nhưng rõ ràng là mức độ nghiêm trọng vẫn sẽ tiếp tục tăng lên. Nếu muốn tránh một làn sóng phá sản, họ phải bắt đầu lên kế hoạch giải cứu nền kinh tế ngay lập tức.

Khi Covid-19 lây lan từ quốc gia này sang quốc gia khác, virus không quan tâm đến các đường biên giới giữa các quốc gia hay bất kỳ rào cản nào. Nó cũng hề không quan tâm đến hậu quả kinh tế. Ngay từ đầu rõ ràng đại dịch COVID-19 là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi một giải pháp toàn cầu.

Trong các nền kinh tế phát triển trên thế giới, cảm thông với nhau là chưa đủ. Các nền kinh tế cần có đủ năng lực để hỗ trợ nhau bằng các phương pháp đa phương, và những giải pháp mang tính toàn cầu cũng sẽ đem lại lợi ích cho chính mỗi quốc gia. Chừng nào đại dịch vẫn còn hoành hành ở bất cứ đâu trên thế giới, nó vẫn sẽ là hiểm họa cả về mặt dịch tễ và kinh tế trên toàn cầu.

Tác động của COVID-19 đối với các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi chỉ mới bắt đầu hé lộ. Có nhiều lý do để tin rằng thiệt hại ở các quốc gia này sẽ nặng nề hơn so với các nền kinh tế phát triển. Xét cho cùng người dân ở các quốc gia thu nhập thấp thường có mật độ dân số cao, vì vậy các quốc gia này có tỷ lệ dân số mắc phải các vấn đề sức khỏe đã có từ trước cao hơn và khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Bên cạnh đó, so với các nền kinh tế phát triển, năng lực đối phó với đại dịch của hệ thống y tế tại các quốc gia này là thấp hơn.

Một báo cáo ngày 30/3 từ Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) đã đưa ra một dự báo sớm về tương lai phía trước của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế của họ dựa vào xuất khẩu, mà giờ đây ngành này có nguy cơ sụp đổ do suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này không có gì bất ngờ khi lưu lượng đầu tư toàn cầu cũng như giá cả hàng hóa đang giảm mạnh. Vậy nên có thể thấy tương lai đầy khó khăn cho các quốc gia xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.

Sau Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20 vào ngày 26/03, các nhà lãnh đạo đã ban hành một cam kết chung về việc họ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết và sử dụng tất cả các chính sách hữu hiệu để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và xã hội chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, giúp khôi phục tăng trưởng toàn cầu, duy trì sự ổn định của thị trường và tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ tiền tệ quốc tế (SDR) - một hình thức "tiền tệ toàn cầu" sẽ được sử dụng đến trong cuộc khủng hoảng này. SDR ra đời bởi vì tất cả các quốc gia rõ ràng sẽ muốn bảo vệ công dân và nền kinh tế của chính họ trong các cuộc khủng hoảng, cộng đồng quốc tế cần có một công cụ hỗ trợ các quốc gia cần thiết nhất mà không yêu cầu ngân sách quốc gia phải chịu thiệt hại.

Một đợt phát hành SDR tiêu chuẩn – với khoảng 40% SDR sẽ đi tới các nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế mới nổi. Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn cho các nền kinh tế này. Nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ quyên góp hoặc cho vay (theo điều khoản nhượng bộ) số SDR của họ cho một quỹ ủy thác dành riêng cho việc giúp đỡ các nước nghèo. Chúng ta có thể cho rằng các quốc gia cung cấp hỗ trợ này sẽ đi kèm theo các điều kiện.

Các (quốc gia) chủ nợ cũng cần đưa ra các sự trợ giúp bằng cách tuyên bố tiếp tục duy trì các khoản nợ trên các nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế mới nổi. Để giải thích tại sao việc này rất quan trọng, hãy xem xét nền kinh tế Mỹ. Tháng trước, Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ (US Department of Housing and Urban Development) tuyên bố rằng trong 60 ngày sẽ không tịch thu nhà có các khoản thế chấp được bảo hiểm liên bang đảm bảo. Về bản chất, chính sách này là một phần của chiến dịch "duy trì" trên toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ như là một phản ứng đối với cuộc khủng hoảng COVID-19.

Project Syndicate: Tác động của COVID-19 đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi chỉ đang hé lộ, phải bắt đầu kế hoạch giải cứu kinh tế ngay - Ảnh 1.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
13 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
13 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
13 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
13 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
14 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
20 giờ trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.
Ở Việt Nam có xe tay ga Nhật ngang tầm Lead nhưng tiết kiệm xăng bậc nhất: Ăn 1,6L/100km, đang giảm giá
1 ngày trước
Giá bán thực tế của mẫu xe tay ga Nhật này có thể thấp hơn tới khoảng 5,6 triệu đồng so với giá niêm yết trên trang chủ.
Bộ 3 xe độc trị giá hàng chục tỷ đồng phủ bụi ngoài cảng tại Việt Nam: Range Rover limo dài hơn Transit, có chiếc bản siêu giới hạn
1 ngày trước
Ba chiếc xe hiệu suất cao và siêu hiếm, gồm một chiếc Range Rover SVAutobiography độ limousine, Shelby Super Snake và Lotus Exige Cup 430 Final Edition, xuất hiện tại cảng Cái Mép trong tình trạng phủ bụi dày.
Cục Hàng không yêu cầu hạn chế việc chậm và huỷ chuyến bay dịp lễ 30/4
1 ngày trước
Cục hàng không yêu cầu các hãng giảm đến mức thấp nhất việc thay đổi kế hoạch bay và tình trạng chậm, hủy chuyến bay.