Quá khứ lận đận sau vẻ hào nhoáng của khách sạn Sheraton Hà Nội: Nhân viên bỏ đi vì khủng hoảng kinh tế, bị ông chủ rao bán nhiều nămicon

Sheraton Hà Nội là một trong số các khách sạn 5 sao sang trọng tại Hà Nội, sở hữu vị trí đắc địa ngay cạnh Hồ Tây.

Sheraton Hà Nội là một trong số các khách sạn 5 sao sang trọng tại Hà Nội, sở hữu vị trí đắc địa ngay cạnh Hồ Tây.

 

Tuy nhiên, khách sạn này đã phải đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, khiến doanh thu liên tục trượt dài.

Với vị trí đắc địa ngay cạnh Hồ Tây, Sheraton Hà Nội là khách sạn 5 sao được nhiều du khách nước ngoài lựa chọn khi ghé thăm Hà Nội. Tuy nhiên, ít người biết rằng phía sau vẻ đẹp sang trọng, hào nhoáng ấy, khách sạn này từng trải qua quá khứ khá gập ghềnh.

Thuở khai sinh: Bị chính "cha đẻ" ruồng bỏ

Sheraton Hà Nội được khởi công xây dựng từ năm 1993 bởi Tập đoàn Faber Group. Thật không may, vận đen sớm đến với Tập đoàn khi công trình không thể hoàn thành đúng kế hoạch vì cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 từ Thái Lan.

Theo lời kể của Financial Times, cuối năm 1997, 300 nhân viên cùng 299 phòng của Sheraton Hà Nội đã hoàn tất công tác chuẩn bị để sẵn sàng đón những vị khách đầu tiên. Thậm chí, phòng bếp được đưa vào thực hành nấu nướng dưới sự giám sát chặt chẽ của Giám đốc điều hành.

Thế nhưng hơn nửa năm sau, tới tháng 7/1998, nhân viên lũ lượt ra đi, điện thoại bị cắt, tòa nhà 18 tầng hoàn toàn trống rỗng.

"Họ hết tiền rồi" – một tài xế taxi ở gần cổng khách sạn đã đóng cho biết. Thậm chí trước khi khách sạn hoàn thành hoặc có người đến ở, Sheraton Hà Nội đã bị rao bán. Công trình bên Hồ Tây này cùng chung số phận với nhiều khách sạn khác tại Malaysia và Nam phi do Faber Group sở hữu bởi thời điểm đó, tập đoàn này đang gặp nhiều khó khăn.

Dẫu vậy, kế hoạch "bán tháo" Sheraton Hà Nội không thành công, hoạt động của khách sạn trong suốt thời gian khủng hoảng bị trì trệ. Faber Group đành tiếp tục hoàn thiện Sheraton và phải đến năm 2004, khách sạn mới mở cửa chính thức, với đúng thiết kế ban đầu: 18 tầng, 299 phòng. Không gian của khách sạn không chỉ có dấu ấn của kiến trúc Pháp mà còn mang nhiều nét đặc trưng của văn hóa Hà Nội, điều mà ít khách sạn 5 sao tại Thủ đô có được.

Không lâu sau, nơi đây đã vinh dự được đón tiếp cựu Tổng thống Mỹ - George W. Bush khi ông đến tham dự hội nghị APEC và thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 11/2006. Khi ấy, phía Mỹ đã thuê trọn tầng 18 của khách sạn để dành cho Tổng thống. Tuy nhiên, không ai biết rõ ông Bush ở đâu trong 3 phòng. Toàn bộ tầng 18 và hành lang được lực lượng an ninh Mỹ phụ trách, không ai có thể tiếp cận.

 Quá khứ lận đận sau vẻ hào nhoáng của khách sạn Sheraton Hà Nội: Nhân viên bỏ đi vì khủng hoảng kinh tế, bị ông chủ rao bán nhiều năm - Ảnh 1.

 Quá khứ lận đận sau vẻ hào nhoáng của khách sạn Sheraton Hà Nội: Nhân viên bỏ đi vì khủng hoảng kinh tế, bị ông chủ rao bán nhiều năm - Ảnh 2.

 Quá khứ lận đận sau vẻ hào nhoáng của khách sạn Sheraton Hà Nội: Nhân viên bỏ đi vì khủng hoảng kinh tế, bị ông chủ rao bán nhiều năm - Ảnh 3.

 Quá khứ lận đận sau vẻ hào nhoáng của khách sạn Sheraton Hà Nội: Nhân viên bỏ đi vì khủng hoảng kinh tế, bị ông chủ rao bán nhiều năm - Ảnh 4.

Ngoài ra, Sheraton Hà Nội cũng từng đón tiếp Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhiều chính trị gia nổi tiếng khác như Nhà vua, Hoàng hậu Nhật Bản.

Sóng gió chưa ngưng

Sau khi mở cửa trở lại, tình hình kinh doanh của Sheraton Hà Nội như bước sang trang mới. Một báo cáo cho biết, tại thời điểm 31/12/2006, tỷ lệ lấp đầy tại Sheraton đã chạm mốc 75,4%.

Đây cũng là cái tên hiếm hoi trong giới khách sạn sớm có lợi nhuận ngay say khi hoạt động, không những vậy mà còn tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2005-2007, tỷ suất sinh lời luôn dao động từ 50-60%.

Cụ thể, doanh thu năm 2005, 2006, 2007 của Sheraton lần lượt đạt 10 triệu USD, 20 triệu USD và 44 triệu USD. Trong khi đó, lợi nhuận lần lượt đạt 6,9 triệu USD, 13 triệu USD và 23 triệu USD.

 Quá khứ lận đận sau vẻ hào nhoáng của khách sạn Sheraton Hà Nội: Nhân viên bỏ đi vì khủng hoảng kinh tế, bị ông chủ rao bán nhiều năm - Ảnh 5.

Dẫu vậy, "cha đẻ" Faber Group vẫn quyết tìm cách rời bỏ đứa con của mình. Đến năm 2007, Sheraton đã được chuyển nhượng qua tay Tập đoàn Berjaya của doanh nhân khét tiếng người Malaysia - Vincent Tan. Thương vụ này trị giá 68,2 triệu USD (khoảng 995 tỷ đồng tại thời điểm đó). Trong khi ấy, Faber Group kiếm được khoản lợi nhuận khá khiêm tốn, khoảng 10,9%.

Nhưng thật không may, khi thương vụ vừa hoàn thành không bao lâu, Sheraton và Berjaya lại đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, khiến khách sạn rơi vào cuộc trượt dốc dài lần thứ hai. Tỷ lệ lấp đầy tại đây từ 75,4% giảm xuống chỉ còn hơn 50% vào năm 2009.

 Quá khứ lận đận sau vẻ hào nhoáng của khách sạn Sheraton Hà Nội: Nhân viên bỏ đi vì khủng hoảng kinh tế, bị ông chủ rao bán nhiều năm - Ảnh 6.

Dù Berjaya tự chấn an mình rằng "trong tương lai khách sạn sẽ hoạt động tốt" nhưng tỷ lệ lấp đầy của Sheraton Hà Nội liên tục lên xuống thất thường. Phải đến năm 2016, khách sạn mới lấy lại được phong độ như hồi trước khủng hoảng.

Đây cũng là năm đầu tiên kết quả kinh doanh của Sheraton Hà Nội được tiết lộ sau khi về với Berjaya. Theo đó, nhờ tỷ lệ lấp đầy tăng vọt lên 82,9%, khách sạn ghi nhận mức tăng doanh thu 29,6% lên khoảng 15,3 triệu USD. Những năm sau đó, doanh thu cũng chỉ dao động từ 15-20 triệu USD. Năm 2019, trước thềm đại dịch Covid-19, Sheraton chỉ thu về 19,7 triệu USD, chưa bằng một nửa thành tích năm 2007.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
8 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
13 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
16 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.