Quảng Ninh tiếp tục tạo đột phá về phát triển hạ tầng

Xác định phát triển hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến  lược, Quảng Ninh huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng, ưu tiên các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm.

Xác định phát triển hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến  lược, Quảng Ninh huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng, ưu tiên các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm.

 

Đẩy mạnh chuỗi hạ tầng giao thông trọng điểm

Những năm qua, Quảng Ninh được biết đến là địa phương điển hình trong phát triển hạ tầng giao thông của cả nước. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh tăng nhanh và bền vững. Năm 2020 tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 10,05%; thu ngân sách đạt 49.300 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 6.700 USD, cao gấp hơn 2 lần bình quân chung cả nước, đứng đầu khu vực phía Bắc.

Xác định phát triển hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, Quảng Ninh dồn sức huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng, ưu tiên các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm.

Quảng Ninh tiếp tục tạo đột phá về phát triển hạ tầng

Ngay từ đầu năm, tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án khởi công mới; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm.

Ngày đầu tiên của năm 2021, cầu Triều nối Quảng Ninh với Hải Dương chính thức được thông xe và đưa vào khai thác sau 14 tháng xây dựng. Việc hoàn thành công trình đồng bộ với nâng cấp, thông tuyến đường 389, cầu Mây đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ TX Đông Triều với Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cũng như với tỉnh Hải Dương, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Hà Nội.

Từ đó đến nay, nhiều dự án ghi nhận kết quả tích cực. Trong đó, nhánh trái - nhánh cuối cùng của đường hầm xuyên núi thuộc dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả được thông ngày 23/7. Đây là đường hầm xuyên núi lớn nhất Quảng Ninh và cũng là một trong những đường hầm xuyên núi có nền đường lớn nhất nước. Tỉnh quyết tâm hoàn thành dự án vào cuối năm 2021.

Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Đây là tuyến cao tốc có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời kết nối liên vùng, nội vùng và quốc tế để thúc đẩy phát triển các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, tam giác kinh tế trọng điểm và khu vực phía Bắc. 

Bên cạnh đó, các nhà thầu cũng tích cực đẩy mạnh tiến độ để đảm bảo mục tiêu cầu Ka Long 2 hoàn thành trong tháng 10/2021; cầu Cửa Lục 1 và 3 hoàn thành vào cuối năm 2021… 

58,7 ngàn tỷ đồng đầu tư hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm “đi trước một bước”, Quảng Ninh đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa. Riêng 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư toàn tỉnh ước đạt 39.292 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. 

Tại kỳ họp thứ 23, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XII đã nhất trí giai đoạn 2021-2025, Quảng Ninh tiếp tục kiên trì thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước chỉ như là “vốn mồi” để kích thích, khai thác tối đa nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là từ khu vực tư nhân, phát triển hình thức đối tác công-tư; tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng CNTT, viễn thông, hạ tầng các KKT, khu công nghệ, hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển.

Theo đó nguồn vốn đầu tư công vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 dự kiến gần 58.700 tỷ đồng. Riêng năm 2021, dự kiến vốn phân bổ gần 11.700 tỷ đồng.

Quảng Ninh tiếp tục tạo đột phá về phát triển hạ tầng
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đấu nối vào tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Ảnh: Đỗ Phương

Về hạ tầng giao thông, Quảng Ninh ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông có tính liên kết cao, các khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển để tạo ra các trung tâm kết nối hạ tầng dịch vụ, giao thông quốc tế; thu hút đầu tư xây dựng, phát triển, hoàn thiện hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển trọng tâm là: Con Ong-Hòn Nét, Hải Hà, Vạn Ninh, Nam Tiền Phong…

Bên cạnh đó, tỉnh quy hoạch, xây dựng các bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế tại vịnh Cửa Lục; tập trung nguồn lực hoàn thành dự án đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, đường ven biển Hạ Long-Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1 và 3 trong năm 2021; đường dẫn và cầu ra cảng tổng hợp Hòn Nét-Con Ong trong năm 2022; cầu Cửa Lục 2 và đường kết nối từ cầu Cửa Lục 2 đến thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm, dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng đến thị xã Đông Triều…

Về hạ tầng các KKT, KCN, Quảng Ninh ưu tiên bố trí vốn để xây dựng hạ tầng thiết yếu, các công trình có tính lan tỏa làm cơ sở kêu gọi thu hút đầu tư các dự án chế biến, chế tạo công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp thông minh; các dự án có casino, du lịch biển đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp đẳng cấp quốc tế…

Trong đó, tỉnh tập trung đầu tư hoàn thành các dự án: xây dựng hạ tầng khu tái định cư xã Hạ Long (Vân Đồn); dự án đường trục chính trung tâm khu đô thị Cái Rồng-giai đoạn 2, khu kinh tế Vân Đồn trong năm 2021; xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại km20+050, đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng), đường nối từ cao tốc Hạ Long-Hải Phòng đến đường tỉnh 338…

Được biết, trong tháng 6/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tổ công tác này sẽ thực hiện rà soát 87 dự án đầu tư ngoài ngân sách, tại 11/13 địa phương trong tỉnh.

Tỉnh cũng đã thành lập các tổ công tác riêng để hỗ trợ một số dự án đầu tư trọng điểm, chủ động làm việc với các chủ đầu tư để nắm bắt khó khăn, vướng mắc nhằm tháo gỡ thủ tục về đầu tư, đất đai, GPMB; nhanh chóng hoàn thiện thủ tục cấp phép đầu tư, trọng tâm là các dự án trong KKT, KCN; hỗ trợ, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của tỉnh.

Với sự vào cuộc tích cực, Quảng Ninh kỳ vọng tạo ra những đột phá mới về phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác, nâng cao vị thế của tỉnh trong nước và khu vực.

N.M

Tin mới

Mẫu điện thoại bán chạy hơn cả iPhone, gắn liền với kỷ niệm của nhiều người Việt
2 giờ trước
Mẫu điện thoại này có sức tiêu thụ lên tới 250 triệu chiếc trên toàn cầu.
Xanh SM nới rộng khoảng cách với Grab, đứng đầu thị phần taxi tại Việt Nam trong quý II/2025
3 giờ trước
Với khoảng cách gần 9% so với Grab, Xanh SM đang chiếm lĩnh thị phần thị trường gọi xe 4 bánh.
Pop Mart kiện 7-Eleven vì 'đạo nhái' con cưng Labubu
3 giờ trước
Việc Lafufu, phiên bản "nhái" của Labubu, đang được bày bán tại các cửa hàng 7-Eleven tại Mỹ khiến Pop Mart vô cùng khó chịu.
Mẫu xe máy điện đi từ Hà Nội đến Nghệ An mới cần sạc: Cốp rộng hơn Vision, Lead, giá "êm"
3 giờ trước
Xe máy điện VinFast Evo Grand có tầm di chuyển 262km sau khi sạc đầy (với điều kiện 2 pin), quãng đường này đi từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An).
Ai chịu trách nhiệm việc thanh long, hồ tiêu 'chết yểu' vì thủ tục xuất khẩu?
4 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang Liên minh châu Âu (EU) do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Mazda CX-5 thế hệ mới 'rục rịch' đến Indonesia năm 2026, sẽ về Việt Nam nhưng muộn hơn vì lý do này
22 giờ trước
Mazda CX-5 thế hệ mới nhiều khả năng sẽ có mặt ở Indonesia vào cuối năm 2026.
Hãng Việt có 2 nhà máy ở Lạng Sơn bán xe điện giá 20 triệu, đổi pin ở trạm khắp Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng
1 ngày trước
Thay vì chờ sạc vài tiếng, người dùng chỉ mất vài phút ở trạm đổi là có pin đầy.
Người Indonesia trầm trồ vì thiết kế mạnh mẽ, đậm chất châu Âu của VinFast VF 7
1 ngày trước
“Thể thao”, “phong cách”, “tương lai”, mang đậm màu sắc châu Âu và lý tưởng dành cho gia đình là những gì khách hàng tại Indonesia mô tả về mẫu xe VF 7 ở Triển lãm Ô tô Quốc tế Gaikindo Indonesia 2025.
Ở Việt Nam có chiếc xe đi 1 km 'đánh rơi' hơn 2 triệu đồng, đi chưa tới 5.000 km đã rớt giá gần 40%
1 ngày trước
Người bán khẳng định mua chiếc xe này "tiết kiệm được rất nhiều tiền".