Quy định cản trở, kiểm soát DN, đã bị loại bỏ bất ngờ được hồi sinh

Cải cách môi trường kinh doanh hai năm gần đây có xu hướng chững lại, thậm chí còn “hồi sinh” một số giải pháp kiểm soát DN, vốn đã được bãi bỏ từ lâu; hoặc bổ sung thêm các điều kiện kinh doanh mới theo hướng siết chặt hơn.

Cải cách môi trường kinh doanh hai năm gần đây có xu hướng chững lại, thậm chí còn “hồi sinh” một số giải pháp kiểm soát DN, vốn đã được bãi bỏ từ lâu; hoặc bổ sung thêm các điều kiện kinh doanh mới theo hướng siết chặt hơn.

 

Môi trường kinh doanh thụt lùi

Phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP, về cải cách môi trường kinh doanh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, cải cách môi trường kinh doanh ở nước ta từ năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 đang có xu hướng chững lại.

Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững; còn không ít chỉ tiêu và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp, hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc.

Chẳng hạn, năm 2021 nhiều chỉ số giảm điểm hoặc giảm bậc so với năm 2020 như: Đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ thứ 42 xuống 44); Phát triển bền vững giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 49 xuống 51); Quyền tài sản giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 78 xuống 84); Cảm nhận tham nhũng giảm 8 bậc (từ thứ 96 xuống 104).

Quy định cản trở, kiểm soát DN, đã bị loại bỏ bất ngờ được hồi sinh
Thủ tục hành chính tại Việt Nam vẫn là rào cản lớn với nhiều DN

Còn theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), từ cuối năm 2019, nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng "dậm chân tại chỗ".

Trên thực tế, nhiều cải cách điều kiện kinh doanh đã thực hiện trên văn bản, nhưng chưa có đánh giá về hiệu quả thực thi. Cụ thể, ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy thu gọn về số lượng nhưng chưa thực chất. Mặc dù, số lượng dịch vụ công trực tuyến theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương cải thiện mạnh mẽ song việc thực thi còn mang tính hình thức.

Thêm vào đó, hơn 2 năm trở lại đây, do phải ưu tiên cao độ cho phòng chống dịch Covid, nên tiến trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh đã chậm lại. Không những thế, còn “hồi sinh” một số giải pháp kiểm soát DN vốn đã được bãi bỏ từ lâu, hoặc bổ sung thêm các điều kiện kinh doanh mới...

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, có xu hướng đáng lo ngại, khi nhiều dự thảo văn bản pháp luật đang được sửa đổi theo hướng siết chặt hơn điều kiện kinh doanh. Ví dụ, Nghị định xuất khẩu gạo đang được Bộ Công thương đề nghị sửa theo hướng áp đặt về quy mô, kho bãi... với DN. Nghị định 15 về hướng dẫn an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, được sửa theo hướng trao nhiều quyền hơn cho cơ quan quản lý, chuyển nhiều quy trình từ hậu kiểm sang tiền kiểm...

Bà Đặng Tuyết Vinh, đại diện Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) nhận xét, có những điểm nghẽn đáng kể trong việc phát huy tối đa tiềm năng và tính hấp dẫn của thị trường thương mại, đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, những hạn chế về môi trường kinh doanh và các rào cản về thủ tục hành chính, được đánh giá là điểm nghẽn và thách thức lớn nhất cần được giải quyết.

Chẳng hạn, chỉ số Môi trường kinh doanh của EuroCham quí 4/2021 đã cho thấy, có 32% lãnh đạo DN châu Âu đánh giá, thủ tục hành chính vẫn là rào cản lớn, đối với việc tận dụng những lợi ích của Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) trong hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam.

Hoá giải sự kháng cự xu thế cải cách

Chuyên gia Nguyễn Đình Cung cho rằng, cộng đồng DN đã chịu tác động nặng nề của dịch bệnh. Chính vì thế, nhiệm vụ cải cách, cải thiện vượt bậc môi trường kinh doanh càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Quy định cản trở, kiểm soát DN, đã bị loại bỏ bất ngờ được hồi sinh
Các DN cần chủ động phản ánh, kiến nghị về những khó khăn do thủ tục hành chính gây ra (ảnh minh họa)

Cải cách môi trường kinh doanh là yếu tố giúp DN vượt qua khủng hoảng, thậm chí có ý nghĩa nhiều hơn so với các gói hỗ trợ. Việc cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, sẽ giúp giảm thiểu chi phí, là một nhân tố quan trọng để DN nghiệp phục hồi sau đại dịch.

Ông đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khi ban hành các văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung không được đặt thêm các rào cản, không đi ngược lại những cải cách đã có, gây khó khăn, tốn kém cho DN. Ngoài ra, lúc này cần tập trung và dành nguồn lực, để hoá giải phần nào sự kháng cự lại xu thế cải cách, cũng như các nỗ lực đang nhen nhóm phục hồi những công cụ quản lý đã lỗi thời, những quyền lợi, lợi ích đã bị triệt tiêu trong quá trình cải cách trước. 

Bà Virginia Foote, Phó chủ tịch, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) kêu gọi Chính phủ cần ổn định chính sách thuế, phí trong những năm tới để giúp DN phục hồi và tăng trưởng bền vững. Hiện không phải là thời điểm thích hợp để tăng hoặc mở rộng thuế đối với DN.

Ngoài ra,để phát huy hết tiềm năng của mình, AmCham khuyến nghị Việt Nam cần đảm bảo một môi trường pháp lý thuận lợi, phù hợp với các thông lệ quốc tế vì việc dịch chuyển xuyên biên giới của hàng hóa, dịch vụ và dữ liệu ngày càng tăng với độ bảo mật cao.

Theo bà Đặng Tuyết Vinh, EuroCham hoan nghênh những sáng kiến và những cải cách mạnh mẽ, trong đó có những cải cách về kiểm tra chuyên ngành. Nổi bật trong nhóm này là việc ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP, một nghị định được coi là cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm, khi áp dụng quản lý rủi ro và chuyển mạnh sang hậu kiểm. Những quan ngại về việc giảm tiền kiểm sang hậu kiểm có thể làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm đã được chứng minh là không có cơ sở. Kết quả thực tiễn 4 năm qua cho thấy, Nghị định 15 đã giúp cho ngành thực phẩm đạt tăng trưởng cao, ngay cả trong đại dịch. Cải cách này đã giúp tiết kiệm tới 8,5 triệu ngày công và hơn 3.332 tỷ đồng mỗi năm.

EuroCham rất mong những cải cách như vậy sẽ được tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa, nhằm mang lại môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN.

Chuyên gia Nguyễn Đình Cung thì đề nghị các DN cần chủ động tập hợp các phản ánh, kiến nghị gửi về những hiệp hội ngành nghề, để phân loại, đánh giá, phân tích,... từ đó hình thành các kiến nghị trình Thủ tướng, Chính phủ xem xét.

Trần Thủy

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "làm mưa làm gió" ở nền kinh tế thuộc top giàu nhất thế giới, tăng trưởng 69 lần
9 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang quốc gia này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
9 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
EVNHANOI khuyến khích khách hàng sử dụng app kiểm soát lượng điện tiêu thụ
10 giờ trước
App EVNHANOI có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học.
Limousine của VinFast chưa ra mắt được đăng ký bản quyền ở nước hàng xóm: Người Việt nào thiết kế?
10 giờ trước
Một nhà thiết kế người Việt cũng tham gia làm mẫu xe này.
Theo dõi một cửa hàng điện thoại di động, công an phát hiện gần 2 tấn thực phẩm không nhãn mác, tịch thu thịt lợn Trung Quốc, thịt bò Kobe
10 giờ trước
Sau kiểm kê, tổng số thực phẩm bị thu giữ lên tới gần 2 tấn, cùng 434 kg nước sốt và rau củ tự làm trong 27 thùng chứa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.282.361.728 VNĐ / tấn

310.40 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt gà

CHICKEN

30.778.334 VNĐ / tấn

7.45 BRL / kg

0.27 %

- 0.02

Thịt heo

LEAN HOGS

6.241.088 VNĐ / tấn

108.05 USD / lbs

1.46 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Nhận tin tố cáo 'hét giá' tiền triệu cho 2 gói kẹo, cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả quy mô hàng tỷ đồng tại cửa hàng lưu niệm, hàng chục nghìn sản phẩm bị thu giữ
1 ngày trước
Những khách du lịch bị tính phí 'cắt cổ' cho 2 gói kẹo đã giúp cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả lớn nhất từ trước tới nay.
Cả thế giới tranh nuôi nhưng chỉ Việt Nam tạo nên ngành công nghiệp tỷ đô từ "mỏ vàng" này - chiếm 95% thị phần toàn cầu
1 ngày trước
Mặt hàng này của Việt Nam chiếm hơn 95% thị phần xuất khẩu toàn cầu trong 2 thập kỷ.
Honda chơi lớn: Tặng 100% lệ phí trước bạ, đổi xe cũ nhận ngay 30 triệu
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên Honda triển khai chương trình đổi cũ lấy mới cho các dòng ô tô của mình.
Danh sách nhiều loại siro ăn ngon trẻ nhỏ, men vi sinh, viên uống cho mẹ bầu... thu hồi hiệu lực giấy đăng ký công bố
1 ngày trước
Ngày 2/7, Cục An toàn thực phẩm vừa ban hành các Quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký sản phẩm của một số Thực phẩm bảo vệ sức khỏe của 4 công ty ở Hà Nội và Hưng Yên.