Quyết định 'chơi trội' của Tổng thống Pháp ở G-7

26/08/2019 14:50
Tổng thống Macron muốn biến mình trở thành trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran tại G-7 nhưng nỗ lực đó dường như không thành công như ông mong đợi.

Khi Ngoại trưởng Iran xuất hiện ở Biarritz chiều 25/8, mọi sự chú ý vốn tập trung vào Tổng thống Trump đổ dồn sang ông Zarif.

Quan chức Mỹ không khỏi bất ngờ, Tổng thống Trump và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin "không bình luận" về sự hiện diện của vị quan chức ngoại giao cấp cao của Iran.

Nhìn vào phản ứng này, quyết định để ông Zarif "lên sóng" vào ngày làm việc thứ 2 tại G-7 của Tổng thống Macron dường như không hề được điện Élysée thông báo với Nhà Trắng.

Trước khi lãnh đạo các nước công nghiệp G-7 bay tới Pháp, ông Macron nhiều lần tìm cách thuyết phục Tổng thống Trump dịu lại lập trường với Iran. Đáp lại, nhà lãnh đạo Mỹ tỏ ra không mấy hào hứng.

Quyết định chơi trội của Tổng thống Pháp ở G-7 - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Iran tham gia vào cuộc họp với Tổng thống Pháp Emanuel Macron. (Ảnh: Twitter)

"Tôi biết ông Emmanuel cũng giống như nhiều người khác có ý tốt, nhưng không ai có thể nói thay cho Mỹ trừ Mỹ", ông Trump viết trên Twitter cách đây hơn 1 tháng,

Tháng 5/2018, Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran và siết chặt các biện pháp trừng phạt lên quốc gia Trung Đông này để buộc Tehran phải quay trở lại đàm phán.

Iran đáp trả bằng cách ngừng thực thi các điều khoản trong thỏa thuận bất chấp nỗ lực kêu gọi từ các bên ký kết khác là Pháp, Đức và Anh. Washington và Tehran thậm chí còn suýt lôi nhau vào một cuộc chiến sau hàng loạt các căng thẳng trên eo biển Hormuz.

Tới bữa ăn tối không chính thức của các nhà lãnh đạo G-7 hôm 24/8, vấn đề Iran lại xuất hiện.

"Chúng tôi không muốn Iran có bom hạt nhân và chúng tôi không muốn gây bất ổn cho khu vực", ông Macron đặt vấn đề.

Một ngày sau đó, ông tiếp tục nhấn mạnh cần phải thực hiện các sáng kiến để tránh làm leo thang tình hình. Sau đó, mọi thứ trở nên khó hiểu.

Trong cuộc phỏng vấn với một hãng tin Pháp, ông Marcon nói rằng: "Chúng tôi đã đồng ý về cách giao tiếp chung cũng như tiến trình hành động để trung hòa các quan điểm khác nhau".

Tuy nhiên, khi phóng viên yêu cầu bình luận về tuyên bố này, ông Trump nói chưa có kế hoạch nào nhận được cái gật đầu của ông.

"Không, tôi không thảo luận về nó", ông Trump nói khi được hỏi về việc liệu ông có đồng ý để ông Macron thay mặt G-7 gửi thông điệp tới Iran hay không.

Sau đó, ông quay trở lại với các chỉ trích trước đó về người đồng cấp Pháp: "Iran không còn là đất nước giống như 2 năm rưỡi trước đây. Chúng tôi sẽ tự mình tiếp cận nhưng bạn biết đây, bạn không thể ngăn mọi người nói. Nếu muốn họ vẫn có thể nói".

Tất cả những tuyên bố này được đưa ra vài giờ sau khi ông Zarif đặt chân xuống Biarritz. Khi các nhà lãnh đạo gặp nhau trước phiên họp đầu tiên sáng 25/8, tân Thủ tướng Anh Boris Johnson ám chỉ một số bước đi ngoại giao bất thường của ông Macron khi liên tục chúc mừng ông vào bữa tối hôm 24/8.

"Ông đang làm rất tốt, Ông đã làm rất tốt vào đêm qua. Đó là điều hết sức khó khăn", ông Johnson nói.

Không rõ ông Johnson đang đề cập tới điều gì, nhưng nó cho thấy ông Macron khi đó đang lên kế hoạch cho chương trình nghị sự của riêng mình.

Sau khi Ngoại trưởng Iran tới Pháp, chưa có thêm bất cứ tuyên bố nào tích cực được đưa ra từ phía Mỹ hay Iran. Các quan chức Mỹ thậm chí còn bực bội vì không được báo trước sự xuất hiện của vị khách đặc biệt này.

Điều này phần nào cho thấy nỗ lực tự biến mình trở thành trung gian hòa giải của ông Macron không thành công như nhà lãnh đạo Pháp mong đợi.

Khi không nhận được tín hiệu tích cực từ Tổng thống Mỹ, ông Macron tự nhận thấy rằng bản thân ông đang đơn thương độc mã hành động.

"Mỗi chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện các sáng kiến, G-7 là một câu lạc bộ không chính thức. Không có nhiệm vụ chính thức", ông nói.

(Nguồn: CNN)


Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
3 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
4 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
4 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
5 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
6 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.