Rủi ro nuôi tôm hùm ngày càng lớn

30/11/2017 07:58
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tôm hùm là hải sản quan trọng để nâng kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng cho rằng cách nuôi hiện nay chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, nếu không thay đổi thì không thể phát triển bền vững.

Sáng 29-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Phú Yên. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là bàn giải pháp để vực dậy nghề nuôi tôm hùm sau bão.

Thiệt hại còn do kỹ thuật nuôi

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhìn nhận trong cơn bão số 12 vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh này thiệt hại lên đến 2.463 tỉ đồng, trong đó, người nuôi tôm hùm tổn thất rất lớn. Hơn 89.400 m3 lồng tôm với gần 1,2 triệu con tôm hùm bị mất trắng, thiệt hại gần 380 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho rằng đó là chưa kể số thiệt hại từ nhiều người dân Phú Yên nuôi tôm hùm tại Đầm Môn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. "Số thiệt hại ở Đầm Môn rất lớn nhưng Khánh Hòa và Phú Yên vẫn chưa tính được" - ông Phương nói.

Theo ông Phương, mỗi khi bị dịch bệnh hay thiên tai, người nuôi tôm hùm chỉ biết trông chờ vào vụ sau để gỡ vốn vì con tôm hùm có giá trị kinh tế cao, khi thiệt hại là rất lớn, không thể trông chờ vào vật nuôi khác. Vì vậy, cần giúp người nuôi tôm hùm tái sản xuất.

Người dân nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên bị thiệt hại nặng sau bão số 12

Người dân nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên bị thiệt hại nặng sau bão số 12

TS Nguyễn Hữu Ninh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, cho biết theo khảo sát của ông, việc tôm hùm tổn thất vừa rồi một phần do thiên tai nhưng phần quan trọng khác là kỹ thuật nuôi. Do nuôi quá dày, các lồng nuôi sát nhau, trong khi vật liệu làm lồng không bảo đảm nên khi va chạm gây rách lồng làm tôm chết hoặc thoát ra ngoài. "Để phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững, cần quy hoạch lại, không để người nuôi tự ý nuôi, nuôi sao cũng được. Sắp tới, viện sẽ hỗ trợ tỉnh Phú Yên thiết kế, lắp đặt lồng nuôi cho phù hợp cũng như quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh ở những vùng nuôi tập trung" - TS Ninh đề xuất.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, sau bão, yếu tố môi trường sẽ thay đổi lớn nên dịch bệnh với tôm rất dễ phát sinh. Cần xử lý môi trường nuôi trước khi người dân thả giống tôm hùm để nuôi mới.

Cần thay đổi toàn bộ

Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN-PTNT), đề nghị việc cần làm sau bão số 12 là phải quy hoạch lại và thay đổi cách nuôi tôm hùm. Trước hết, ngoài thay đổi vật liệu làm lồng cũng cần thay đổi thức ăn cho tôm. "Nên thay đổi vật liệu làm lồng nuôi bằng chất dẻo, có độ đàn hồi lớn để thích ứng với biến đổi khí hậu và cần thay đổi dần thức ăn cho tôm từ tươi sống sang thức ăn công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường" - ông Cẩn nêu ý kiến.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản hiện nay, cá tra và tôm là 2 đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, tôm hùm được chọn là 1 trong 4 loài tôm được ưu tiên phát triển để đẩy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ hơn 3 tỉ USD hiện nay lên 10 tỉ USD vào năm 2025. Nuôi tôm hùm là nghề đang phát triển mạnh nên nhiều nước muốn sang Việt Nam học hỏi. Trong đó, Phú Yên và Khánh Hòa là 2 tỉnh có nghề nuôi tôm hùm phát triển bậc nhất. Tuy nhiên, qua cơn bão vừa rồi, cũng như tình hình dịch bệnh tôm vừa qua cho thấy cần thay đổi toàn diện nghề nuôi tôm hùm mới mong phát triển bền vững, tránh tổn thất nặng nề.

Theo ông Tám, 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cần đưa ra nghị quyết phát triển nghề nuôi tôm hùm. Từ đó, mới có ưu tiên quy hoạch phát triển bền vững nghề này. Bộ NN-PTNT đã có quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm hùm nhưng người dân ở các địa phương vẫn nuôi nhiều ở ngoài vùng quy hoạch. Tại tỉnh Phú Yên, nhiều người nuôi tôm hùm ở cả những vùng rất nguy hiểm. Luật Thủy sản vừa được Quốc hội thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc để phát triển nghề nuôi tôm hùm. Các tỉnh cần quy hoạch và giao mặt nước cho người nuôi tôm hùm. "Khi đã giao và cho thuê mặt nước để nuôi tôm hùm thì phải hướng dẫn về mặt kỹ thuật và phải có chế tài. Cần thiết phải có khoảng trống trên mặt nước để làm vệ sinh. Chỉ nên cho nuôi một nửa diện tích mặt nước được giao. Nếu nuôi hết thì không an toàn, dễ xảy ra dịch bệnh. Bộ sẽ cử đoàn công tác để giúp các tỉnh trong công tác quy hoạch" - ông Tám cho biết thêm.

Bộ NN-PTNT đã có tờ trình gửi Chính phủ kiến nghị cụ thể các mức hỗ trợ cho người nuôi tôm hùm nhằm tái sản xuất.

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
12/07/2025 08:45
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
12/07/2025 08:25
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
12/07/2025 08:10
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
12/07/2025 08:03
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
12/07/2025 08:00
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.787.004 VNĐ / tấn

168.10 JPY / kg

0.48 %

+ 0.80

Đường

SUGAR

9.700.751 VNĐ / tấn

16.82 UScents / lb

0.48 %

+ 0.08

Cacao

COCOA

204.051.471 VNĐ / tấn

7,800.00 USD / mt

6.72 %

+ 491.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

176.061.141 VNĐ / tấn

305.27 UScents / lb

2.40 %

- 7.51

Gạo

RICE

14.724 VNĐ / tấn

12.37 USD / CWT

1.20 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.874.732 VNĐ / tấn

1,027.30 UScents / bu

0.56 %

+ 5.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.434.810 VNĐ / tấn

292.50 USD / ust

1.85 %

+ 5.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vụ vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu
12/07/2025 06:40
Tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt hơn 105% kế hoạch.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
11/07/2025 08:16
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
11/07/2025 07:29
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
11/07/2025 06:45
Thú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.