Sâm Lai Châu – 'Báu vật' giữa đại ngàn và giấc mơ thương hiệu quốc gia

13 giờ trước
Không chỉ là dược liệu quý hiếm có giá trị y học cao, Sâm Lai Châu – loài sâm đặc hữu mọc giữa rừng sâu Tây Bắc đang được kỳ vọng trở thành ngành hàng chiến lược, đưa Lai Châu lên bản đồ dược liệu thế giới.

Tại Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc”, ông Bùi Huy Phương – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: “Trong các loài dược liệu đặc hữu được phát triển tại Lai Châu , Sâm Lai Châu là cái tên nổi bật nhất.”

Loài sâm “độc nhất vô nhị” chỉ có ở Lai Châu

Sâm Lai Châu (còn được gọi là tam thất đen, tam thất đỏ) là cây bản địa, phân bố hẹp tại các vùng núi cao như Mường Tè, Sìn Hồ, Tam Đường. Được người dân bản địa sử dụng làm thuốc từ lâu đời, nhưng mãi đến năm 2013, giới khoa học mới chính thức ghi nhận và nghiên cứu loài sâm quý này.

Nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm và hệ sinh thái rừng nguyên sinh đa dạng, Lai Châu hiện là nơi duy nhất trên thế giới Sâm Lai Châu sinh trưởng tự nhiên.

Sâm Lai Châu – 'Báu vật' giữa đại ngàn và giấc mơ thương hiệu quốc gia - Ảnh 1

Phân tích khoa học cho thấy, loài sâm này chứa hàm lượng saponin cao, giàu axit amin và khoáng chất quý, có tác dụng: tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh, kháng viêm và hỗ trợ phòng chống ung thư. Nhờ đó, Sâm Lai Châu được giới chuyên gia quốc tế xếp vào nhóm dược liệu hàng đầu thế giới.

Suýt tuyệt chủng vì bị săn lùng khốc liệt

Ngay sau khi giá trị của Sâm Lai Châu được phát hiện, một “làn sóng săn lùng” đã diễn ra rầm rộ từ người dân bản địa đến thương lái trong và ngoài nước. Nhiều cá thể sâm trong tự nhiên bị khai thác ồ ạt, suýt bị tận diệt.

Trước tình trạng báo động đỏ, năm 2019, Chính phủ đã đưa Sâm Lai Châu vào danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA, được Nhà nước đặc biệt bảo vệ.

Song song đó, tỉnh Lai Châu phải đối mặt với một vấn đề nhức nhối khác: sâm giả, sâm đội lốt. Một số loại sâm từ Trung Quốc bị nhập lậu về, gắn mác “Sâm Lai Châu ”, gây tổn hại lớn đến thương hiệu. Từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng chức năng đã xử lý 40 vụ vi phạm, tịch thu gần 1 tấn sâm không rõ nguồn gốc.

Chi 5 tỷ đồng mỗi hecta để bảo tồn loài sâm quý

Nhận thức rõ giá trị kinh tế, y học và sinh thái của loài cây này, tỉnh Lai Châu đã chủ động đầu tư bảo tồn và phát triển Sâm Lai Châu theo hướng bài bản.

Sâm Lai Châu – 'Báu vật' giữa đại ngàn và giấc mơ thương hiệu quốc gia - Ảnh 2

Sâm Lai Châu là loài cây bản địa, đặc hữu.

Từ năm 2013 – 2020, tỉnh tập trung bảo tồn nguồn gen, thiết lập vùng trồng thử nghiệm. Giai đoạn 2020 – 2025, Sâm Lai Châu bắt đầu được thương mại hóa, với sự tham gia của doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân.

Nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp tỉnh được triển khai, từ nhân giống, xác định dược tính, đến xây dựng mô hình trồng sâm dưới tán rừng. Tỉnh đã xác định khoảng 17.000 ha đất phù hợp cho loài sâm này, trong đó đã trồng được 130 ha tập trung, với hơn 400.000 cây có mã số.

“Mỗi hecta trồng Sâm Lai Châu cần đầu tư tới 5 tỷ đồng, cho thấy quyết tâm rất lớn trong việc phát triển loài dược liệu chiến lược này” – ông Phương chia sẻ.

Khát vọng vươn tầm thương hiệu quốc gia

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến 2030, định hướng 2045. Tỉnh ủy Lai Châu cũng ban hành nghị quyết riêng về phát triển Sâm Lai Châu .

Theo đó, địa phương đặt mục tiêu: trồng 3.000 ha Sâm Lai Châu vào năm 2030, sản lượng khai thác đạt khoảng 30 tấn/năm; đồng thời xây dựng 1 – 2 nhà máy chế biến sâu đạt chuẩn GMP-WHO, hướng đến các sản phẩm như mỹ phẩm, trà, thực phẩm chức năng, rượu sâm ...

Một số sản phẩm đã ra thị trường như trà sâm , sâm ngâm mật ong, rượu sâm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, mở đường cho xuất khẩu.

Sâm Lai Châu đang đi trên hành trình từ một loài sâm ẩn mình giữa đại ngàn đến khát vọng vươn tầm quốc tế. Nếu giữ được bản sắc, kiểm soát được chất lượng, và phát triển đúng hướng, “báu vật Tây Bắc” này hoàn toàn có thể trở thành thương hiệu quốc gia, góp phần nâng cao giá trị ngành dược liệu Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Tin mới

Từ nay, sửa chữa, bảo dưỡng xe Mitsubishi tại miền Nam sẽ tiện hơn rất nhiều: Kho phụ tùng mới rộng 3.500m2, tăng 60% sức chứa
6 giờ trước
Để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng làm bảo dưỡng, sửa chữa, và nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi ở khu vực phía Nam, Mitsubishi Motors Việt Nam đã đưa vào hoạt động kho phụ tùng mới tại Khu Công nghiệp Sóng Thần (TP. HCM) với quy mô lớn hơn trước.
Isuzu mu-X giảm giá sốc xuống còn 875 triệu đồng, rẻ ngang SUV hạng C, hợp với người dùng không 'kén mã'
6 giờ trước
Giá bán mới của Isuzu mu-X là cơ hội tốt cho người tiêu dùng sở hữu xe với chi phí hợp lý, dù phải đánh đổi một vài điểm về công nghệ hay thiết kế so với xe đời mới.
90% sản phẩm sâm Ngọc Linh quảng cáo trên mạng là giả?
5 giờ trước
Khi người tiêu dùng tìm kiếm từ khóa "sâm Ngọc Linh" trên mạng thì có đến 90% kết quả hiện ra không phải là sâm Ngọc Linh thật.
Thủ phủ cà phê Việt Nam ‘đổi chủ’ sau sáp nhập - bản đồ ‘vàng nâu’ của Việt Nam ra sao kể từ 1/7?
5 giờ trước
Sau sáp nhập tỉnh thành, Đắk Lắk sẽ không còn là ‘thủ phủ’ của cà phê Việt Nam mà thay bằng tỉnh thành này.
Ở Việt Nam có chiếc ô tô đi 1 km 'đánh rơi' 15 triệu đồng, đi 600 km đã mất hơn 1/3 giá trị
4 giờ trước
Chiếc xe này hiện tại có giá bao nhiêu?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.108.600 VNĐ / tấn

165.00 JPY / kg

1.54 %

+ 2.50

Đường

SUGAR

8.925.806 VNĐ / tấn

15.50 UScents / lb

1.27 %

- 0.20

Cacao

COCOA

221.345.117 VNĐ / tấn

8,474.00 USD / mt

1.89 %

+ 157.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.017.998 VNĐ / tấn

286.56 UScents / lb

2.82 %

- 8.32

Gạo

RICE

14.970 VNĐ / tấn

12.60 USD / CWT

0.51 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.928.757 VNĐ / tấn

1,034.50 UScents / bu

0.95 %

+ 9.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

7.882.063 VNĐ / tấn

273.75 USD / ust

0.02 %

+ 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Phó Chủ tịch Bắc Ninh livestream chốt đơn hàng chục tấn vải chỉ trong một buổi sáng
14 giờ trước
Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh đã ghi nhận thành công vượt mong đợi khi bán ra tới hơn 54 tấn vải thiều trên sóng livestream.
Bất chấp thị trường lao dốc, một mặt hàng của VN vẫn lập kỷ lục lịch sử, hơn 80 thị trường đua nhau mua
14 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam vừa làm được điều chưa từng có.
Vải thiều dội chợ rớt giá, đưa lên livestream lại "cháy hàng"
16 giờ trước
Hơn 55 tấn vải thiều đặc sản được khách hàng lẻ "chốt đơn" qua livestream trong 2 ngày, trong bối cảnh hàng nhiều, dội chợ
Thêm một đối thủ với sầu riêng Việt Nam ở thị trường Trung Quốc
19 giờ trước
Nước này vừa đạt được thỏa thuận về giao thức xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.