Sau thành tích tăng trưởng ấn tượng của năm 2022, Việt Nam sẽ đi về đâu trong năm 2023 khi chỉ số thương mại tiếp tục xấu đi?

06/02/2023 13:47
Trong báo cáo mới nhất với tiêu đề “Du lịch – một phần cứu cánh” của HSBC, các chuyên ra nhận định rằng, bất chấp tình hình thương mại đang chậm lại, vẫn có những yếu tố giữ cho nền kinh tế Việt Nam vững vàng và du lịch sẽ là một ngành then chốt trong năm 2023.

Theo HSBC, về tăng trưởng, các chỉ số thương mại của Việt Nam tiếp tục xấu đi, mặc dù một phần là do hiệu ứng cơ sở dịp Tết nhưng Việt Nam vẫn còn khả năng trụ vững. Một nguồn tăng trưởng chính sẽ đến từ du lịch.

Theo đó, báo cáo cho biết, sau khi mở cửa trở lại vào tháng 3 năm ngoái, du lịch nội địa của Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ. Kết quả, Việt Nam đã dễ dàng vượt qua mục tiêu 60 triệu lượt khách nội địa trong năm 2022 và thực tế đạt được trên 100 triệu lượt khách du lịch nội địa. Trong khi đó, Việt Nam đón 3,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2022, chủ yếu là du khách đến từ Hàn Quốc (26%) và Mỹ (9%).

Song, du lịch quốc tế (vốn chiếm 60% doanh thu du lịch) lại phục hồi không mấy sôi động. Mặc dù vậy, HSBC đánh giá, Việt Nam có những lý do chính đáng để kỳ vọng một sự phục hồi mạnh mẽ hơn, đặc biệt là sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Sau thành tích tăng trưởng ấn tượng của năm 2022, Việt Nam sẽ đi về đâu trong năm 2023 khi chỉ số thương mại tiếp tục xấu đi? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, báo cáo cho hay, du lịch quốc tế mới chỉ phục hồi phần nào chứ chưa hẳn là hoàn toàn, với lượng khách du lịch đạt 3,6 triệu lượt, chỉ bằng 20% so với mức của năm 2019.

"Điều đó càng nhấn mạnh tiềm năng đáng kể để mảng dịch vụ tiếp tục phát triển trong bối cảnh nhu cầu thương mại hàng hóa toàn cầu chậm lại", HSBC nhận định.

Điều đáng mừng là Trung Quốc gần đây cũng đã bắt đầu quá trình mở cửa trở lại. Đây vốn là nguồn khách du lịch lớn nhất cho Việt Nam trước đại dịch nên khi Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo thêm thuận lợi cho ngành du lịch đang phát triển mạnh của Việt Nam.

Báo cáo cho biết, mặc dù quá trình phục hồi có thể diễn ra từ từ nhưng tác động đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ rất lớn xét trên nhiều phương diện. Ví dụ, trước đây, trung bình khách du lịch Trung Quốc đã chi tiêu nhiều hơn và ở lại lâu hơn so với hầu hết khách du lịch châu Á, mặc dù thấp hơn so với khách du lịch châu Âu và Mỹ.

Với tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc không nhỏ (30%), Việt Nam có thể cũng sẽ là một nước hưởng lợi lớn trong khu vực, chỉ sau Thái Lan, khi tiếp nhận “cú hích” từ sự quay trở lại của khách du lịch Trung Quốc.

Sau thành tích tăng trưởng ấn tượng của năm 2022, Việt Nam sẽ đi về đâu trong năm 2023 khi chỉ số thương mại tiếp tục xấu đi? - Ảnh 2.

"Nếu có thể giải quyết những hạn chế về chuyến bay và nới lỏng thêm các yêu cầu về thị thực nhập cảnh, chúng tôi tin rằng tỷ lệ quay trở lại của du khách Trung Quốc đạt 50-80% so với mức trước đại dịch (3 triệu đến 4,5 triệu) là một mục tiêu trong tầm với của Việt Nam", HSBC dự báo.

Với triển vọng ở trên, thị trường lao động phi chính thức vốn rất dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình du lịch sẽ được hỗ trợ nhiều hơn khi du lịch toàn cầu bình thường hóa thêm nữa. Tuy nhiên, báo cáo lưu ý, tác động của những khó khăn thương mại, tâm lý toàn cầu suy yếu và tác động của quá trình phục hồi hậu mở cửa đối với chi tiêu trong nước đang mờ nhạt dần.

"Tình hình lao động trong các lĩnh vực khác gắn liền với sản xuất tiếp tục trải qua áp lực, Liên đoàn Lao động gần đây đã phải hỗ trợ một khoản trợ cấp cho những lao động bị thiếu, mất việc làm. Trước đây, chi tiêu trong nước chiếm khoảng 40% doanh thu từ du lịch, điều quan trọng là phải xem tình hình này trong năm 2023 duy trì được tới đâu", báo cáo cho hay.

Bên cạnh việc mở cửa trở lại của Trung Quốc, Việt Nam còn có những “cú hích” khả dĩ nào khác nữa?

Theo HSBC, trước hết, việc khai thác thêm các thị trường mới sẽ là một vấn đề trọng tâm, với nhiều sáng kiến khác nhau như thực hiện các chương trình giới thiệu quảng bá du lịch để mở đường tiếp cận các thị trường mới nổi như Ấn Độ, một quốc gia có dấu ấn ngày càng tăng trong ngành du lịch quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam có thể làm gì để tăng sức hấp dẫn với tư cách một điểm đến du lịch?

Báo cáo cho hay, Việt Nam có thể xem xét nới lỏng thêm chính sách thị thực. Cụ thể, Việt Nam đang cân nhắc tăng thời gian miễn thị thực lên 30 ngày và triển khai cấp thị thực điện tử cho công dân đến từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện tại, Việt Nam không miễn thị thực cho các thị trường lớn bao gồm Trung Quốc đại lục, Mỹ và Úc, còn các nước châu Âu được miễn thị thực nhưng thời hạn lưu trú chỉ được 15 ngày.

"Rõ ràng, so với các quốc gia khác, việc tiếp cận chế độ miễn thị thực vẫn còn tương đối chặt chẽ ở Việt Nam", báo cáo đánh giá.

Một cách khác để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch không chỉ ở cải thiện cơ sở hạ tầng truyền thống mà còn là đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Du lịch thể thao, một phân khúc du lịch nằm trong tầm nhìn ngành du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam, cũng có thể giúp thu hút du khách thuộc nhóm có mức chi tiêu cao. Cùng với các phân khúc khác đã được khoanh vùng như du lịch y tế và nông nghiệp, các dự án phát triển liên quan sẽ đóng vai trò then chốt trong hỗ trợ thu hút sự quan tâm của thế giới đối với du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập, mức độ phát triển các cơ sở vật chất phục vụ du lịch nói chung cũng rất đáng khích lệ. Đặc biệt, nguồn cung cơ sở lưu trú cao cấp tiếp tục tăng trưởng với số lượng cơ sở tiêu chuẩn 4-5 sao tăng bình quân 12%/năm trước đại dịch. Sau đại dịch, một số chuỗi khách sạn toàn cầu đang tìm cách tích cực mở thêm cơ sở mới tại Việt Nam, phản ánh sức hấp dẫn của Việt Nam trong các lĩnh vực khác chứ không chỉ trong sản xuất.

"Với tham vọng tầm quốc gia và các dự án phát triển khác nhau đang diễn ra, về cơ bản triển vọng ngành du lịch quốc tế của Việt Nam vẫn tích cực", HSBC nhấn mạnh.

Tin mới

Cho một bát nước vào tủ lạnh và để qua đêm: Hành động nhỏ nhưng cực hữu ích, EVN cũng khuyên thực hiện
3 giờ trước
Hành động tưởng như vô nghĩa song thực tế lại có công dụng trong việc tiết kiệm ví tiền cho chính người dùng, đặc biệt vào mùa hè.
Không trụ nổi ở quê nhà, một hãng xe Trung Quốc chọn châu Âu để làm lại từ đầu
3 giờ trước
Câu chuyện kỳ lạ có một không hai xoay quanh Aiways có lẽ là lần đầu tiên một hãng xe không thể tìm được chỗ đứng và buộc phải tháo chạy khỏi chính sân nhà của mình.
Hải quan Việt Nam - Mỹ ký Hiệp định về chống gian lận xuất xứ, kết nối cảng biển với nhau
4 giờ trước
Tổng cục Hải quan (Việt Nam) và Hải quan Hoa Kỳ vừa ký hiệp định hợp tác tương trợ trong lĩnh vực hải quan, trong đó có biện pháp hỗ trợ trong lĩnh vực hải quan, chống gian lận xuất xứ và thí điểm kết nối cảng biển hai nước.
Giá vàng hôm nay 18/5: Vàng thế giới lại lập đỉnh lịch sử
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay trên thế giới tiếp tục tăng mạnh. Kết tuần, giá vàng tăng lên 2.414 USD/ounce, phá đỉnh 2.400 USD/ounce đã thiết lập 1 tháng trước.
Giá rau củ, thực phẩm ở Hà Nội rục rịch tăng
4 giờ trước
Nhiều loại thực phẩm, rau xanh ở Hà Nội đắt hơn trước khiến bà nội trợ lo ngại một "làn sóng" tăng giá mới có thể xảy ra.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.049.612 VNĐ / tấn

169.30 JPY / kg

1.93 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

10.146.136 VNĐ / tấn

18.09 UScents / lb

-1.31 %

- -0.24

Cacao

COCOA

185.131.462 VNĐ / tấn

7,277.00 USD / mt

-1.57 %

- -116.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

115.926.195 VNĐ / tấn

206.69 UScents / lb

4.09 %

+ 8.13

Đậu nành

SOYBEANS

11.469.786 VNĐ / tấn

1,227.00 UScents / bu

0.86 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.342.441 VNĐ / tấn

368.80 USD / ust

0.30 %

+ 1.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.384.971 VNĐ / tấn

45.26 UScents / lb

1.66 %

+ 0.74

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá heo hơi tăng nóng
5 giờ trước
Giá heo hơi tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 dù thị trường đang ở giai đoạn tiêu thụ thấp điểm.
Loại cây nhà ai cũng trồng ra nước ngoài thành sản vật tỷ đô: Thu hơn nửa tỷ USD từ đầu năm, Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu
5 giờ trước
Hiện Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.
Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng
5 giờ trước
Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.
Sản lượng sầu riêng của Cần Thơ tăng gấp 2,5 lần
7 giờ trước
Theo ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, tổng diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đạt khoảng 4.521 ha, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, diện tích cho trái đạt khoảng 3.102 ha, sản lượng sầu riêng ước trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 18.640 tấn, tăng hơn gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.