Sếp giảm 50% lương, lo chỗ ở và tiền ăn cho gia đình nhân viênicon

Ngoài việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn áp dụng nhiều giải pháp để bảo vệ người lao động trong đại dịch Covid-19 như: sếp tự động giảm 50% lương của mình, chuyển lao động vào ở ký túc xá có hỗ trợ tiền ăn.

Ngoài việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn áp dụng nhiều giải pháp để bảo vệ người lao động trong đại dịch Covid-19 như: sếp tự động giảm 50% lương của mình, chuyển lao động vào ở ký túc xá có hỗ trợ tiền ăn.

Sản xuất hàng trước nay chưa từng làm

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp nhiều ngành nghề, người lao động và nền kinh tế nói chung bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng. Song, không vì thế các doanh nghiệp chịu “ngồi im” chờ chết.

Theo kết quả khảo sát vừa được Ban Nghiên cứu kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực chuyển đổi để vượt qua khó khăn vì dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, 5% số doanh nghiệp tham gia khảo sát trả lời thực hiện đồng thời các giải pháp khác như chuyển hướng kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến quy trình tăng hiệu quả sản xuất. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời không có giải pháp là 10%, con số này trong khảo sát đầu tháng 3 là gần 20%.

Đơn cử, Phúc Sinh Group đã sớm ứng dụng công nghệ số vào quản trị, sản xuất và giao dịch với khách hàng. Nhân viên có thể làm việc từ xa mà không hề gặp trở ngại gì. Điều này góp phần giúp cho tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian qua của công ty đạt đến 120-130%. 

Hay Tập đoàn Sendo quyết định không thu phí bán hàng trên trang Sendo đối với nông sản, thực phẩm nhằm đẩy mạnh thương mại điện tử và chung tay với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. 

Sếp giảm 50% lương, lo chỗ ở và tiền ăn cho gia đình nhân viên
Nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã “biến nguy thành cơ”, chủ động sản xuất khẩu trang vải với đa chủng loại giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất, duy trì công ăn việc làm cho người lao động trong dịch Covid-19.

Để duy trì công ăn việc làm cho người lao động trong bối cảnh nhiều đơn hàng từ Mỹ, EU dồn dập bị giãn, hoãn, hủy, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã sản xuất những mặt hàng “chưa từng sản xuất”.

Các giải pháp mà Vinatex đặt ra cho 22 đơn vị trọng yếu gồm: tận dụng cơ hội tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu khẩu trang, quần áo y tế dùng vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt; áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm xuống còn khoảng 32-40 giờ/tuần, làm việc luân phiên...

Để doanh nghiệp không bị “nhấn chìm” trong đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Duy Khiêm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát tại Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), cho hay đã chuyển g bán hàng online và sản xuất theo các đơn đặt hàng trên viber, zalo. Ngoài ra, công ty còn chuyển sang sản xuất các sản phẩm cung ứng cho thị trường nội địa, như cũi trẻ em, ghế ăn trẻ em,... và một số mặt hàng khác mà Việt Nam trước đó vẫn nhập từ Trung Quốc, ông Khiêm chia sẻ.

Ngoài ra, các ứng dụng đặt xe công nghệ khi không chở khách cũng nhanh nhạy chuyển đổi sang các hình thức mới. Ứng dụng Grab triển khai thử nghiệm GrabMart (đi siêu thị), Be cũng đã tung ra dịch vụ "Be đi chợ", giải quyết nhu cầu cần mua hàng của người dân trong đại dịch.

Sếp tự giảm lương, lo ăn ở cho lao động

Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực bảo vệ an toàn, hỗ trợ công ăn việc làm cho người lao động.

Khoảng 81% số doanh nghiệp trả lời khảo sát có duy trì làm việc tại văn phòng thì 100% chủ động phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, như bắt buộc đeo khẩu trang, bố trí chỗ ngồi cách nhau 2m, trang bị nước khử khuẩn... Phần lớn DN trong số đó đã phân ca kíp, bố trí nhóm làm việc ngồi ở các vị trí khác nhau để hạn chế tiếp xúc; cho nhân viên làm việc online tại nhà.

Có 6% doanh nghiệp trả lời đã áp dụng cách thức tổ chức nơi lao động, sản xuất thành “vùng cách ly” để đảm bảo an toàn cho mọi người và không đứt gãy hoạt động của doanh nghiệp.

Ví như Ivy Prep Education tối ưu hoá nhân sự bằng phương án kiêm nhiệm vị trí để giữ các nhân sự giỏi và bảo đảm thu nhập cho người lao động, nếu người lao động có thu nhập thấp hơn 10 triệu đồng/tháng thì cố gắng trả đủ.

Trong khi đó, Viện chiến lược Nafoods quyết giữ nguyên lao động, tăng số ngày phép cho nhân viên làm việc online, đồng thời giảm lương lãnh đạo 50%.

Còn Công ty CP Truyền thông Cobaltlại chọn cách hỗ trợ toàn bộ người lao động chuyển vào ở tại ký túc xá công ty mỗi người 150.000 đồng/ngày, kèm theo chi trả toàn bộ các chi phí sinh hoạt cho người lao động với định mức 500.000 đồng/ngày cho một hộ gia đình chuyển vào ký túc xá tập trung.

Ông Hoàng Đức Huy, Giám đốc Công ty du lịch Transviet, chia sẻ, đợt dịch này công ty phải cho một số nhân viên nghỉ việc, một số khác nghỉ không lương và giữ lại 30% lực lượng để đảm bảo hoạt động qua dịch. Đồng thời, bố trí nhân sự để chuyển sang các mảng kinh doanh khác của công ty như sản xuất nông nghiệp sạch.

Đợt khảo sát lần này cho thấy, chỉ có 4% số DN trả lời áp dụng chấm dứt hợp đồng lao động và 10% không có giải pháp; 27% chọn giảm giờ làm, giảm lương nhưng vẫn duy trì số lượng lao động; 26% có trả trợ cấp cho lao động nghỉ việc tạm thời do dịch bệnh hoặc trong thời gian “cách ly xã hội”; 17% vẫn trả lương bình thường.

Dù đã nỗ lực nhưng các doanh nghiệp vẫn mong muốn có thêm sự trợ giúp từ phía Chính phủ, như có chính sách riêng với doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch (giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, miễn lãi suất các khoản chậm nộp thuế... ). 

Tâm An

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.906.932 VNĐ / tấn

8,767.00 USD / mt

0.27 %

+ 24.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.775.358 VNĐ / tấn

395.69 UScents / lb

0.54 %

+ 2.12

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.970.265 VNĐ / tấn

1,043.80 UScents / bu

0.34 %

+ 3.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.484.949 VNĐ / tấn

296.10 USD / ust

0.61 %

+ 1.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
9 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
10 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
14 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng