Sóng ngầm G7: Ngay cả khi không có ông Trump, Mỹ và đồng minh vẫn cứ căng thẳng

14/06/2021 11:38
Hội nghị Thượng đỉnh của 7 nước công nghiệp phát triển (G7) vừa lần đầu tiên diễn ra sau 2 năm. Tuy nhiên, sự chia rẽ vẫn bao trùm cho dù ông Donald Trump, người tạo ra nhiều sóng gió với các mối quan hệ đồng minh, không còn là Tổng thống Mỹ.

Mỹ chưa trở lại hoàn toàn, châu Âu không thống nhất và Brexit dang dở là những vấn đề nổi cộm khi Hội nghị Thượng đỉnh G7 được tổ chức lại sau 2 năm vắng bóng. Chính những mâu thuẫn đó đã khiến G7 trở nên bất đồng dù với nỗ lực của nước chủ nhà, thông cáo chung vẫn được ban hành.

Đây là Hội nghị Thượng đỉnh G7 đầu tiên trong 2 năm qua. Nó sẽ đóng vai trò như là "đèn xanh" cho các sự kiện quốc tế thời hậu đại dịch. Đây cũng là lần đầu tiên lãnh đạo G7 gặp nhau kể từ khi ông Donald Trump rời Nhà Trắng. Sở dĩ, vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ được nhắc tên bởi những chính sách của ông đã làm tổn hại rất nhiều cho mối quan hệ của G7, một liên minh tồn tại nhiều năm qua.

Đây cũng là Hội nghị Thượng đỉnh G7 cuối cùng của Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã đóng vai trò như một bức tường thành của châu Âu trong 16 năm qua. Hội nghị cũng là cơn ác mộng về hậu cần khi cuộc gặp của các nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh Covid-19 vẫn chưa được khống chế.

Tuy nhiên, vượt qua tất cả, Thủ tướng nước chủ nhà Anh Boris Johnson vẫn kiên trì và thậm chí còn có được một thông cáo chung, điều đôi khi không xảy ra trong thời điểm ông Donald Trump vẫn là Tổng thống Mỹ. Dẫu vậy, nỗ lực của nước chủ nhà cũng không đủ để xóa đi sự khác biệt giữa các đồng mình, vốn đều là cường quốc.

Dù bề mặt có thể khá bằng phẳng nhưng trong lòng G7 luôn có sóng ngầm mâu thuẫn, từ vấn đề Trung Quốc cho tới biến đổi khí hậu. Brexit là chủ đề chứng kiến lời qua tiếng lại giữa ông Johnson và các nhà lãnh đạo EU. Thậm chí, Thủ tướng Anh và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron còn thổi bùng lên không khí căng thẳng tại hội nghị, bất kể nỗ lực của bà Merkel.

Bà đầm thép của nước Đức cũng nói rằng khi nước Mỹ có tổng thống mới, điều đó không đồng nghĩa rằng "thế giới đã không còn vấn đề". Trong khi đó, đối đầu với Trung Quốc là chủ đề khó với Thủ tướng Mario Draghi của Italy.

Ông Joe Biden tới G7 với nỗ lực xây dựng lại liên minh và cho thấy sự trở lại của nước Mỹ. Tuy nhiên, người châu Âu cũng tuyên bố sẽ thẳng thắn nói về những điều mà họ không thể chấp nhận. Một trong những điều đầu tiên bà Merkel nhắc tới là việc Mỹ và Anh không cho phép xuất khẩu vắc xin Covid-19 tới châu Âu trong thời điểm dịch bệnh hoành hành dữ dội nhất. Điều này khiến việc tiêm chủng ở châu Âu diễn ra chậm chạp.

Dù là ông Trump hay ông Biden, Mỹ cũng chỉ là một thành viên bình thường của G7. Sẽ không có "phép màu" nào để Mỹ được quyền ra quyết định là buộc các nước khác phải tuân theo như trong quá khứ. Ngay cả khi sẽ thôi đảm trách chức Thủ tướng Đức vào tháng 9, bà Merkel cũng vẫn nói về sự bình đẳng hơn cho các quốc gia khi quyết định những vấn đề quan trọng.

Về Trung Quốc, Covid-19 là một khác biệt, tuy nhỏ nhưng lại hết sức rõ ràng. Thông cáo chung của Hội nghị mở đường cho một cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 nhưng cũng nói rằng không có bằng chứng cho thấy đại dịch là hậu quả của một vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Một số lãnh đạo châu Âu công khai tuyên bố họ không tin vào giả thuyết đó, ngay cả khi ủng hộ tiến hành điều tra.

Khi đề cập tới vấn đề sát sườn hơn là phải làm gì để chống lại sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như việc nước này ngày càng cứng rắn hơn khi đối đầu với chỉ trích, các nhà lãnh đạo G7 cũng phải rất nỗ lực để đạt được sự thống nhất.

Theo một quan chức G7, người châu Âu, đặc biệt là Italy và Đức, cảm thấy việc thúc đẩy chống Trung Quốc bắt nguồn từ người Mỹ và nó cũng không phản ánh chính xác nội dung cuộc trò chuyện của họ với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong bản thông cáo chung, G7 không nói về Trung Quốc mạnh mẽ như những gì người Mỹ muốn.

Ở thời điểm hiện tại, có thể nói rằng kinh tế châu Âu mắc kẹt giữa 2 siêu cường. Một số nghiên cứu cho rằng nền kinh tế lớn số 2 thế giới có thể soán ngôi Mỹ sớm hơn do đại dịch Covid-19 hoành hành. Điều đó có thể giải thích phần nào cho sự thận trọng khi đưa ra một thông điệp chống Trung Quốc quá mạnh mẽ ở châu Âu.

Tổng thống Pháp Macron là một trong những lãnh đạo cố tìm điểm hài hòa. Ông Macron tỏ ra nồng nhiệt với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trên mạng xã hội, tràn ngập hình ảnh đó. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp cũng nói rằng Paris muốn tìm cách hợp tác với Trung Quốc và G7 không nên biến thành một câu lạc bộ chống Trung Quốc ngay cả khi ông gọi Bắc Kinh là "đối thủ kinh tế".

Phản ứng chính thức về các hoạt động của G7, Đại sứ quán Trung Quốc tại London nói rằng: "Các nội dung chẳng thể làm tổn hại gì tới Bắc Kinh. Những ngày mà một nhóm nhỏ các nước quyết định số phận toàn cầu đã qua từ lâu".

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
12/07/2025 08:45
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
12/07/2025 08:25
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
12/07/2025 08:10
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
12/07/2025 08:03
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
12/07/2025 08:00
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao, xì gà chịu mức 100.000 đồng/điếu
12/07/2025 07:08
Từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ năm 2027 và tăng lên 10.000 đồng vào năm 2031.
InnoEx 2025: Bản đồ từ dữ liệu đến tăng trưởng cho doanh nghiệp
12/07/2025 03:30
Cổng đăng ký diễn đàn quốc tế InnoEx 2025, chủ đề "Từ Dữ liệu đến Tài sản số" tháng 8 này đã chính thức mở. Không chỉ giải mã cách chuyển hóa dữ liệu thành tăng trưởng, cơ hội kết nối với hàng nghìn lãnh đạo, chuyên gia, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đang chờ các doanh nghiệp tham gia.
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
11/07/2025 08:13
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
11/07/2025 07:36
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.