Tác động xã hội của nền kinh tế 24/7

17/12/2019 19:00
Các công việc linh hoạt đang ngày càng phát triển trong nền kinh tế 24/7. Người lao động có thể làm việc buổi tối, ban đêm, ca làm việc luân phiên, ca gãy, ca làm thêm bất thường hoặc thường xuyên.

Để giữ cho hàng hóa có thể liên tục tiếp cận người tiêu xuyên biên giới, xuyên lục địa, người sử dụng lao động phải tăng cường nhân viên làm việc theo ca suốt ngày đêm. Và sau những cải cách mới về lao động những thập kỷ vừa qua, giờ đây họ có thể tự do thuê nhân công thời vụ để giảm chi phí lao động.

Nền kinh tế không ngừng nghỉ này được nhà xã hội học nổi tiếng Harriert Presser gọi với cái tên: nền kinh tế 24/7.

Các công việc linh hoạt đang ngày càng phát triển trong nền kinh tế 24/7. Người lao động có thể làm việc buổi tối, ban đêm, ca làm việc luân phiên, ca gãy, ca làm thêm bất thường hoặc thường xuyên.

Một số nhóm lao động sẽ có nhiều khả năng làm việc linh hoạt hơn những nhóm khác. Những người trẻ tuổi, đàn ông, những người có trình độ học vấn thấp và lao động có tay nghề thấp có tỷ lệ làm việc linh hoạt cao hơn.

Ngoài ra, các công việc trong khu vực tư nhân, ngành dịch vụ và bán hàng có nhiều lao động làm việc linh hoạt hơn: người gác cổng, phục vụ bàn, nhân viên bán lẻ, y tá và nhà cung cấp dịch vụ cá nhân. Không phải ngẫu nhiên, đây là một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở Mỹ và toàn cầu.

Điều đó tác động gì đến người lao động?

Một nghiên cứu định lượng kéo dài ba thập kỷ (1980-2012) với người dân ở 5 quốc gia: Hoa Kỳ, Canada , Úc, Vương quốc Anh và Croatia đã được thực hiện.

Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tác động của nền kinh tế 24/7 đối với sự phát triển của trẻ em - sức khỏe xã hội và tình cảm, sức khỏe thể chất, khả năng nhận thức và kết quả học tập - cũng như đã xem xét các tác động đối với gia đình, cha mẹ và các cặp vợ chồng.

Tác động xã hội của nền kinh tế 24/7 - Ảnh 1.

Đối với người lớn, bằng chứng cho thấy lịch làm việc linh hoạt có ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Các vấn đề về sức khỏe thể chất bao gồm suy nhược, mất ngủ, các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa, nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn, thừa cân. Và lao động 24/7 cũng có xu hướng lựa chọn lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc và uống rượu.

Mệt mỏi mãn tính, thiếu ngủ và căng thẳng kết quả là những trở ngại lớn cho năng suất. Ngoài ra còn có rối loạn tâm lý liên quan đến thiếu ngủ, bao gồm các tác động xấu đến trí nhớ và thời gian phản ứng, cũng như lo lắng và trầm cảm mãn tính. Tuy nhiên, làm việc linh hoạt giúp cha mẹ có nhiều thời gian hơn cho việc nuôi dạy trẻ em.

Mặc dù tác động tiêu cực của nền kinh tế 24/7 đối với gia đình và trẻ em đã được báo cáo ở các quốc gia phát triển khác nhau, nhưng một số nơi thì lại ghi nhận những tác động khá tích cực.

Hậu quả có vẻ rõ rệt nhất ở Mỹ. Nói chung, người lao động Mỹ không được hưởng lợi từ nhiều chính sách linh hoạt và nghỉ ốm hoặc nghỉ phép. Điều này đặc biệt đúng trong các công việc lương thấp và cấp thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết những người làm việc ngoài giờ.

Ngược lại, tại Úc, tác động bất lợi của việc làm theo ca đối với sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên chỉ giới hạn ở những người đến từ các hộ gia đình đơn thân.

Trong khi ở Hà Lan, lịch làm việc linh hoạt dường như không có bất kỳ tác động bất lợi nào đến hạnh phúc gia đình . Một nghiên cứu so sánh Vương quốc Anh, Hà Lan và Phần Lan cho thấy lịch làm việc linh hoạt của cha mẹ có liên quan đến hành vi thiếu hòa đồng ở trẻ em ở Anh, nhưng những nơi khác lại không.

Một lời giải thích hợp lý cho sự khác biệt này là ở Phần Lan, chính phủ cho phép giáo viên mầm non làm việc linh hoạt. Những chính sách như vậy cho phép cha mẹ chăm sóc trẻ em trong giờ hành chính, trong khi ở Anh - giống như Hoa Kỳ không tồn tại những điều luật như vậy.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
13 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.