Thảm kịch của một trong những khoản đầu tư thất bại nhất SoftBank: Đốt sạch 3 tỷ USD với tham vọng cách mạng hóa ngành xây dựng, phá sản vì sự mù quáng của CEO

30/06/2021 15:33
Katerra đã nhắm mục tiêu cách mạng hóa lĩnh vực xây dựng bằng cách tạo dựng những ngôi nhà được lắp ráp sẵn. Thay vào đó, hồ sơ phá sản được nộp vào tháng 6 cho thấy Thung lũng Silicon khó có thể tạo ra sự thay đổi trong một ngành phức tạp như thế này.

Tham vọng khó thành công

Sự sụp đổ của công ty đã "thổi bay" gần 3 tỷ USD từ nhà đầu tư, khiến họ trở thành một trong những startup nhận được lượng vốn lớn nhất nước Mỹ từng phá sản. Katerra cho rằng, họ có thể tiết kiệm thời gian và tiền bằng cách đưa mọi bước trong quá trình xây dựng thực hiện hoàn toàn bởi lực lượng nội bộ, từ sản xuất cửa sổ cho đến các bức tường hay chế tạo bóng đèn.

Công ty đã "bán" ý tưởng này cho những nhà tài trợ giàu có, bao gồm SoftBank, Soros Fund và Canada Pension Plan Investment Board. Ở thời kỳ đỉnh cao, Katerra được định giá gần 6 tỷ USD. Tuy nhiên, họ lại chưa từng thực hiện tốt những khía cạnh trong xây dựng mà trước đó từng kỳ vọng sẽ nắm chắc lợi thế.

Chris Severson – từng là nhân viên ước tính chi phí xây dựng tại Katerra, cho biết: "Họ có ‘một con ngỗng vàng’, nắm giữ toàn bộ số tiền đó từ SoftBank. Và cuối cùng, mọi thứ lại tan biến."

Sự sụp đổ của Katerra là dấu hiệu mới nhất cho thấy chiến lược tăng trưởng thần tốc được các công ty phần mềm và truyền thông xã hội áp dụng phải đối mặt với những thách thức ở các ngành phức tạp, ít thay đổi hơn như bất động sản. Vụ phá sản của công ty này còn thể hiện sự khó khăn của việc hiện đại hóa xây dựng. Ngành này vốn chiếm khoảng 4% GDP của Mỹ nhưng vẫn được thực hiện theo cách tương tự như 100 năm trước.

Katerra thu hút nhà đầu tư bằng cách nào?

Katerra có trụ sở tại Melon Park (California), được đồng sáng lập năm 2015 bởi một nhóm doanh nhân bao gồm CEO Michael Marks, cựu CEO của nhà sản xuất thiết bị điện tử Flextronics. Chiến lược của họ là áp dụng quy trình sản xuất đầu-cuối của ngành điện tử sang hoạt động xây dựng.

Công ty này sẽ mua vật liệu và đồ đạc như bồn rửa và vòi nước số lượng lớn, không qua các bên trung gian và bán trực tiếp cho các tổng thầu. Khi nhận thấy không bên nào muốn sử dụng sản phẩm của họ, Katerra sẽ đảm nhận vai trò đó.

Các khu bất động sản sẽ được xây dựng bằng các bộ phận được sản xuất theo dây chuyền lắp ráp trong các nhà máy chính của công ty, sau đó vận chuyển đến khu xây dựng qua bộ phận xây dựng nội bộ của họ. Tiếp đến, Katerra sẽ hoàn thiện những chi tiết đó để trở thành một căn hộ, khách sạn hoặc văn phòng do các kiến trúc sư của họ thiết kế. Tất cả điều có sự hỗ trợ của phần mềm nội bộ.

Thảm kịch của một trong những khoản đầu tư thất bại nhất SoftBank: Đốt sạch 3 tỷ USD với tham vọng cách mạng hóa ngành xây dựng, phá sản vì sự mù quáng của CEO - Ảnh 1.

Điều này sẽ hợp lý hóa quy trình và cho phép việc xây dựng một căn hộ chỉ kéo dài trong vòng 30 ngày, trong khi thông thường phải mất đến vài tháng với quy trình truyền thống. Katerra đã có được sự thành công với một số dự án, nhưng rất ít nhà phát triển quan tâm đến mọi thứ mà họ cung cấp.

Tuy nhiên, khi mô hình kinh doanh của Katerra phức tạp hơn, họ tìm thấy sự hậu thuẫn mới từ SoftBank. Với sự hỗ trợ từ khoản đầu tư gần 2 tỷ USD của tập đoàn Nhật Bản, Katerra đã mua được các tổng thầu ở khắp nước Mỹ và một nhà máy sản xuất các bộ phận của ngôi nhà ở Ấn Độ. Ngoài ra, công ty còn được hỗ trợ bởi khoản vay 440 triệu USD từ Greensill Capital. Để mở rộng ra nước ngoài, họ còn ký hợp đồng xây dựng hàng nghìn ngôi nhà ở Ả Rập Xê Út.

Erica Storck – một trong những nhân sự đầu tiên của Katerra, cho hay: "Mọi người đều rất hào hứng với sứ mệnh của công ty, đến mức họ đồng ý với tất cả mọi thứ. Và mọi thứ đều vượt khỏi tầm kiểm soát."

Những điểm yếu được tiết lộ

Các nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng cũ tiết lộ, trong quá trình nhằm tăng doanh thu, Katerra đã đồng ý xây dựng bất động sản trước khi tìm ra cách sản xuất hàng loạt bộ phận của ngôi nhà. Họ nhận dự án với mức giá rẻ và nhanh chóng để giúp mô hình của mình hoạt động hiệu quả. Các kiến trúc sư đã thiết kế các toà nhà với những bộ phận từ nhà máy của Katerra trong khi số đó vẫn chưa được hoàn thiện. Cuối cùng, họ rơi vào cảnh lỗ chồng lỗ.

Katerra thường ký hợp đồng với mức giá dựa theo dự báo khả quan và sau đó chuyển cho đội ngũ ước tính trong nội bộ để tìm ra mức giá thực tế. Severson cho biết, khoảng chênh lệch thường lên tới hàng triệu USD.

Ông chia sẻ thêm: "Chúng tôi chỉ biết nói rằng không thể làm như thế, mọi thứ sẽ không có kết quả." Có thời điểm, Katerra còn nhân nhắc việc loại bỏ các thiết bị điều hòa không khí ra khỏi một dự án phát triển nhà cho sinh ở California để những con số trở nên hợp lý.

Một cựu nhân viên khác cho biết, khi các kiến trúc sư và kỹ sư nói về mối lo ngại, các giám đốc điều hành lại giơ một chiếc iPhone lên và nói nếu quy trình đó hiệu quả đối với việc sản xuất điện thoại, thì với căn hộ cũng có thể.

Thảm kịch của một trong những khoản đầu tư thất bại nhất SoftBank: Đốt sạch 3 tỷ USD với tham vọng cách mạng hóa ngành xây dựng, phá sản vì sự mù quáng của CEO - Ảnh 2.

Thay vì sản xuất hàng loạt một kiểu tòa nhà, Katerra lại xây dựng các văn phòng, khách sạn, nhà cho 1 gia đình và các tòa chung cư với nhiều độ cao khác nhau. Điều này khiến việc sản xuất hàng loạt các bộ phận có sẵn và cắt giảm chi phí trở nên khó hơn nhiều, bởi một tấm tường cho tòa chung cư 3 tầng không phù hợp với tòa 10 tầng. Những nhà thầu được họ mua lại cũng chần chừ trong việc mua lại các bộ phận từ Katerra.

Đầu năm 2020, công ty này đứng trước nguy cơ cạn vốn. Giải pháp của Marks thậm chí là "chơi lớn" hơn. Để hiện thực hóa tầm nhìn, ông tin rằng Katerra cũng cần phải là một nhà phát triển sở hữu cổ phần trong các dự án bất động sản mà họ xây dựng và giảm lợi nhuận. Các cựu nhân viên kể lại, ông nói rằng đó mới chính là nơi tạo ra dòng tiền thực sự.

Tuy nhiên, hội đồng quản trị đã cách chức Marks vào đầu năm ngoái, Người kế nhiệm của ông – cựu giám đốc điều hành ngành dịch vụ mỏ dầu Paal Kibsgaard, đã cắt giảm một phần chi phí bằng thu hẹp quy mô của bộ phận nghiên cứu, thiết kế và sản xuất. Song, động thái này đưa ra quá muộn và Katerra buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 6/6.

Các cựu nhân viên cho biết, họ vẫn tin tưởng vào ý tưởng về một công ty xây dựng tự động, được kết hợp theo chiều dọc. Nhiều cựu giám đốc điều hành nhận định, chi phí vượt dự tính cho các dự án ban đầu đã làm lu mờ những điểm sáng gần đây ở những dự án khác của Katerra. Theo họ, công ty này có thể đã có lãi nếu tập trung vào phát triển và tăng trưởng hơn.

Tham khảo Wall Street Journal

Tin mới

'Nỗi đau' làm xe điện của Ford: Mỗi quý lỗ tới 1,3 tỷ USD, càng bán càng lỗ, là 'con sâu' đánh tụt hiệu suất của cả tập đoàn
8 giờ trước
Cứ mỗi chiếc xe điện được bán ra trong quý vừa qua, Ford lỗ tương đương 132.000 USD/chiếc.
VinFast tung ưu đãi lớn tặng 3 tháng thuê pin cho khách hàng mua xe máy điện
7 giờ trước
Người dùng mua xe máy điện VinFast có cơ hội nhận 3 tháng thuê pin hoặc tiền mặt trị giá 1,05 triệu đồng.
Thái Lan đang mạnh tay săn lùng một báu vật tiền tỷ của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, giá trong nước tăng không ngừng nghỉ
7 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng gần 50% so với cùng kỳ.
LG đưa TV OLED không dây đầu tiên trên thế giới về Việt Nam
6 giờ trước
Đây là dòng tivi OLED không dây đầu tiên trên thế giới, sở hữu hình ảnh với độ phân giải 4K cùng tần số quét 144Hz.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
6 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

Mua Vietlott theo ngày sinh nhật vợ trúng ngay tiền tỷ
4 giờ trước
Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa thông báo chủ nhân giải đặc biệt MAX 3D+ trị giá hơn 1 tỷ đồng là anh Đ.V.Đ., đăng ký dự thưởng tại Nghệ An. Anh Đ. trúng giải với tấm vé lựa số theo ngày tháng năm sinh của vợ.
Ngân hàng Eximbank tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2024
5 giờ trước
Ngày 26 tháng 4 năm 2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (“Eximbank” hoặc “Ngân hàng”) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (ĐHĐCĐ). Đại hội đồng cổ đông đã thông qua các nội dung quan trọng, bao gồm: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2023 và kế hoạch kinh doanh năm 2024, kế hoạch tăng vốn điều lệ,...
Người Việt ngày càng "nghiện" mạng xã hội, Facebook đứng "đầu bảng"
7 giờ trước
Khảo sát cho thấy, người Việt đang dành quá nhiều thời gian cho các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại di động.
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 22%, “bật mí” chi tiết về HD SAISON
8 giờ trước
Năm 2024, HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 15.852 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 12.601 tỷ đồng, cùng tăng 22% so với thực hiện năm 2023.