Than đá nhập khẩu tăng chóng mặt gần 12 triệu tấn

25/07/2019 07:21
Hơn nửa đầu năm, lượng than đá nhập khẩu đã tăng hơn 12 triệu tấn, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu tháng 7, cả nước chi 191 triệu USD, nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn than đá.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/7, cả nước nhập tới gần 23 triệu tấn than đá với tổng kim ngạch gần 2,17 tỷ USD.

So với cùng kỳ năm 2018, lượng than đá nhập khẩu tăng gần 12 triệu tấn, tương đương tăng 108%; trong khi kim ngạch tăng thêm 69,5%.

Tốc độ tăng trưởng sản lượng lớn hơn kim ngạch có thế thấy trị giá bình quân mỗi tấn than nhập khẩu năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể, trị giá bình quân nhập khẩu (chưa thuế) những tháng đầu năm 2019 đạt gần 95,2 USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái là hơn 117 USD/tấn.

Đáng chú ý, sản lượng than đá nhập khẩu đến 15/7 đã vượt tổng sản lượng nhập khẩu của cả năm 2018 gần 57 nghìn tấn.

Xét theo thị trường, Indonesia, Australia, Nga và Trung Quốc là 4 nhà cung cấp than đá lớn nhất của Việt Nam.

Trong đó, Indonesia giữ vị trí số 1. Riêng tháng 6 (cập nhật theo thị trường mới nhất của Tổng cục Hải quan đến tháng 6/2019-PV) cả nước nhập hơn 1 triệu tấn than đá từ quốc gia Đông Nam Á này, với trị giá đạt 68,6 triệu USD.

Tính trong 6 tháng đầu năm các con số này lần lượt là 7,345 triệu tấn, tổng kim ngạch 461,7 triệu USD.

Trong khi đó, từ đầu năm đến hết tháng 6, cả nước nhập 7,07 triệu tấn than đá từ Australia, tổng kim ngạch 769,5 triệu USD.

Thị trường Nga cung cấp 3,676 triệu tấn, tổng kim ngạch 325,2 triệu USD; thị trường Trung Quốc gần 590 nghìn tấn, tổng kim ngạch 177,7 triệu USD.

Hiện nhu cầu sử dụng trong nước ngày càng tăng, nhất là phục vụ các nhà máy nhiệt điện, trong khi sản lượng khai thác thấp hơn nhiều do đó vấn đề nhập khẩu than tiếp tục tăng là điều dễ nhận thấy.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch phát triển điện VII, theo Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ), để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước, năm 2020, nước ta phải có tổng công suất các nhà máy điện đạt 75.000 MW, trong đó các nhà máy nhiệt điện than chiếm 48% tổng công suất.

Đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phải đạt 146.800 MW, và tỷ trọng của các nhà máy nhiệt điện than được nâng lên 51,6%, với tổng công suất lên đến gần 76.000 MW, lớn hơn tổng công suất toàn bộ các nhà máy điện của Việt Nam vào năm 2020.

Trong khi đó, theo quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 (theo Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016), nhu cầu than dành cho nhiệt điện là 64,1 triệu tấn vào năm 2020 và lên đến 131,1 triệu tấn vào năm 2030.

Tuy nhiên, cũng trong quy hoạch này, sản lượng khai thác than trong nước được tính toán chỉ đạt từ 47 đến 50 triệu tấn vào năm 2020 và 55 đến 57 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi nguồn than khai thác còn phải dành cho nhiều lĩnh vực khác như luyện kim, xi măng, phân bón và hóa chất, các đối tượng tiêu thu khác. Riêng 4 nhóm đối tượng này cũng được ước tính cần 25,5 triệu tấn than vào năm 2030.

Như vậy, có thể thấy, tổng nhu cầu sản lượng than cả nước vào năm 2030 lên đến gần 157 triệu tấn, trong khi năng lực khai thác trong nước chỉ được tối đa 57 triệu tấn, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải nhập khẩu tới 100 triệu tấn than vào năm 2030.

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
4 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
4 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
5 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
5 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
6 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.695.525 VNĐ / thùng

65.41 USD / bbl

1.36 %

+ 0.88

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.619.835 VNĐ / thùng

62.49 USD / bbl

1.41 %

+ 0.87

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.341.698 VNĐ / m3

3.33 USD / mmbtu

0.83 %

- 0.03

Than đá

COAL

2.566.229 VNĐ / tấn

99.00 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Video từ trên cao cho thấy cảnh tượng "không tưởng" tại Trung Quốc: Đây là cách họ thống trị lĩnh vực này
1 ngày trước
Quốc gia này đi sau nhưng lại vượt trước trong đường đua năng lượng.
Mỹ vừa chi gần 3 tỷ USD mua một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu của thế giới đứng thứ 2 thế giới, hơn 150 quốc gia đặt gạch mua hàng
1 ngày trước
Xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đã thu về gần 3 tỷ USD trong quý 1 với Mỹ là khách hàng lâu năm của Việt Nam ở mặt hàng này.
Xe xăng sắp lỗi thời như cưỡi ngựa: Quốc gia này xăng dầu "đào lên là có" mà còn chuyển hết sang xe điện
2 ngày trước
Đến cuối năm 2025, các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong có thể trở nên lỗi thời như cưỡi ngựa
Giá xăng vượt 19.500 đồng/lít từ 15 giờ chiều nay
2 ngày trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (15/5), giá xăng tăng 410 - 420 đồng/lít.