Thận trọng tìm đối tác chiến lược

18/06/2018 13:11
Dù vốn ngoại đang đổ vào NH Việt Nam, nhưng nhiều NH nằm trong danh sách mua bán sáp nhập (M&A) vẫn chưa có thêm nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Các nhà băng này đang chờ cổ đông chiến lược, gắn bó lâu dài, tham gia quản trị điều hành, cải tiến công nghệ sản phẩm giúp NH thực sự vững mạnh.

Làn sóng vốn ngoại

Tháng 8-2017, HSBC là cổ đông nước ngoài nắm khoảng 172,4 triệu cổ phần (19,41%) tại Techcombank đã thoái sạch vốn và NH đã mua lại dưới dạng cổ phiếu quỹ. Theo đó, tỷ lệ sở hữu NĐT ngoại tại Techcombank trở về 0%. Song, tháng 3 năm nay, Warburg Pincus đã đồng ý đầu tư hơn 370 triệu USD vào Techcombank.

Đồng thời, trong đợt IPO của Techcombank, quỹ GIC của Singapore, Dragon Capital và Fidelity Management cũng muốn đàm phán để trở thành NĐT chủ chốt, khi đăng ký tới 76% cổ phiếu. Theo thông tin tại buổi giới thiệu niêm yết, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại Techcombank đã lên mức 22,5%.

Những NH tái cơ cấu cần gia tăng thêm sức mạnh, trong khi dòng vốn ngoại vào NH Việt ngày càng nhiều nhưng đa số đầu tư ngắn hạn. Đến thời điểm nào đó cảm thấy cần phải chốt lời, họ sẽ bán cổ phần, rút vốn. Nguồn vốn ngoại đầu tư dưới hình thức đó dù giúp NH thêm vốn, nhưng không hỗ trợ được NH trong phát triển công nghệ, nâng cao năng lực quản trị điều hành, tiến tới một NH đạt chuẩn mực quốc tế.

TS. TRẦN DU LỊCH,

thành viên Hội đồng Tư vấn

chính sách tài chính tiền tệ quốc gia

 Tại ACB, sau hơn 10 năm đầu tư và trở thành cổ đông chiến lược của ACB, Standard Chartered Bank đã thoái vốn khỏi NH này vào tháng 1-2018. Dù vậy, số cổ phần này đã được chuyển nhượng ngay cho 4 NĐT ngoại là Estes Investments Limited, Sather Gate Investments Limited, Boardwalk South Limited và Whistler Investments Limited. Trong 1 năm trở lại đây, việc hút vốn từ NĐTNN cũng diễn ra thuận lợi tại VPBank, TPBank…

Năm 2016, sau 4 năm rưỡi hợp nhất và tái cơ cấu, SCB cho biết đã được NHNN chấp thuận bán cổ phần cho NĐTNN 50% vốn điều lệ. Năm 2017, NH đã đàm phán với 6 NĐT, bao gồm các NH, quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm đến từ Na Uy, Indonesia, Đài Loan và Trung Quốc.

Bên cạnh đó 1 quỹ đầu tư ngoại đề nghị mua 15% cổ phần của SCB và NH cũng kỳ vọng tìm được tiếng nói trong cuộc đàm phán với 2 NĐT tiềm năng của Trung Quốc và Indonesia. Theo dự kiến, SCB sẽ trình kế hoạch bán cổ phần lên NHNN xin phê duyệt và dự định hoàn tất thương vụ vào giữa năm nay. Dù vậy, tại ĐHCĐ năm nay, NH vẫn chưa công bố thông tin mới về việc bán cổ phần cho NĐTNN. Tương tự, sau M&A đến nay SHB, Maritime Bank vẫn chưa hợp tác với đối tác ngoại.

Thận trọng tìm đối tác chiến lược - Ảnh 2.

Giao dịch tại SCB.

 Mỗi NH một chiến lược

Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, cho biết sẽ gọi vốn ngoại sau khi kết thúc quá trình tái cơ cấu sau hợp nhất vào năm 2019. Bởi khi đó năng lực của NH đã được củng cố, có lợi thế hơn trong việc gọi vốn, mang lại lợi ích cao hơn cho NH và cổ đông, tiếp theo sau đó sẽ tính đến chuyện lên sàn. Hiện tại NH đang tiến hành tái cơ cấu, quỹ dự phòng rủi ro của NH đã đạt hơn 6.500 tỷ đồng, đồng thời tiếp tục gia tăng trích dự phòng rủi ro cho trái phiếu nhận lại từ các khoản nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý hết.

Tương tự, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB, cho biết đã có nhiều đối tác nước ngoài đến đặt vấn đề nhưng quan điểm của SHB là cổ đông nước ngoài phải thực sự chiến lược, tham gia quản trị điều hành, công nghệ sản phẩm. Nếu đối tác nước ngoài vào với danh nghĩa chiến lược nhưng chỉ là đầu tư ngắn hạn, không mang tính lâu dài không phù hợp quan điểm tìm đối tác chiến lược của SHB.

Trước đó, HĐQT SHB cũng nhiều lần khẳng định sẽ thận trọng xem xét, đánh giá nhu cầu của các NĐT nhằm chọn lựa NĐTNN thực sự có nhu cầu đầu tư dài hạn, bền vững, có thể hỗ trợ HĐQT về nâng cao năng lực quản trị, điều hành NH.

Về phía Maritime Bank, lãnh đạo NH cho biết đang tập trung kế hoạch lên sàn vào năm 2019. Hiện NĐTNN đánh giá cổ phiếu Maritime Bank ở mức rất cao. Như vậy, nếu lên sàn được như dự kiến, Maritime Bank cũng sẽ có điều kiện hút được lượng vốn ngoại tương tự nhiều NH niêm yết gần đây.

Theo các chuyên gia tài chính NH, việc một số NH hậu M&A thận trọng và chờ cơ hội tốt để tìm đối tác ngoại cũng như hướng đến đối tác chiến lược là điều hợp lý. Bởi lẽ, sau khi M&A, các NH đã phải chịu trả giá về nợ xấu, sụt giảm lợi nhuận và mất đến vài năm để khắc phục. Sau giai đoạn tái cơ cấu hậu M&A, nền kinh tế sẽ có một NH mới mạnh hơn, phát triển ổn định và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, cổ đông, NĐT. Chờ đến khi NH mới thật sự ổn định và vững mạnh, nhu cầu trở thành NĐT chiến lược của đối tác ngoại cũng sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Về phía các NH, hiện nay, các NH ngoại không còn tập trung nhiều vào M&A hay trở thành đối tác chiến lược với NH nội như trước, mà tập trung hơn vào phát triển tự thân. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tích cực tham gia đầu tư vào các NH nội có tiềm năng phát triển, quản trị lành mạnh và hệ thống tài chính minh bạch. Đây là những đối tác tiềm năng các NH nên dành thời gian tìm hiểu và đàm phán để tiến tới hợp tác chiến lược lâu dài.

Tin mới

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
6 giờ trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
6 giờ trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
6 giờ trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng 30 - 40%
7 giờ trước
Đầu giờ chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Vì sao máy điều hòa vẫn 'vắng bóng' giữa mùa hè nắng nóng kỷ lục ở châu Âu?
7 giờ trước
Điều hòa nhiệt độ vẫn không phải lựa chọn để giảm nhiệt của người dân châu Âu giữa đợt nắng nóng khắc nghiệt.

Tin cùng chuyên mục

Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng bán VinFast VF 8 đã qua sử dụng, giá từ 700 triệu đồng
1 ngày trước
Toàn bộ xe VF 8 được phân phối trong đợt này đều trải qua quy trình kiểm định 139 bước tại nhà máy VinFast.
Toyota thống trị Top 10 xe bán chạy nhất thế giới, có mẫu giảm giá gần 70 triệu đồng trong tháng 7
1 ngày trước
Hàng loạt mẫu xe ăn khách của Toyota đồng loạt giảm giá lăn bánh trong tháng 7/2025.
Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt 'hạ nhiệt' tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
3 ngày trước
Ngay từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống gần 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc đã đồng loạt cập nhật giá bán mới cho hàng chục nghìn sản phẩm, áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng (VAT) mới là 8% theo quy định.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
3 ngày trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.