Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025

20/11/2024 04:55
Năm 2025, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD.

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã tổ chức họp báo Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS và Tổng kết năm 2024 của ngành dệt may Việt Nam .

Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng trong suốt 25 năm. Từ chỗ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ bé so với Thái Lan, Indonesia, Philippin… đến nay ngành dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.

Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025 - Ảnh 1

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Thị trường trong nước 25 năm qua cũng tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Thặng dự thương mại năm 2024 đạt 19 tỷ USD tăng 108,6 lần so với 175 triệu USD của năm 1999. Với lực lượng lao động trên 3 triệu người, dệt may là ngành thu dụng lao động lớn nhất trong các ngành kinh tế cả nước, góp phần quan trọng giải quyết việc làm , đảm bảo thu nhập cho người lao động , tăng thu ngân sách cho Nhà nước, các địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thắng lớn tại thị trường trọng điểm

Theo số liệu thống kê từ VITAS, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tháng 10/2024 ước đạt 3,86 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng trước và 24,26% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng 2024 ước đạt 36,11 tỷ USD, tăng 9,86% so cùng kỳ 2023.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 28,38 tỷ USD, tăng 10,54%; kim ngạch xuất khẩu xơ sợi ước đạt 3,66 tỷ USD, tăng 0,47%; kim ngạch xuất khẩu vải ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 11,12%..

Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025 - Ảnh 2

Nguồn: VITAS

VITAS cho biết, mặc dù bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột leo thang ở nhiều khu vực; giá xăng dầu, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng diễn biến phức tạp, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm nay ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.

Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025 - Ảnh 3

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính. (Đơn vị: triệu USD)

Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 37,98% tổng kim ngạch xuất khẩu ; Nhật Bản ước đạt 4,57 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 10,39%; EU ước đạt 4,3 tỷ USD tăng 7,66%, chiếm tỷ trọng 9,77%; Hàn Quốc ước đạt 3,93 tỷ USD, tăng 10,36%, chiếm tỷ trọng 8,93%; Trung Quốc ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 1,76%, chiếm tỷ trọng 8,3%; ASEAN ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,84%, chiếm tỷ trọng 6,59%.

Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025 - Ảnh 4

Tỷ trọng theo thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2024.

Chủ tịch VITAS nhấn mạnh, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tiếp tục được cải thiện thể hiện ở tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm.

Những thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng. Thị trường ASEAN, Nga, Canada... đang là điểm sáng tiềm năng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may. Ngoài ra, giá cước vận tải tiếp tục có xu hướng giảm cũng đang hỗ trợ cho sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may.

Mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025

Theo ông Vũ Đức Giang, một trong những nguyên nhân chính giúp ngành dệt may Việt Nam cán đích trong năm nay là chuyển dịch đơn hàng từ một số quốc gia sang Việt Nam, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu cũng như đối tượng khách hàng.

Song song với đó, ngành dệt may cũng được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chuyển dịch nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ một số quốc gia vào lĩnh vực nguồn cung nguyên liệu đã giúp ngành dệt may chủ động được một số nguyên liệu mới. Đồng thời, ngành dệt may Việt Nam cũng đã thích ứng được với những đơn hàng có yêu cầu cao về mẫu mã, giao trong ngắn hạn, chất lượng cao...

Bên cạnh đó, Chủ tịch VITAS cũng tiết lộ, thời điểm này, một số các doanh nghiệp đã có đơn hàng trong quý 1 và quý 2 năm 2025.

Do đó, đây chính là một trong những tiền đề quan trọng để ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD trong năm 2025.

Ngoài ra, thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày, từ nay đến năm 2030, ngành sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững . Từ 2031-2035, phát triển bền vững một cách hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin mới

Nhận tin tố cáo 'hét giá' tiền triệu cho 2 gói kẹo, cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả quy mô hàng tỷ đồng tại cửa hàng lưu niệm, hàng chục nghìn sản phẩm bị thu giữ
32 phút trước
Những khách du lịch bị tính phí 'cắt cổ' cho 2 gói kẹo đã giúp cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả lớn nhất từ trước tới nay.
Ở Việt Nam có chiếc ô tô nằm im cũng 'đẻ' ra tiền
56 phút trước
Chiếc ô tô này đang ở TP.HCM, rất ít khi ra đường.
Xe ga "Made in Vietnam" vừa về đại lý đã giảm sâu: Thấp nhất 22,5 triệu đồng, tiết kiệm xăng ấn tượng 1,8L/100km
19 phút trước
Mẫu xe ga này gây ấn tượng với thiết kế lai giữa Honda Vision - SH cùng giá bán hấp dẫn.
Công nghệ cao vào cuộc - Đây là 'tuyệt chiêu' giúp Thái Lan chiếm trọn 60% thị phần sầu riêng tại Trung Quốc, dự báo bội thu đơn hàng năm 2025
2 giờ trước
Trước nhu cầu bùng nổ từ Trung Quốc và nhiều thị trường quốc tế, nông dân trồng sầu riêng Thái Lan đang tích cực ứng dụng các giải pháp nông nghiệp thông minh nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Đạt chứng chỉ CREST cho dịch vụ Pentest, CMC Telecom trở thành thành viên CREST
2 giờ trước
Ngày 1/7/2025, tại Hà Nội, CMC Telecom nhận chứng chỉ CREST cho dịch vụ kiểm thử xâm nhập (Penetration Testing - Pentest) và trở thành thành viên chính thức của tổ chức bảo mật quốc tế CREST.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.800.025 VNĐ / thùng

68.78 USD / bbl

0.21 %

+ 0.14

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.755.745 VNĐ / thùng

67.09 USD / bbl

0.13 %

+ 0.09

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.416.833 VNĐ / m3

3.41 USD / mmbtu

1.09 %

- 0.04

Than đá

COAL

2.911.413 VNĐ / tấn

111.25 USD / mt

1.11 %

- 1.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng giảm hơn 1.200 đồng/lít từ 15 giờ chiều nay
5 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (3/7), giá xăng giảm 1.090 - 1.210 đồng/lít.
Mất đi khách hàng Mỹ và châu Âu, vựa dầu của thế giới lập tức gửi lô hàng giá rẻ đến Trung Quốc: Bán hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày, Ấn Độ, Cuba cũng tranh mua hàng
19 giờ trước
Quốc gia này đã xuất khẩu khoảng 844.000 thùng dầu thô và nhiên liệu mỗi ngày vào tháng 6.
Nga gửi sang Việt Nam hàng triệu tấn hàng giá rẻ: Trữ lượng của Moscow đủ dùng trong 500 năm, nước ta nhập khẩu đứng thứ 5 thế giới
1 ngày trước
Kể từ đầu năm đến nay, hơn 2,6 triệu tấn hàng này đã được Nga đưa về Việt Nam.
PhoneArena: Màn hình iPhone 17 Air mỏng quá nên dễ nứt vỡ, Apple đã "chia tay" đối tác BOE
1 ngày trước
Apple gặp rắc rối với màn hình siêu mỏng trên iPhone 17 Air và đồng thời loại BOE khỏi danh sách nhà cung cấp cho toàn bộ dòng máy năm nay.