Thành lập Uỷ ban đặc biệt về kiểm toán doanh nghiệp nhà nước

06/09/2021 17:22
Ban điều hành ASOSAI (Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á) lần thứ 56 đã thống nhất thành lập một Uỷ ban đặc biệt để nghiên cứu về tính khả thi trong kiểm toán doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

Chiều 6/9, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam – Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018 – 2021 và Tổng KTNN Trung Quốc – Tổng Thư ký ASOSAI đã chủ trì cuộc họp Ban điều hành ASOSAI lần thứ 56 bằng hình thức trực tuyến.

Báo cáo về việc thực hiện Tuyên bố Hà Nội giai đoạn 2018- 2021, ông Nguyễn Bá Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, KTNN Việt Nam cho biết, tại Đại hội ASOSAI lần thứ 14 do phía Việt Nam đăng cai, lần đầu tiên, Tuyên bố Hà Nội ra đời với thông điệp chính “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” đã trở thành văn kiện quan trọng của ASOSAI về tầm nhìn chiến lược cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Từ 14 báo cáo gửi về từ các SAI thành viên, có tổng số 60 cuộc kiểm toán môi trường đã được thực hiện chủ yếu dưới loại hình kiểm toán hoạt động. Chủ đề các cuộc kiểm toán hết sức đa dạng và bao trùm lên hầu hết tất cả các lĩnh vực môi trường, như quản lý chất lượng không khí, biển, tài nguyên nước, xử lý chất thải, quản lý chất thải y tế...

Theo ông Dũng, chủ đề kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực có ý nghĩa to lớn trong việc mang lại giá trị và lợi ích cho người dân, như nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe và cung cấp dịch vụ phúc lợi cho người dân; phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục công; cung cấp an ninh lương thực bền vững; quản lý tài chính quốc gia bền vững; quản lý bền vững chính sách dân số và nhân khẩu học…

Những thành tựu của các Nhóm công tác ASOSAI cũng như các SAI thành viên đã chứng minh rằng ASOSAI đang trở thành một Nhóm khu vực kiểu mẫu và tổ chức năng động, theo đuổi các giá trị cốt lõi “chuyên nghiệp, hợp tác, hòa nhập, đổi mới, sẵn sàng ứng phó”.

“Việc theo đuổi các khuyến nghị trong Tuyên bố Hà Nội cho thấy sự nghiêm túc và luôn chủ động để ứng phó với những thách thức chung của khu vực trong lĩnh vực kiểm toán công, trong đó có lĩnh vực kiểm toán môi trường và kiểm toán thực hiện SDGs, một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ mỗi quốc gia, khu vực châu Á và toàn cầu hiện nay.

Mặc dù một số hành động trong Tuyên bố Hà Nội chưa được triển khai đầy đủ như kỳ vọng, song chúng ta ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các SAI thành viên cùng chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch và khẳng định sẽ tiếp tục cống hiến hết mình cho một ASOSAI ngày càng lớn mạnh, một châu Á ngày càng xanh tươi và phát triển bền vững”, ông Dũng cho hay.

KTNN Việt Nam khẳng định, Tuyên bố Hà Nội là văn kiện quan trọng thể hiện và khẳng định sự quan tâm, nỗ lực và đóng góp của ASOSAI nói chung và SAI thành viên nói riêng trong việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Tất cả những nỗ lực của các Nhóm công tác, Ủy ban ASOSAI cũng như các SAI thành viên trong việc thực hiện hai trụ cột chiến lược của Tuyên bố Hà Nội đều có giá trị lớn đối với sự phát triển của ASOSAI.

Thành lập Uỷ ban đặc biệt về kiểm toán doanh nghiệp nhà nước - Ảnh 1.

Đoàn KTNN Việt Nam tham dự phiên họp chiều 6/9. Ảnh Như Ý


Báo cáo về kế hoạch chiến lược ASOSAI, ông Hou Kai, Tổng Thư ký ASOSAI, Tổng Kiểm toán Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc cho biết, kế hoạch chiến lược cho 2022 – 2027 tuân theo tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và ba mục tiêu chiến lược đã đặt ra trước đó. Để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược, kế hoạch này xác định bốn ưu tiên xuyên suốt, lặp lại những ý tưởng đã được đưa ra trong Tuyên bố Bắc Kinh và Tuyên bố Mátxcơva về INTOSAI, Tuyên bố Hà Nội và dự thảo Tuyên bố Bangkok của ASOSAI.

“Điều này phản ánh sáng kiến của ASOSAI trong việc tuân thủ đúng xu hướng kiểm toán khu vực công quốc tế và tham gia tích cực vào cộng đồng kiểm toán khu vực công quốc tế, đồng thời tập trung vào các đặc điểm và nhu cầu phát triển của ASOSAI khu vực”, ông Hou Kai cho hay.

Tại cuộc họp, đại diện KTNN Malaysia đề xuất thiết lập Uỷ ban đặc biệt nghiên cứu về tính khả thi việc thành lập Nhóm công tác về kiểm toán doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh đặt ra những thách thức về quản trị của doanh nghiệp nhà nước tại nhiều quốc gia.

Theo KTNN Malaysia, lý do thành lập Uỷ ban đặc biệt này vì khối doanh nghiệp nhà nước quản lý thiếu hiệu quả về tài chính và vận hành. Điều này đòi hỏi phải có báo cáo toàn diện, đầy đủ về kiểm toán cấp quốc tế, trên cơ sở đó đảm bảo tính minh bạch trong vận hành cũng như trách hiệm giải trình, tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp nhà nước.

Tại cuộc họp Ban điều hành đã thống nhất thông qua Uỷ ban đặc biệt do KTNN Malaysia làm Chủ tịch nhóm này.

Tin mới

Toyota Vios giảm sốc chỉ còn hơn 400 triệu đồng, rẻ như xe hạng A
50 phút trước
Sau khi cộng dồn hàng loạt khuyến mãi, giá xe Toyota Vios trên thực tế chỉ rơi vào khoảng chưa đến 450 triệu đối với phiên bản thấp nhất, tức là ngang ngửa với nhiều mẫu xe hạng A.
Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
5 phút trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
Mẫu Android người Mỹ đang háo hức có thể rẻ hơn, cấu hình cao hơn nếu mua ở Việt Nam?
15 phút trước
Lý do là vì nhà sản xuất nổi tiếng này có quyền đặt mức giá bán lẻ cũng như các cấu hình khác nhau tùy thuộc từng khu vực.
Nhật Bản trầy trật với xe điện: Nhiều công ty không đủ năng lực, tương lai phải dựa vào trợ cấp, yếu tố kìm hãm nằm ở văn hóa kinh doanh
29 phút trước
Một số thương hiệu đang phải vật lộn bắt kịp cầu xe điện bùng nổ và điều này rủi ro tạo ra những nút thắt trong ngành công nghiệp xe điện.
Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
59 phút trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Giá đặt cọc đấu thầu vàng miếng 81,80 triệu đồng/ lượng, dự kiến 16.800 lượng
13 giờ trước
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu lần này là 16.800 lượng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Giá tham chiếu đặt cọc là 81,80 triệu đồng/ lượng.
ĐHĐCĐ MBBank: Lợi nhuận quý I/2024 ước đạt 5.800 tỷ đồng, tiết lộ hàng loạt vấn đề "nóng"
15 giờ trước
MBBank cho biết: "Báo cáo tài chính quý I/2024 sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Dự kiến doanh thu hợp nhất khoảng 12.000 tỷ, lợi nhuận gần 5.800 tỷ đồng. Doanh thu Ngân hàng mẹ đạt hơn 9.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng".
Giá USD tăng "nóng", Ngân hàng Nhà nước "tung" biện pháp can thiệp mạnh tay ngay hôm nay
16 giờ trước
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ giá USD từ đầu năm đến nay đã tăng tới 4,9%. Đây là một mức tăng rất đáng quan tâm, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.
iPhone tụt doanh số mạnh vì sự hồi sinh của các hãng Trung Quốc, thị trường Việt Nam gây bất ngờ
17 giờ trước
Doanh thu iPhone toàn thị trường quý đầu năm 2024 giảm mạnh, trong đó thị trường Việt Nam có bức tranh "lạ".