Thanh long phụ thuộc thương lái nước ngoài

24/09/2020 08:45
Vài năm qua, tình trạng thương lái nước ngoài đến Bình Thuận thu mua trái thanh long đã khá phổ biến. Từ đây, giá loại trái cây xuất khẩu chủ lực này của địa phương trồi sụt bất thường, khiến người trồng khó khăn

Là một trong những người Trung Quốc đầu tiên có mặt ở tỉnh Bình Thuận để tham gia xuất khẩu trái thanh long dưới hình thức núp bóng các cơ sở, doanh nghiệp địa phương, A.Đ được biết đến như người cầm trịch giá thu mua cũng như tổ chức vận chuyển xuất khẩu tiểu ngạch loại nông sản này cho nhiều cơ sở ở huyện Hàm Thuận Nam.

Vựa thanh long bị thâu tóm

Hơn 10 năm, Đ. xuất hiện với tư cách "con nuôi" của một chủ cơ sở thu mua thanh long ở xã Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam), nhiều cơ sở, doanh nghiệp (DN) thu mua trái thanh long phải có mối quan hệ làm ăn với Đ. để thuận lợi trong giao dịch. Anh Thành, chủ một cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu ở huyện Hàm Thuận Nam, cho biết trước đây anh vẫn đóng hàng xuất khẩu theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc qua các cặp cửa khẩu. Tuy nhiên, vài năm qua, hoạt động xuất khẩu rất khó khăn và phải liên hệ với thương lái Trung Quốc đang ở địa phương thì mới xuất hàng nhanh được.

Thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2017 - 2018, tỉnh Bình Thuận có khoảng 100 thương lái người Trung Quốc, trong đó có nhiều người Đài Loan, tham gia mua bán thanh long tại hơn 140 cơ sở, DN. Con số này đến nay có giảm nhưng theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, vẫn còn khoảng hơn 60 người. Những người này trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của các cơ sở, DN thu mua. Không chỉ tham gia điều hành, nhiều thương lái nước ngoài còn chèn ép, thâu tóm các cơ sở, DN địa phương, dưới danh nghĩa thuê nhà xưởng, các chủ cơ sở địa phương đứng tên pháp nhân.

Thanh long phụ thuộc thương lái nước ngoài - Ảnh 1.

Nhiều cơ sở thu mua thanh long ở Bình Thuận

Ông Võ Huy Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, cho rằng tình trạng thương lái nước ngoài núp bóng DN địa phương để thu mua, chế biến và xuất khẩu trực tiếp qua Trung Quốc đã tác động lớn về giá cả thanh long. Cũng như hàng hóa khác, giá cả thanh long phải lên xuống theo cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, việc thương lái nước ngoài trực tiếp thu mua nông sản sẽ khiến nông dân dễ rơi vào cảnh bị ép giá. "Các thương lái người nước ngoài liên kết với nhau tạo sức ép về giá thu mua thanh long" - ông Võ Huy Hoàng nhận định.

Việc phụ thuộc thị trường Trung Quốc càng rõ rệt khi nhiều cơ sở, DN thu mua thanh long của địa phương trở thành sân sau của thương lái nước ngoài. Khi đó, giá cả loại trái cây này thay vì theo thị trường thì lại chịu tác động từ một nhóm thương lái liên kết với nhau.

Gõ cửa thị trường châu Âu

Trước ảnh hưởng của việc người nước ngoài đến Bình Thuận thu mua thanh long, UBND tỉnh Bình Thuận từng có văn bản chỉ đạo công tác quản lý đối với người nước ngoài núp bóng kinh doanh thanh long. Theo đó, các ngành, địa phương hướng dẫn các cơ sở sử dụng lao động người nước ngoài, quan hệ đối tác với thương lái người nước ngoài thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, hợp đồng kinh tế, lao động, cư trú. Tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu tăng cường công tác nắm tình hình hoạt động thương mại trong kinh doanh trái thanh long, tập trung phát hiện những phương thức, thủ đoạn kinh doanh trái phép, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh, thao túng giá, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế địa phương.

Để tránh thiệt hại cho người trồng thanh long khi quá phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc, giữa năm nay tỉnh Bình Thuận đã xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ thanh long khi có tình huống bất lợi xảy ra. Nhằm thúc đẩy tiêu thụ ở thị trường nội địa, các ngành chức năng của Bình Thuận đã làm việc với các tập đoàn, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại để tìm kiếm khách hàng, kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm thanh long. Bên cạnh đó, một số giải pháp xuất khẩu thanh long chính ngạch vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ và xúc tiến mở thêm thị trường mới như Úc, New Zealand, các quốc gia khu vực Trung Đông…

Tất nhiên, không thể bỏ qua cơ hội đến từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Tuy vậy, rào cản về kỹ thuật nghiêm ngặt là một lo ngại khi hướng đến thị trường này. Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long của tỉnh trong năm 2019 là 6,5 triệu USD, mục tiêu năm 2020 là 7,8 triệu USD. Dù có rất nhiều cơ sở, DN thu mua thanh long đang hoạt động nhưng Bình Thuận hiện chỉ có 14 DN đủ năng lực xuất khẩu vào các hệ thống phân phối trên thế giới. Trong đó, chỉ 3 DN đã xuất khẩu sang châu Âu là Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu, Công ty TNHH MTV Rau quả Bình Thuận và Liên hiệp HTX Dịch vụ Sản xuất thanh long Bình Thuận.

"Nếu thanh long xuất khẩu sang châu Âu còn dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng, họ sẽ hủy hàng. Vì vậy, nhiều DN chưa dám lấn sang thị trường này, trừ khi trực tiếp trồng. Để vượt rào cản, xuất được sang thị trường khó tính EU thì phải liên kết sản xuất thanh long an toàn theo mô hình VietGAP một cách thực chất" - ông Võ Huy Hoàng nhìn nhận.

Diện tích trồng thanh long ở Bình Thuận lớn nhất cả nước, với hơn 30.000 ha, sản lượng thu hoạch hằng năm trên 550.000 tấn. Thanh long ở đây tiêu thụ trên thị trường chủ yếu ở dạng trái tươi, trong đó nội địa chiếm khoảng 20%, còn lại xuất khẩu. Trong số này, lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch chiếm tỉ lệ rất thấp (2% - 3% sản lượng), số còn lại tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc qua các cặp cửa khẩu.

Tin mới

Suất bánh tráng cuốn 80k lèo tèo vài miếng thịt mỡ khiến dân mạng Hải Phòng nóng mắt: "Làm ăn kiểu này khác gì tự đá bát cơm của mình"
9 giờ trước
Suất bánh tráng cuốn thịt heo chỉ lèo tèo vài miếng đầy mỡ khiến khổ chủ "khóc thét" khi nhận hàng.
Thị trường smartphone toàn cầu khởi sắc: Samsung "hạ bệ" Apple trở thành thương hiệu số 1
8 giờ trước
Thị trường smartphone toàn cầu trong Quý 1 vừa qua đã chứng kiến những tăng trưởng tích cực.
Sở hữu diện tích trồng lớn gấp 14 lần, Trung Quốc vẫn ồ ạt gom "kho vàng xanh" của Việt Nam, xuất khẩu tăng mạnh hơn 200%
7 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc bất ngờ giảm sốc hơn 55% so với cùng kỳ.
Xe ô tô điện có an toàn hơn xe xăng?
7 giờ trước
Cả xe ô tô chạy xăng và chạy điện đều được nhà sản xuất kiểm định một cách nghiêm ngặt theo chuẩn quy định trước khi đưa ra thị trường, đến tay người tiêu dùng.
Nha đam Ninh Thuận hút hàng mùa nắng nóng
6 giờ trước
Tại Ninh Thuận, những ngày này người dân trồng cây nha đam đang hối hả thu hoạch bẹ lá cung cấp cho thị trường. Mùa hè năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm “vua giải nhiệt” này tăng cao nên thu hoạch đến đâu thương lái, công ty gom hàng tới đó, nha đam đạt sản lượng cao lại bán được giá tốt khiến người trồng rất phấn khởi.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.364.544 VNĐ / tấn

161.60 JPY / kg

0.81 %

+ 1.30

Đường

SUGAR

10.802.932 VNĐ / tấn

19.28 UScents / lb

0.16 %

+ 0.03

Cacao

COCOA

204.036.438 VNĐ / tấn

8,028.00 USD / mt

6.15 %

+ 465.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.755.775 VNĐ / tấn

203.02 UScents / lb

-0.60 %

- -1.23

Đậu nành

SOYBEANS

11.211.308 VNĐ / tấn

1,200.53 UScents / bu

-0.10 %

- -1.14

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.353.278 VNĐ / tấn

369.55 USD / ust

-0.71 %

- -2.65

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.368.233 VNĐ / tấn

43.49 UScents / lb

0.95 %

+ 0.41

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lý do giá 'vàng đen' liên tục tăng mạnh
6 giờ trước
Giá tiêu trong những ngày qua liên tục tăng mạnh, vượt mốc 100.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia, hồ tiêu đang diễn ra vụ thu hoạch, việc giá "vàng đen" này tăng đột biến chủ yếu liên quan đến yếu tố đầu cơ, găm hàng của các đại lý, doanh nghiệp.
Hạn hán, nắng nóng 40 độ 'tấn công' các vườn sầu riêng Thái Lan - nông dân lo sợ 'tương lai của sầu riêng sẽ kết thúc'
10 giờ trước
Nắng nóng không chỉ làm trái sầu riêng chín sớm, không phát triển tối đa mà còn gia tăng chi phí nuôi trồng vì thiếu nước.
Sau Ấn Độ, đến lượt Nga ra lệnh cấm xuất khẩu một nguyên liệu quan trọng - Là mặt hàng Việt Nam có sản lượng 8 triệu tấn/năm
12 giờ trước
Mặt hàng này sẽ bị Nga cấm xuất khẩu kể từ nay đến hết ngày 31/8.
Giá vải thiều tăng gấp đôi nhưng nông dân buồn thiu
13 giờ trước
Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch vải thiều; giá tăng gấp đôi song nông dân buồn thiu vì mất mùa. Có nhà ước tính thu hàng chục tấn vải thiều nhưng thực tế chưa được 1 tấn.