Thế giới chao đảo mất nghìn tỷ USD, Việt Nam điểm sáng quốc tế

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo có triển vọng tươi sáng nhất trong khu vực trong nửa cuối 2020 và sẽ tăng tốc bứt phá trong năm sau. Các nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới có thể sẽ mất hàng nghìn tỷ USD vì đại dịch.

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo có triển vọng tươi sáng nhất trong khu vực trong nửa cuối 2020 và sẽ tăng tốc bứt phá trong năm sau. Các nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới có thể sẽ mất hàng nghìn tỷ USD vì đại dịch.

 

Triển vọng sáng nhất

Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừa đưa ra báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, trong đó dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á sẽ giảm 4,2% trong năm 2020. Đây là cú sốc lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Trong khu vực, theo ICAEW, Việt Nam có triển vọng hồi phục sáng nhất nhờ việc ngăn chặn dịch hiệu quả. Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất ghi nhận khả năng tăng trưởng dương trong năm nay với GDP tăng 2,3% trong năm 2020 và vọt lên 8% vào năm 2021.

CTCP Chứng khoán VnDirect cũng vừa công bố báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô với hai dự báo kịch bản tăng trưởng. Trong kịch bản thứ nhất, Việt Nam sẽ ngăn chặn được làn sóng Covid-19 thứ 2 trong tháng 9 và đạt tăng trưởng GDP 3,5% trong năm 2020.

Ngược lại, ở kịnh bản thứ hai, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, tác động tiêu cực của đại dịch đối với ngành dịch vụ còn dai dẳng và trầm trọng hơn, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức thấp hơn, chỉ tăng 2,3% so với năm 2019.

Thế giới chao đảo mất nghìn tỷ USD, Việt Nam điểm sáng quốc tế
Đầu tư công tăng trưởng mạnh, giúp hồi phục nền kinh tế.

VnDirect cũng ghi nhận sự tăng tốc của xuất khẩu Việt Nam, với thặng dư thương mại tiếp tục cải thiện. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tháng 8 ước tính tăng 6,5% so với tháng trước lên 26,5 tỷ USD (tăng 2,5% so với cùng kỳ), lập kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu theo tháng. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 1,5% so với cùng kỳ lên 174,1 tỷ USD.

Trong khi đó, nhập khẩu tháng 8 tăng 8,6% so với tháng trước, lên 24 tỷ USD (tăng 7,3% so với cùng kỳ), tuy nhiên lũy kế 8 tháng vẫn giảm 1,7% so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm. Do đó, 8 tháng đầu năm 2020 ghi nhận xuất siêu kỷ lục lên tới 10,9 tỷ USD.

Một điểm đáng chú ý khác là, đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh trong tháng 8. Đây là kết quả của việc Chính phủ đã và đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các động lực tăng trưởng khác bị chậm lại. Theo Tổng cục Thống kê, giải ngân đầu tư công trong 8 tháng đầu năm 2020 tăng 30,4% so với cùng kỳ lên mức 250,5 nghìn tỷ đồng. 

Tuy nhiên, tăng trưởng ngành dịch vụ chậm lại trong tháng 8, còn lĩnh vực công nghiệp tiếp tục suy giảm. 

Sở dĩ nền kinh tế Việt Nam chùng lại khá nhanh bởi phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế bên ngoài. Lý do là bởi Việt Nam có độ mở về thương mại và đầu tư cao, đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, du lịch, tài chính.

Các đối tác chính của Việt Nam như Bắc Mỹ, EU, Đông Bắc Á chịu tổn thất rất lớn do Covid-19. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ không tránh khỏi vạ lây. Nước ta cũng bắt đầu tham gia vào các chuỗi giá trị, các mạng sản xuất và khu vực toàn cầu. Các chuỗi giá trị bị đứt gãy dẫn đến cung và cầu giảm rất mạnh, gây khó khăn cho nền kinh tế trong nước.

6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP Việt Nam chỉ đạt 1,81%, mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua. Song, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi có tăng trưởng dương nhờ bệ đỡ nông nghiệp, trong khi du lịch mới chiếm tỷ trọng thấp và mức độ tiết kiệm của tầng lớp trung lưu khá cao.

Thế giới chìm trong khó khăn

Trong báo cáo vừa công bố, ICAEW nhận định, các hoạt động kinh tế bắt đầu khởi sắc và tăng trưởng dự kiến phục hồi mạnh trong năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi trong nửa cuối năm 2020 sẽ có sự khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực, tùy thuộc vào việc nới lỏng các hạn chế đóng cửa và sức cải thiện nhu cầu xuất khẩu.

Sự bùng phát dịch Covid-19 đã làm giảm GDP toàn cầu khoảng 9% trong nửa đầu năm 2020, ít nhất thiệt hại gấp 3 lần quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. ICAEW dự báo GDP thế giới sẽ giảm tổng thể 4,4% trong năm 2020.

Nền kinh tế thế giới đang có sự phục hồi trong nửa cuối năm 2020, được cho là nhân tố sẽ thúc đẩy tăng trưởng lên 5,8% vào năm 2021.

Thế giới chao đảo mất nghìn tỷ USD, Việt Nam điểm sáng quốc tế
Việt Nam nhiều khả năng sẽ là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á giữ được tăng trưởng dương.

Đối với khu vực Đông Nam Á, sự phục hồi kinh tế những quý tới vẫn không chắc chắn, đặc biệt là trong quý 4/2020.

Bên cạnh đó, việc ngăn chặn Covid-19 bùng phát và gỡ bỏ tình trạng đóng cửa ở mỗi nước sẽ làm gia tăng sự chênh lệch về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực. Các nước ngăn chặn dịch thành công như Thái Lan, Việt Nam kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn Indonesia và Philippines - 2 quốc gia còn loay hoay với những đợt dịch bùng phát mới.

Tăng trưởng của Singapore dự báo sẽ giảm 5,7% trong năm nay, song các dấu hiệu phục hồi trong xuất khẩu và nhập khẩu sẽ thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng trở lại lên 6,1% vào năm 2021.

Kinh tế Malaysia có thể sẽ giảm 6% năm 2020 và tăng trưởng 6,6% vào năm 2021. Tốc độ phục hồi kinh tế của Indonesia và Philippines vẫn khá bấp bênh, khi dự báo GDP của Indonesia dự kiến giảm 2,7% vào năm 2020 và tăng 6,2% vào năm 2021. Philippines có mức giảm GDP lớn nhất khu vực, tới 8,2% trong năm nay.

Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, nhận định, quá trình phục hồi của các nền kinh tế ở Đông Nam Á sẽ là một chặng đường dài ảnh hưởng từ căng thẳng Mỹ-Trung, hoạt động thương mại toàn cầu chậm lại và đại dịch Covid-19 kéo dài đè nặng lên triển vọng tăng trưởng.

Theo ông Mark Billington, các quốc gia trong khu vực đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng, nhưng mức độ khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc kinh tế từng nước. Tuy vậy, các quốc gia đạt được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh thì nền kinh tế sẽ có sự phục hồi nhanh hơn so với các quốc gia còn lại.

M. Hà

Tin mới

Với Galaxy Z Fold7 và Z Flip7, Samsung đã phá vỡ rào cản cuối cùng của điện thoại gập
28 phút trước
Với những nâng cấp về thiết kế, hiệu năng, camera và Galaxy AI, Galaxy Z Fold7 và Z Flip7 mở ra chuẩn mực mới cho điện thoại gập - nơi tính linh hoạt không còn đồng nghĩa với sự đánh đổi.
Samsung Galaxy Z Fold7 ra mắt: Mỏng, nhẹ hơn bao giờ hết, giá từ 46,99 triệu đồng
31 phút trước
Mẫu điện thoại gập của Samsung giờ đây đã thời trang hơn với độ mỏng khi gập lại chỉ 8,9 mm.
Trung Quốc không cho phép dùng sữa hoàn nguyên làm sữa tiệt trùng, ngành sữa Việt Nam cần chú ý
2 giờ trước
Từ ngày 16-9-2025, Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu sữa tiệt trùng làm từ sữa tươi nguyên liệu, không chấp nhận sử dụng sữa hoàn nguyên.
Bất ngờ đột kích kho hàng ở ngoại ô, cảnh sát tịch thu lượng lớn quần áo 'hàng hiệu' Levi's, Polo, Puma, Nike giả trị giá gần 1 tỷ đồng - nghi có một chuỗi cung ứng hàng giả tinh vi đằng sau
3 giờ trước
Cảnh sát tin rằng có một mạng lưới rộng lớn phía sau vụ việc và đang tiếp tục điều tra để triệt phá toàn bộ chuỗi sản xuất – phân phối hàng giả.
Theo dõi một căn hộ cho thuê suốt 7 ngày, công an bắt giữ 'ông bà trùm' livestream, tịch thu hơn 1.400 món đồ nhái
4 giờ trước
Cơ quan chức năng đã thu giữ 1.437 món hàng giả, được buôn bán chủ yếu thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nội: Từ chối thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
1 ngày trước
Thời gian qua, nhiều hàng quán từ chối hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt nhằm “né” thuế .
Hàng giả bùng nổ khiến Đông Nam Á bị Mỹ để mắt: Việt Nam bất ngờ được tán dương vì một hành động
2 ngày trước
Khi hàng giả bùng nổ ở Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá cao vì đã có những bước tiến rõ rệt.
Ứng dụng FWD phiên bản mới: Quản lý bảo hiểm dễ dàng như lướt mạng xã hội
2 ngày trước
Không chỉ nâng cấp ứng dụng di động với giao diện thân thiện và thao tác mượt mà như lướt mạng xã hội, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam còn cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm để mang lại trải nghiệm minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận hơn cho khách hàng.
Nguồn cung ô tô quá dư thừa
06/07/2025 11:20
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng.