Thế Giới Di Động đề nghị không trả tiền thuê mặt bằng với cửa hàng phải đóng cửa

02/10/2021 17:05
Thế Giới Di Động có 3 lần đề nghị các đối tác cho thuê mặt bằng hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh với các mức giảm khác nhau. Nguồn tin cho biết hợp đồng thuê mặt bằng có điều khoản nếu MWG không sử dụng được mặt bằng trong trường hợp bất khả kháng theo quyết định của cơ quan Nhà nước thì công ty không phải thanh toán tiền thuê trong thời gian này.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động ( HoSE: MWG ) có công văn gửi đối tác, đề nghị không tính tiền thuê và không thanh toán 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh (TGDĐ/ĐMX) phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước.

Với những cửa hàng bị hạn chế hoạt động để phối hợp phòng chống dịch, công ty sẽ không tính tiền thuê 70% và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng.

Thời gian áp dụng trong 8 tháng, từ 1/1 đến 1/8. MWG đề nghị tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo, cũng như sẽ áp dụng cho đến hết hạn hợp đồng thuê nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng buộc cửa hàng phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng.

Công văn này không áp dụng đồng thời với các hợp đồng thuê mà công ty và các đối tác khác đã đạt được thỏa thuận giảm giá được ký trước đó vào ngày 15/6.

Đây không phải lần đầu tiên MWG gửi công văn đề nghị các chủ mặt bằng hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Sau khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (từ 27/4), MWG đã liên hệ chủ mặt bằng để được hỗ trợ giảm giá thuê và một số chủ mặt bằng đã hỗ trợ.

Công văn

Đề nghị giảm

Thời gian áp dụng

Ngày 15/6

- Giảm 50% giá thuê

- Miễn phí 100% tiền thuê của tháng với cửa hàng bị đóng cửa theo yêu cầu của Chính phủ

- 12 tháng tới

Ngày 20/7

- Giảm 50% giá thuê của các kỳ thanh toán sắp tới

- Kéo dài đến hết năm 2021

Ngày 2/8

- Không tính tiền thuê và không thanh toán 100% tiền thuê mặt bằng cho cửa hàng bị đóng cửa hoàn toàn theo yêu cầu bắt buộc của Nhà nước

- Không tính tiền thuê 70% và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng với cửa hàng bị hạn chế hoạt động

- Từ 1/1 đến 1/8/2021

Ngày 15/6, MWG có công văn đầu tiên gửi các đối tác cho thuê mặt bằng chưa phản hồi hoặc nói chưa có công văn nên không gặp mặt, đề nghị đối tác giảm 50% giá thuê trong vòng 12 tháng tới. Với các cửa hàng bị đóng cửa theo yêu cầu của Chính phủ thì miễn phí thêm 100% tiền thuê của tháng bị đóng cửa.

Ngày 20/7, công ty lần thứ 2 gửi công văn đến các đối tác chưa giảm giá và tiếp tục có thêm một số đơn vị đồng ý hỗ trợ. Công văn này đề nghị thanh toán 50% số tiền thuê của các kỳ thanh toán sắp tới và kéo dài đến hết năm nay.

Còn công văn mới nhất được gửi đi (ngày 2/8) với các đối tác vẫn chưa phản hồi sau công văn ngày 20/7 để hai bên gặp mặt và thương lượng. Nếu đối tác tiếp tục né tránh, MWG nói sẽ áp dụng theo tinh thần của công văn.

Nguồn tin của Người Đồng Hành cho biết hợp đồng thuê mặt bằng có điều khoản nếu MWG không sử dụng được mặt bằng trong trường hợp bất khả kháng theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì công ty không phải thanh toán tiền thuê trong thời gian này.

Theo báo cáo hoạt động của MWG, hai chuỗi TGDĐ và ĐMX đã tạm dừng hoặc kinh doanh hạn chế gần 2.000 cửa hàng trong 8 tháng đầu năm. Các cửa hàng này chiếm 70% về số lượng nhưng đóng góp hơn 80% giá trị doanh thu của TGDĐ, ĐMX trong điều kiện bình thường. Báo cáo nhận định MWG đã trải qua "thử thách chưa từng có" do tác động của việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó” tại nhiều tỉnh thành để phòng chống dịch.

Ngoài ra, nhằm ưu tiên đảm bảo dòng tiền kinh doanh trong bối cảnh rủi ro dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp, MWG vừa qua thông báo giảm tỷ lệ trả cổ tức cho cổ đông từ 10% xuống 5% bằng tiền. Phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 50% vẫn được giữ nguyên.

Tin mới

Dân mạng đua nhau lùng mua đặc sản bánh trứng kiến độc lạ
11 giờ trước
Trứng kiến, thứ đặc sản dân dã được làm thành bánh, mỗi ngày tiểu thương tiêu thụ hết cả vài trăm chiếc bánh loại này.
Không chỉ bán quả giải khát mùa hè, một vườn cây của Việt Nam có thể thu được hàng tỷ đồng từ một thứ
9 giờ trước
Thứ này đang được cả thế giới theo đuổi và Việt Nam đang có thế mạnh rất lớn.
Bị Huawei dùng chiêu trò "cướp khách" xe điện, CEO Xiaomi Lôi Quân xuề xoà: "Xe Trung Quốc cái nào cũng tốt, nếu gấp thì mua loại nào cũng được"
8 giờ trước
Luxeed S7 của Huawei và SU7 của Xiaomi là hai mẫu xe thu hút được sự quan tâm lớn của người Trung Quốc trong những tuần qua.
Nắng nóng gay gắt, cảnh báo khẩn vì tiêu thụ điện tăng kỷ lục
7 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục, đạt xấp xỉ 1 tỷ kWh/ngày.
Bị phạt vì bán hàng qua website mà "quên" thông báo Bộ Công Thương
5 phút trước
Bán hàng trực tuyến là kênh bán hàng ngày càng cần thiết trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ quy định, các chủ hộ kinh doanh có thể bị phạt nặng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.