Thế khó của Trungnam Group khi bị ngừng mua điện đột ngột

17/09/2022 19:52
Xây đường dây 550kV kết nối loạt dự án năng lượng tái tạo ở tỉnh Ninh Thuận với hệ thống lưới điện quốc gia, Trungnam Group chịu thiệt thòi lớn khi phải cắt giảm công suất nhà máy Trung Nam – Thuận Nam 450MW.
Thế khó của Trungnam Group khi bị ngừng mua điện đột ngột - Ảnh 1.

Thế khó của Trungnam Group khi bị ngừng mua điện đột ngột

Việc phát triển năng lượng tái tạo được xem là một trong những giải pháp giúp Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây cũng là nguồn năng lượng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, truyền thông và mạng xã hội trong bối cảnh Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu điện.

Tuy vậy, không ít dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành nhưng không được huy động hết công suất, hoặc rơi vào cảnh 'đắp chiếu' dù đã sẵn sàng phát điện.

Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn lực xã hội mà còn khiến các nhà đầu tư gặp khó khi phương án tài chính bị phá vỡ, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng.

Ngày 31/8/2022, Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) bất ngờ thông báo tới Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (thành viên Trungnam Group) về việc dừng khai thác đối với phần công suất chưa có cơ chế giá điện của nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam (công suất 450MW) kể từ 0h00 ngày 1/9/2022.

Được biết, nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam (tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đã đi vào hoạt động hơn 22 tháng.

Trong thời gian chờ bàn giao trạm biến áp 500kV Thuận Nam cho EVN, dự án này còn phải chịu chi phí truyền tải cho các dự án năng lượng tái tạo khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và chi phí quản lý vận hành trạm khiến nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn và chịu áp lực rất lớn trong việc trả nợ vay ngân hàng.

Sau hơn 22 tháng vận hành, sản lượng truyền tải hộ cho các dự án thông qua trạm biến áp 500kV Thuận Nam là khoảng 4,2 tỉ kWh, tương ứng 360 tỉ đồng.

Do vậy, việc EVN dừng huy động 40% công suất đồng nghĩa với việc dự án chỉ vận hành đạt 60% so với thiết kế, sẽ phá vỡ cam kết của nhà đầu tư (Trung Nam Thuận Nam) về phương án tài chính được tổ chức tín dụng thống nhất.

Điều này có thể dẫn đến việc dự án mất khả năng cân đối trả nợ vay, trong khi các nhà đầu tư khác cũng như EVN lại được hưởng lợi trên đường dây truyền tải 500kV – được đầu tư bằng chính nguồn vốn của Trungnam Group – để giải toả công suất.

"Đây là một thiệt thòi quá lớn và không công bằng cho nhà đầu tư", Trung Nam Thuận Nam cho biết trong văn bản gửi tới Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ Công thương, EVN và Công ty Mua bán điện.

Thế khó của Trungnam Group khi bị ngừng mua điện đột ngột - Ảnh 2.

Doanh nghiệp này cho rằng, việc dừng huy động công suất chưa có giá điện của dự án Trung Nam – Thuận Nam là không phù hợp theo các điều khoản thoả thuận của hợp đồng mua bán điện giữa EVN và chủ đầu tư.

Cụ thể, theo khoản 5 điều 4 hợp đồng mua bán điện của Trung Nam – Thuận Nam với EVN: ‘Trường hợp đến hạn thanh toán theo quy định tại khoản 1 điều này nhưng chưa có văn bản thống nhất của Bộ Công thương về việc một phần nhà máy điện hoặc toàn bộ nhà máy điện được áp dụng giá điện theo quy định tại khoản 3 điều 5 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, các bên thống nhất ghi nhận sản lượng điện giao nhận. Tiền điện sẽ được thanh toán sau khi có văn bản thống nhất của Bộ Công thương.’

Do đó, chủ đầu tư kiến nghị được xem xét tiếp tục huy động và ghi nhận sản lượng đối với phần công suất chưa có giá điện của dự án điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam 450MW.

Hoạt động này không chỉ tạo công bằng trong môi trường đầu tư, mà còn góp phần hỗ trợ nhà đầu tư đã chịu kinh phí xây dựng hệ thống trạm biến áp và đường dây 500kV giải tỏa công suất điện năng lượng tái tạo cả khu vực. Đồng thời, nó sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn về tài chính tránh nguy cơ phá sản./.

Tin mới

Tiktoker "vua quạt" bị tịch thu hàng nghìn linh kiện và xử phạt số tiền lớn
7 giờ trước
Trước đó, khi cơ quan chức năng tới làm việc, kiểm tra theo nguồn tin báo thì Tiktoker “vua quạt” đã livestream trên nền tảng mạng xã hội và có những lời lẽ thiếu kiềm chế.
Giá vàng tăng cao kỷ lục, vì sao?
6 giờ trước
Hội đồng Vàng Thế giới đánh giá nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục
Chốt giá từ 235 triệu đồng, VinFast VF 3 đua ngôi vị xe rẻ nhất Việt Nam
6 giờ trước
Giá niêm yết của VinFast VF 3 đã rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp Wuling Mini EV.
iPhone giá chỉ 10 triệu đồng bất ngờ lộ diện thực tế: Ngoại hình đẹp, thiết kế quá sang xịn so với tầm giá!
4 giờ trước
Mẫu iPhone giá 10 triệu vén màn thiết kế đẹp lạ, nhìn sang xịn chẳng kém gì dòng sản phẩm cao cấp của Apple.
Đích thân ông Phạm Nhật Vượng chốt giá VinFast VF 3 từ 235 triệu đồng: Rộng hơn Fadil, chạy hơn 200km/sạc, làm khó Wuling Mini EV
4 giờ trước
Những khách hàng đặt mua VinFast VF 3 sớm không chỉ nhận ưu đãi về giá bán, mà còn được hưởng thêm các tùy chọn về màu sơn nâng cao để phù hợp với sở thích.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.