Thị trường kim loại "sốt nóng" giữa mùa bão giá với đồng, nhôm, kẽm cao kỷ lục

16/10/2021 07:51
Kim loại đã trở thành “nạn nhân” bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng năng lượng khi một nửa số các kim loại cơ bản, bao gồm đồng, nhôm và kẽm tăng giá mạnh trong khi một nửa còn lại cũng thoát ra khỏi phạm vi giá

Làn sóng cắt giảm nguồn cung kim loại đang lan rộng từ Trung Quốc sang châu Âu, xuất phát từ cuộc khủng hoảng năng lượng lan rộng khắp toàn cầu do tình trạng thiếu hụt từ khí tự nhiên đến than đá và dầu mỏ gây thiếu điện và làm tăng điện, đẩy chi phí sản xuất kim loại tăng mạnh.

Các kho dự trữ khí đốt tự nhiên của các nước đã cạn kiệt trong khi lo ngại về một mùa đông lạnh giá ở Bắc bán cầu đang thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt giữa những người mua ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ trong cuộc chạy đua để có được nguồn khí để bổ sung vào kho dự trữ kịp cho mùa đông tới. Đối với kim loại, sự suy giảm nguồn cung khí đốt có nghĩa là sản lượng kim loại sẽ giảm ngay khi nhu cầu đang bùng nổ. Nhu cầu về kẽm, được sử dụng trong sản xuất thép, rất mạnh khi các nền kinh tế trên thế giới mở cửa trở lại sau giai đoạn phong tỏa/giãn cách xã hội chống Covid-19. Nhu cầu nhôm để đóng gói thực phẩm, sản xuất ô tô và xây dựng cũng tăng trở lại...

Trong khi đó, nguồn cung kim loại buộc phải cắt giảm do thiếu điện và giá nhiên liệu tăng cao. Tại Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, chính phủ phải phân bổ hạn ngạch sử dụng điện, buộc những ngành sử dụng nhiều năng lượng như luyện kim phải hạn chế tiêu thụ điện. Trong khi đó, nhiều mỏ khai thác kim loại và nhà máy luyện kim buộc phải cắt giảm, thậm chí tạm dừng sản xuất.

Tình trạng nguồn cung kim loại càng thêm căng thẳng do lĩnh vực hậu cần chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn khiến nguồn cung, gây nguy cơ cung kim loại trong thời gian tới sẽ còn bị hạn chế hơn nữa.

"Chất xúc tác" lớn mới nhất của cơn sốt giá kim loại đến vào hôm thứ Tư (13/10) khi Nyrstar - một trong những nhà sản xuất kẽm lớn nhất thế giới – thông báo sẽ cắt giảm tới 50% sản lượng tại ba nhà máy luyện ở châu Âu do giá điện tăng đẩy chi phí liên quan đến khí thải carbon tăng theo.

John Browning, nhà phân tích thuộc công ty BANDS Financial ở Thượng Hải, cho biết: "Các nhà đầu tư tìm đến kim loại với dự đoán rằng sản lượng bị cắt giảm, do giá điện tăng cao, sẽ nhiều hơn mức giảm nhu cầu nếu có".

Trong bối cảnh đó, giá đồng tuần này đã tăng mạnh nhất kể từ 2016. Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) – hợp đồng tham chiếu cho mặt hàng đồng trên toàn cầu – kết thúc tuần này ở mức 10.4623 USD/tấn, tăng 3% so với phiên liền trước, và tính chung cả tuần tăng hơn 10%, mức tăng nhiều nhất kể từ 2006. Phiên thứ Năm (14/10), giá đồng có thời điểm đạt mức cao kỷ lục, 10.747,5 USD/tấn.

Sản lượng đồng bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện xảy ra đúng lúc dự trữ đồng tại các kho ngoại quan của Sàn LME giảm mạnh, chỉ còn 14.150 tấn, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, dự trữ trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải (ShFE) cũng ở mức thấp nhất kể từ 2009, là 41.668 tấn. Lượng đồng dự trữ thấp đã đẩy mức chênh lệch giữa giá đồng giao ngay so với kỳ hạn 3 tháng lên 245 USD/tấn, cao nhất kể từ 2005.

Giá kẽm và nhôm tuần này cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ do chi phí năng lượng tăng cao và tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc buộc các nhà máy luyện kẽm và nhôm phải cắt giảm sản lượng.

Giá kẽm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn LME kết thúc phiên cuối tuần tăng 7,8% so với phiên liền trước, lên 3.802,50 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 3.944 USD, mức cao nhất kể từ năm 2007, đưa mức tăng giá chỉ trong một tuần vừa qua lên 20%. Thông báo của hãng Nyrstar về kế hoạch cắt giảm mạnh sản lượng kẽm đã "thổi bùng ngọn lửa" sốt giá trên thị trường kẽm.

Giá nhôm tuần này cũng có lúc đạt mức cao nhất kể từ 2008, là 3.215 USD/tấn do tình trạng cắt giảm sản lượng nhôm ở khắp Châu Âu và Trung Quốc. Kết thúc phiên cuối tuần, giá nhôm tăng 1,7% so với phiên liền trước, lên 3.170 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 7%.

Các kim loại cơ bản khác như nickel, thiếc và chì cũng đều tăng trong cả phiên cuối tuần cũng như trong cả tuần này.

Thị trường kim loại sốt nóng giữa mùa bão giá với đồng, nhôm, kẽm cao kỷ lục - Ảnh 1.

Với việc giá kim loại tăng cao, các nhà phân tích cũng gia tăng lo ngại về nguy cơ nhu cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhà sản xuất – các đối tượng tiêu thụ kim loại chủ chốt – sẽ phải đối mặt với sự gia tăng giá các nguyên liệu thô đồng thời trên diện rộng. Ngoài ra, một số nhà phân tích cảnh giác rằng nhu cầu nguyên liệu tại các nhà máy ở Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, có thể gây thất vọng.

Tuy nhiên, với tình trạng mùa đông đang đến gần dự kiến sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng năng lượng, ngân hàng ANZ dự báo giá điện cao và khả năng thiếu hụt điện kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cung nhiều hơn là cầu mặt hàng kim loại trong những tháng tới.

Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết chi phí điện năng cao cũng gây lạm phát và điều này thúc đẩy nhu cầu từ các nhà đầu tư đối với đồng và các hàng hóa vật chất khác như một biện pháp phòng hộ.

Chỉ mới đây, các tổ chức nghiên cứu và kẽm và đồng quốc tế dự báo cung đồng và kẽm năm 2022 sẽ đều dư thừa. Song hiện nay họ đang xem xét lại các dự báo này trên cơ sở lập luận cuộc khủng hoảng điện có thể làm đảo ngược những dự đoán đó.

Tham khảo: Metalbulletin, Ft, Tradingeconomics

Tin mới

Shop Hà Nội bán hàng online trốn thuế đang bán những gì mà doanh thu hơn 800 tỷ?
8 giờ trước
Trang fanpage trông không có gì hoành tráng hơn những shop bán hàng khác, mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi bị điều tra.
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái
8 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, việc xử lý hàng giả hàng nhái bị thu giữ còn khó khăn hơn cả công tác bắt giữ. Các thủ tục pháp lý rườm rà, giám định tốn kém và kéo dài, trong khi chế tài lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chính điều này tạo ra một “thiên đường lợi nhuận” cho hàng giả.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
8 giờ trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
9 giờ trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.393.092 VNĐ / tấn

166.30 JPY / kg

2.21 %

+ 3.60

Đường

SUGAR

9.415.824 VNĐ / tấn

16.34 UScents / lb

0.49 %

+ 0.08

Cacao

COCOA

211.155.662 VNĐ / tấn

8,078.50 USD / mt

0.24 %

+ 19.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

167.571.695 VNĐ / tấn

290.80 UScents / lb

0.31 %

+ 0.90

Gạo

RICE

14.961 VNĐ / tấn

12.58 USD / CWT

1.68 %

- 0.22

Đậu nành

SOYBEANS

9.730.834 VNĐ / tấn

1,013.20 UScents / bu

0.07 %

+ 0.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.241.727 VNĐ / tấn

286.05 USD / ust

0.26 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
9 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
10 giờ trước
Thú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.
Loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc siêu mê: diện tích trồng hơn 110.000 ha, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
15 giờ trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam rất nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.
Một 'mỏ vàng dưới lòng đất' của Việt Nam khiến Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu: Thu về gần 700 triệu kể từ đầu năm, nước ta cạnh tranh với Thái Lan ngôi vương của thế giới
1 ngày trước
Không phải sầu riêng, đây là mặt hàng mà Thái Lan và Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc.