Thị trường lúa gạo bị thao túng bởi các nhóm lợi ích?

01/08/2019 17:09
"Có ý kiến cho rằng thị trường lúa gạo đang bị điều khiển bởi các nhóm lợi ích, nhưng theo tôi, không có lợi ích nhóm ở thị trường lúa gạo trong nước!”, Phó Chủ tịch VFA Đỗ Hà Nam nói.

Thời gian qua, quan sát diễn biến thị trường lúa gạo trong nước có thể thấy giá lúa gạo tăng, giảm không đúng theo quy luật thị trường. Chính sự lên xuống bất thường này khiến các thương nhân kinh doanh gạo tại TP.HCM cho rằng có lợi ích nhóm.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Intimex Group đã có những chia sẻ với BizLIVE về vấn đề này.

Diễn biến thị trường lúa gạo trong nước được cho là “có dấu hiệu lợi ích nhóm”. Vậy ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

Khi giá lúa gạo xuống thấp các doanh nghiệp tranh thủ mua vào sẽ giải được bài toán không làm cho giá lúa gạo trên thị trường sụp đổ, và người nông dân cũng ít bị thiệt hại. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không mua vào và tiếp tục “đạp giá” xuống, nông dân sẽ rất khó khăn vì không biết bán lúa cho ai?

Tuy nhiên, nông dân bây giờ rất giỏi tính toán, khi giá thấp bà con sẽ giữ lúa lại, nông dân mà không bán lúa thì doanh nghiệp sẽ là người vỡ trận trước.

Thực ra, doanh nghiệp có nỗ lực mua vào đến đâu thì tồn kho cũng không quá vài trăm ngàn tấn, với khối lượng gạo lớn như thế cần nhiều đơn vị gom vào mới có được khoản tiền lớn để mua. Như vậy, nói có lợi ích nhóm là không chính xác, vì hiện nay doanh nghiệp không có khả năng đó.

Do các doanh nghiệp làm gạo có tỷ lệ lỗ rất cao nên ngân hàng rất hạn chế cho vay, dẫn đến việc doanh nghiệp nhỏ không có tài chính nên khi nào bán được họ mới mua vào, còn doanh nghiệp lớn có lợi thế từ nguồn vốn vay ngân hàng.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp núp bóng nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh có thể mua vào, nhưng họ làm vậy là tốt chứ không ảnh hưởng gì đến thị trường lúa gạo nội địa và giúp giảm bớt rủi ro cho người nông dân.

Theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có quyền mua vào hay bán ra khi có lợi, vì vậy không thể dựa vào đó mà nói có lợi ích nhóm, càng không thể hình thành lợi ích nhóm trong điều kiện kinh doanh lúa gạo rủi ro cao như hiện nay.

Như ông nói, các doanh nghiệp làm gạo có tỷ lệ lỗ rất cao, vậy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành 6 tháng đầu năm như nào?

Thời gian qua các doanh nghiệp làm gạo có tỷ lệ thua lỗ rất cao vì họ thường rơi vào cảnh “mua cao bán thấp”, và các ngân hàng rất hạn chế cho vay.

Thứ hai, là khi giá lúa xuống thấp các doanh nghiệp lớn đẩy mạnh mua vào, đủ khối lượng sẽ ngưng mua nên giá lại xuống, vì bản chất giá lúa gạo là không bao giờ lên mãi. Đó cũng là vấn đề mà ngành lương thực đang đối mặt.

Giá lúa tăng là do doanh nghiệp có hợp đồng nên tranh thủ mua vào đã tác động lên giá lúa, nhưng khi mua đủ hợp đồng doanh nghiệp ngừng mua giá xuống. Cũng có doanh nghiệp thấy nguồn cung đang khan hiếm và giá lúa thấp hơn hợp đồng  đã ký nên mua vào, nhưng có doanh nghiệp lại ký bán thấp hơn giá thị trường hiện nay nên không mua và Intimex cũng đang trong tình trạng này.

Ông dự báo thị trường lúa gạo trong hai quý cuối năm sẽ như thế nào? Thị trường Trung Quốc có còn hấp dẫn các doanh nghiệp?

Thị trường đang khó khăn, vì cầu của thế giới đang thấp hơn cung, hiện đầu ra ở thị trường Trung Quốc đã bị siết lại, mua vào của Philippines cũng đã giảm, chỉ còn thị trường châu Phi. Từ nay đến cuối năm, để đảm bảo giá lúa tốt cho bà con, các doanh nghiệp cần phải tăng cường mở rộng thị trường.

Nếu người nông dân vẫn bán lúa trên 4.000 đồng/kg là ổn, vì bản chất ngành lúa gạo là an ninh lương thực, trên thế giới không nước nào muốn đẩy giá lên cao, vì lo ảnh hưởng đến người thu nhập thấp, nhất là ở những nước nghèo. Chúng ta cũng xác định tăng giá gạo sẽ gây bất lợi cho toàn cầu, bất ổn cho an ninh lương thực quốc gia.

Theo tôi thì hãy “quên” thị trường Trung Quốc đi, vì họ dựa vào công suất nhà máy của 21 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu nên có hạn mức rồi, và tương lai lượng gạo xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ rất hạn chế.

Trước đây, xuất khẩu vào Trung Quốc trên 3 triệu tấn gạo/năm, bây giờ khoảng 1 triệu tấn/năm. doanh nghiệp Trung Quốc lại giám sát rất chặt giá đầu vào và các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng... mà giá bán lại không cao nên không còn hấp dẫn doanh nghiệp nữa.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới

Gần 1 năm trải nghiệm, khách Việt ‘ngỡ ngàng’ với chi phí bỏ ra cho 1 chiếc xe điện
10 giờ trước
Phần cứng “nồi đồng cối đá”, trang bị nhiều công nghệ hấp dẫn tuy nhiên đây mới thực sự là điều then chốt chinh phục cả khách hàng cá nhân lẫn dịch vụ của chiếc xe điện VinFast VF 5.
Những mẫu xe ga dưới 30 triệu rẻ và tiết kiệm xăng nhất hiện nay
3 giờ trước
Với mức giá dưới 30 triệu đồng, đây là những mẫu xe ga trên 100 phân khối rẻ và tiết kiệm xăng nhất hiện nay bạn có thể tham khảo để lựa chọn.
Mở cọc chưa quá 72h, xe điện mini của ông Phạm Nhật Vượng đã có ngay khách sộp - chốt đơn 50 chiếc cùng một lúc
3 giờ trước
VinFast VF 3 đang gây sốt trên thị trường ô tô Việt.
Vé máy bay rẻ bất ngờ, đâu dễ "săn"
4 giờ trước
Thông tin vé máy bay 0 đồng tái xuất sau thời gian dài biến mất đang thu hút sự quan tâm của hành khách sau thời gian dài giá vé duy trì ở mức cao.
Phân khúc bán tải tháng 4: xe Nhật tiếp tục lép vế trước xe Mỹ, một mẫu phải lặng lẽ "rút ống thở"
4 giờ trước
Dù doanh số giảm, Ford Ranger vẫn là "vua bán tải" trong tháng 4.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.064.832 VNĐ / tấn

164.80 JPY / kg

-0.12 %

- -0.20

Đường

SUGAR

10.610.575 VNĐ / tấn

18.91 UScents / lb

1.50 %

+ 0.28

Cacao

COCOA

186.559.381 VNĐ / tấn

7,330.00 USD / mt

2.29 %

+ 164.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.562.887 VNĐ / tấn

202.39 UScents / lb

2.51 %

+ 4.95

Đậu nành

SOYBEANS

11.425.115 VNĐ / tấn

1,221.70 UScents / bu

0.59 %

+ 7.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.485.728 VNĐ / tấn

373.75 USD / ust

0.07 %

+ 0.25

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.514.860 VNĐ / tấn

43.69 UScents / lb

0.85 %

+ 0.37

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Rau quả bỗng dưng đắt đỏ
5 giờ trước
Tại các chợ dân sinh ở TP HCM, giá các loại rau củ đều tăng mạnh.
Để Việt Nam có nhiều tỷ phú USD: Tỷ phú từ lĩnh vực nông nghiệp, tại sao không? (Bài 5)
5 giờ trước
Việt Nam đã có 6 tỷ phú USD trong danh sách tỷ phú thế giới, song nếu so với các nước trong khu vực châu Á, cụ thể là Ấn Độ thì số lượng tỷ phú còn quá khiêm tốn. Đặc biệt, Việt Nam đứng top đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, thuỷ sản..., nhưng đến nay chưa có tỷ phú nào từ nông nghiệp.
Thị trường ngày 15/05: Dầu giảm, vàng tăng, đồng cao nhất 13 tháng
6 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 14/05/2024, dầu giảm nhẹ do các số liệu của Mỹ. Vàng tăng trở lại do USD và lợi suất sụt giảm. Đồng cao nhất 13 tháng. Cao su Nhật Bản cao nhất 3 tuần. Đường thô thấp nhất 18 tháng.
Sầu riêng rụng la liệt vì 'khát' nước, 'sốc' nhiệt
6 giờ trước
Nhiều hộ dân trồng sầu riêng ở Đắk Lắk không khỏi rầu rĩ khi nhìn “cây tiền tỷ” rụng quả hàng loạt. Có nhà bị rụng tới 70% số quả trên cây, song tình trạng này vẫn chưa chấm dứt.