Thị trường ngày 1/03: Giá dầu bật tăng hơn 4%, vàng, nhôm, quặng sắt, lúa mì … đồng loạt leo cao

01/03/2022 07:10
Phiên giao dịch ngày 1/3 giá các mặt hàng tăng mạnh từ dầu, vàng, palađi, nhôm, quặng sắt, lúa mì, ngô … do các nước phương Tây áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể dẫn tới gián đoạn xuất khẩu hàng hóa của nước này.

Dầu tăng mạnh

Giá dầu tăng vọt khi các đồng minh phương Tây áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với Nga và loại một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu, điều này có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng tới xuất khẩu dầu của nước này.

Chốt phiên 28/2, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 4 hết hạn trong ngày tăng 3,06 USD hay 3,1% lên 100,99 USD/thùng, trước đó giá đã chạm mức 105,7 USD/thùng. Dầu thô WTI tăng 4,13 USD hay 4,5% lên 95,72 USD/thùng sau khi chạm mức 99,1 USD/thùng.

Nga đang đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng về xuất khẩu các hàng hóa của họ từ dầu tới ngũ cốc sau khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Moscow và loại bỏ một số ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Các loại dầu thô của Nga chiếm khoảng 10% nguồn cung dầu toàn cầu, đã bị sụt giảm trong thị trường giao ngay.

Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu Brent giao tháng tới lên 115 USD/thùng từ dự báo 95 USD/thùng trước đó.

Các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga đã bắt đầu ở biên giới Belarus nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắt ngay lập tức.

BP tập đoàn dầu khí lớn của Anh đã quyết định rút khỏi các khoản đầu tư dầu và khí đốt của Nga, mở ra mặt trận mới trong chiến dịch cô lập kinh tế Nga của các nước phương Tây. BP là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Nga.

Giá dầu bị áp lực giảm sau khi tạp chí Wall Street cho biết Mỹ và các quốc gia tiêu thụ dầu lớn đang xem xét giải phóng 70 triệu thùng dầu từ kho dự trữ khẩn cấp của họ.

Tổ chức OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 2/3, tổ chức này được dự kiến duy trì kế hoạch bổ sung nguồn cung 400.000 thùng/ngày trong tháng 4.

Trước cuộc họp này, OPEC+ đã điều chỉnh giảm dự báo dư thừa của thị trường dầu mỏ năm 2022 khoảng 200.000 thùng/ngày xuống 1,1 triệu thùng/ngày.

Vàng, palađi tăng

Giá palađi tăng sau khi phương Tây áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga làm gia tăng lo ngại về gián đoạn nguồn cung và vàng có tháng tăng mạnh nhất tính theo phần trăm trong 9 tháng.

Palađi đã tăng 5,1% lên 2.488,2 USD/ounce, trước đó giá đã đạt 2.551,5 USD/ounce. Giá palađi đã tăng trong 3 tháng liên tiếp. Công ty Nornickel của Nga là nhà cung cấp palađi lớn nhất thế giới. Thiếu hụt nguồn cung cấp palađi có thể gia tăng nếu Mỹ không hợp tác với các nhà sản xuất lớn.

Vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.898,25 USD/ounce, sau khi tăng 2,2% trong đầu phiên. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 4 đóng cửa tăng 0,7% lên 1.900,7 USD/ounce.

Vàng thường được sử dụng làm nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm bất ổn về chính trị và tài chính, đã tăng 6,5% trong tháng 2, trong tuần trước giá đã đạt 1.973,96 USD, cao nhất trong 18 tháng.

Nhôm tăng lên mức kỷ lục

Giá nhôm tăng vọt lên mức kỷ lục mới sau khi các quốc gia phương Tây công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp trả cuộc tấn công Ukraine, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.

Nhôm giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London LME đã đạt kỷ lục 3.525 USD/tấn, trước khi giảm xuống chỉ tăng 0,8% lên 3.385 USD/tấn.

Nhôm đã liên tiếp đạt các đỉnh kỷ lục gần đây và tăng 12% trong tháng 2, mức tăng một tháng lớn nhất kể từ tháng 4/2018.

Thêm các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn được công bố cuối tuần qua gồm việc loại bỏ một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thông thanh toán quốc tế SWIFT có thể làm gián đoạn xuất khẩu hàng hóa của Nga. Nhôm là kim loại sử dụng nhiều năng lượng nhất để sản xuất.

Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm thế giới và chiếm khoảng 7% nguồn cung nicken toàn cầu. Nga cũng là một nhà sản xuất lớn khí đốt tự nhiên sử dụng để sản xuất điện.

Giá nicken LME giảm 0,5% xuống 24.235 USD/tấn sau khi tăng 3% trong đầu phiên này.

Rusal, nhà sản xuất nhôm của Nga đã dừng xuất khẩu alumin từ nhà máy luyện Nikolaev công suất 1,75 Mtpa nằm gần cảng Mykolaiv của Ukraine, theo công ty tư vấn Wood Mackenzie.

Giá quặng sắt tăng

Quặng sắt tại Trung Quốc và Singapore tăng do lo ngại rằng xung đột vũ trang kéo dài giữa Nga và Ukraine có thể hạn chế nguồn cung toàn cầu.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 2,7% lên 705,50 CNY (111,82 USD)/tấn sau khi chạm 712 CNY/tấn trong phiên này.

Tại Singapore hợp đồng quặng sắt giao tháng 4 tăng khoảng 3,3% lên 141,25 USD/tấn.

Nga và Ukraine không phải là các nhà cung cấp quặng sắt lớn cho Trung Quốc, hiện nay hai quốc gia này thường xuất khẩu sang các nước Châu Âu.

Khi Thế vận hồi Mùa đông Bắc kinh kết thúc, công suất sử dụng các lò cao của Trung Quốc tăng trở lại dẫn đến tồn kho quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm nhanh hơn, cũng được dự kiến hỗ trợ thêm cho giá. Các yếu tố hỗ trợ quặng sắt vẫn còn nguyên vẹn ngay cả khi cơ quan kế hoạch nhà nước Trung Quốc tiếp tục theo dõi chặt chẽ các hoạt động thị trường sau khi giá tăng mạnh gần đây.

Thép thanh tăng 2% trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, thép cuộn cán nóng tăng 3,5%. Thép không gỉ giảm 3,2%.

Cao su Nhật Bản tăng

Cao su Nhật Bản tăng do giá nguyên liệu thô, dầu thô đang tăng.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,7 JPY hay 0,7% lên 263 JPY (2,28 USD)/kg.

Mưa rào cuối tuần qua dẫn đến lũ lụt tại các khu vực miền nam Thái Lan ảnh hưởng tới sản lượng nguyên liệu thô.

Giá cao su tấm của Thái Lan đạt 75,90 baht (2,32 USD)/kg trong ngày 28/2 cao nhất kể từ tháng 5/2021.

Cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu thô và một thị trường dầu mỏ đang tăng cũng đóng vai trò thúc đẩy giá cao su tự nhiên.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5 tại Thượng Hải đóng cửa giảm 185 CNY xuống 13.870 CNY(2.197,85 USD)/tấn.

Lúa mì, ngô, đậu tương tăng

Đậu tương, lúa mì, ngô trên sàn giao dịch Chicago tăng do lo ngại về việc hạn chế xuất khẩu từ khu vực Biển Bắc khi Nga tấn công Ukraine.

Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 52-1/4 US cent lên 16,36-3/4 USD/bushel. Hợp đồng này trong ngày 24/2 đã đạt 17,59-1/4 USD/bushel, cao nhất đối với một hợp đồng được giao dịch nhiều nhất kể từ tháng 9/2012.

Nga và Ukraine chiếm khoảng 80% xuất khẩu dầu hướng dương cạnh tranh với dầu đậu tương.

Lúa mì CBOT kỳ hạn tháng 5 tăng 74-1/4 US cent lên 9,34 USD/bushel. Trong ngày 25/2 giá đã đạt 9,60-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ giữa năm 2008.

Người đứng đầu Cục Hàng hải Ukraine cho biết các cảng của nước này sẽ vẫn đóng cửa cho đến khi Nga kết thúc tấn công Ukraine. Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu.

Ngô CBOT cùng kỳ hạn đóng cửa tăng 35 US cent, ở mức giới hạn giao dịch hàng ngày, lên 6,90-3/4 USD/bushel. Mức giới hạn vẫn là 35 US cent trong ngày 1/3.

Cà phê giảm

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 2,4% xuống 2,3290 USD/lb.

Các đại lý cho biết các quỹ đang tiếp tục giảm vị thế mua vào do họ tìm cách loại bỏ các tài sản rủi ro. Tuy nhiên, nguồn cung cà phê arabica toàn cầu vẫn khan hiếm sẽ hạn chế đà sụt giảm.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 giảm 88 USD hay 4% xuống 2.090 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong hai tháng đầu năm tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước đạt 293.000 tấn.

Đường tăng

Đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng nhẹ 0,1 US cent hay 0,6% lên 17,70 US cent/lb, được hỗ trợ bởi giá năng lượng tăng mạnh.

Giá năng lượng cao dẫn đến sử dụng nhiều mía hơn để sản xuất ethanol sinh học.

Đường trắng kỳ hạn tháng 5 tăng 3,4 USD hay 0,7% lên 496 USD/tấn.

Tổ chức đường quốc tế ISO đã giảm dự báo của họ về thiếu hụt đường toàn cầu trong niên vụ 2021/22 xuống 1,93 triệu tấn so với 2,55 triệu tấn dự báo trước đó.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 1/3

Thị trường ngày 1/03: Giá dầu bật tăng hơn 4%, vàng, nhôm, quặng sắt, lúa mì … đồng loạt leo cao - Ảnh 1.
https://cafef.vn/thi-truong-ngay-1-03-gia-dau-bat-tang-hon-4-vang-nhom-quang-sat-lua-mi-dong-loat-leo-cao-20220301071038367.chn

Tin mới

Shop Hà Nội bán hàng online trốn thuế đang bán những gì mà doanh thu hơn 800 tỷ?
9 giờ trước
Trang fanpage trông không có gì hoành tráng hơn những shop bán hàng khác, mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi bị điều tra.
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái
10 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, việc xử lý hàng giả hàng nhái bị thu giữ còn khó khăn hơn cả công tác bắt giữ. Các thủ tục pháp lý rườm rà, giám định tốn kém và kéo dài, trong khi chế tài lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chính điều này tạo ra một “thiên đường lợi nhuận” cho hàng giả.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
10 giờ trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
10 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
10 giờ trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.393.092 VNĐ / tấn

166.30 JPY / kg

2.21 %

+ 3.60

Đường

SUGAR

9.433.111 VNĐ / tấn

16.37 UScents / lb

0.68 %

+ 0.11

Cacao

COCOA

212.148.905 VNĐ / tấn

8,116.50 USD / mt

0.71 %

+ 57.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

168.787.569 VNĐ / tấn

292.91 UScents / lb

1.04 %

+ 3.01

Gạo

RICE

14.961 VNĐ / tấn

12.58 USD / CWT

1.68 %

- 0.22

Đậu nành

SOYBEANS

9.733.715 VNĐ / tấn

1,013.50 UScents / bu

0.10 %

+ 1.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.233.084 VNĐ / tấn

285.75 USD / ust

0.16 %

+ 0.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
10 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
11 giờ trước
Thú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.
Loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc siêu mê: diện tích trồng hơn 110.000 ha, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
16 giờ trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam rất nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.
Một 'mỏ vàng dưới lòng đất' của Việt Nam khiến Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu: Thu về gần 700 triệu kể từ đầu năm, nước ta cạnh tranh với Thái Lan ngôi vương của thế giới
1 ngày trước
Không phải sầu riêng, đây là mặt hàng mà Thái Lan và Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc.