Thị trường ngày 4/1: Giá dầu lao đôc mất 4%, vàng cao nhất 6 tháng, khí đốt chạm đáy 10 tháng

04/01/2023 08:01
Thị trường hàng hóa biến động mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, với giá dầu giảm sâu, khoảng 4%, khí đốt giảm 11%, trái lại vàng tăng vọt lên mức cao n hất 6 tháng trong khi dầu cọ cao nhất hơn 1 tháng.
Thị trường ngày 4/1: Giá dầu lao đôc mất 4%, vàng cao nhất 6 tháng, khí đốt chạm đáy 10 tháng - Ảnh 1.

Dầu lao dốc 4%

Giá dầu giảm 4% trong phiên giao dịch đầy biến động vào thứ Ba (3/1), chịu áp lực bởi dữ liệu nhu cầu yếu từ Trung Quốc, triển vọng kinh tế ảm đạm và đồng đô la Mỹ tăng mạnh.

Dầu Brent kỳ hạn giao tháng 3 giảm 3,81 USD, tương đương 4,4%, xuống 82,10 USD/thùng, mức giảm hàng ngày lớn nhất trong hơn ba tháng. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,33 USD xuống 76,93 USD/thùng, giảm 4,1%, mức giảm lớn nhất trong hơn một tháng.

Nhà phân tích Robert Yawger của Mizuho cho biết: “Có rất nhiều lý do để lo ngại vào lúc này - tình hình COVID-19 ở Trung Quốc và nỗi sợ suy thoái kinh tế trong tương lai gần đang gây áp lực lên thị trường”.

Vàng đạt “đỉnh” 6 tháng

Giá vàng khởi đầu năm 2023 bằng việc chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, trong bối cảnh các nhà đầu tư đánh giá triển vọng tăng lãi suất của Fed, vốn đóng vai trò như một cơn gió ngược đáng kể đối với vàng thỏi trong suốt năm 2022.

Giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.838,56 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 17 tháng 6, là 1.849,89 USD; vàng kỳ hạn tháng 2/2023 tăng 1,1% lên 1.846,1 USD.

Edward Moya, nhà phân tích cao cấp của OANDA, cho biết với một nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái, sự không chắc chắn về lộ trình tăng lãi suất của Fed và rủi ro địa chính trị, "các nhà đầu tư vẫn thận trọng một chút và vàng có vẻ khá hấp dẫn".

Đồng giảm, nickel tăng mạnh

Giá đồng được giao dịch trong biên độ hẹp trong phiên thứ Ba, nhưng tâm lý nhà giao dịch chuyển hướng tiêu cực do đồng đô la mạnh lên và triển vọng nhu cầu xấu đi do tăng trưởng yếu ở nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác.

Trong khi đó, giá niken trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng hơn 6% lên 31.975 USD/tấn, mức cao nhất trong hơn ba tuần, với kỳ vọng rằng một vị thế bán khống lớn đáo hạn vào tháng 1 sẽ phải được mua lại.

Kết thúc phiên, giá niken tăng 3,3% lên 31.055 USD/tấn, trong khi đồng giảm 0,6% xuống 8.319 USD.

Đậu tương, lúa mì, ngô sụt giảm

Giá ngũ cốc và đậu tương Mỹ đồng loạt giảm trong phiên 3/1 do USD mạnh lên và hoạt động bán ra trên diện rộng.

Việc giá dầu sụt giảm, chịu áp lực bởi triển vọng kinh tế ảm đạm, trong khi chứng khoán Mỹ gặp khó khăn cũng tác động tiêu cực lên thị trường. Đồng đô la tăng giá khiến hàng hóa của Mỹ, bao gồm cả nông sản, trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu.

Hợp đồng đậu tương được giao dịch nhiều nhất trên sàn Chicago kết thúc phiên giảm 31-3/4 cent xuống 14,92-1/4 USD/bushel và chạm mức giá thấp nhất kể từ ngày 28 tháng 12. Giá ngô cũng chạm mức thấp nhất trong một tuần trước khi kết thúc giảm 8 cent còn 6,70- 1/2 USD/bushel. Lúa mì giảm 16-1/2 cent đóng cửa ở mức 7,75-1/2 USD/bushel.

Khí đốt giảm 11%

Giá khí đốt kỳ hạn của Mỹ trong phiên 3/1 giảm khoảng 11% xuống mức thấp nhất trong 10 tháng do xu hướng biến động tiếp tục kéo dài sang năm 2023 khi dự báo thời tiết ấm hơn bình thường và nhu cầu sưởi ấm trong tháng 1 thấp hơn so với dự kiến trước đó.

Hợp đồng khí đốt của Mỹ kỳ hạn tương lai giảm 50,8 cent, tương đương 11,4%, xuống 3,967 USD/(mmBtu), là mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 2.

Năm 2022, hợp đồng khí đốt của Mỹ kỳ hạn tương lai đã biến động mạnh nhất từ trước tới nay, do giá khí đốt toàn cầu tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ do nguồn cung bị gián đoạn và các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Dầu cọ cao nhất 5 tuần

Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia đã tăng lên mức đóng cửa cao nhất trong gần 5 tuần trong phiên giao dịch đầu tiên của năm, được củng cố bởi sản xuất của Malaysia chậm lại và nguồn cung của Indonesia thắt chặt hơn.

Hợp đồng dầu cọ kỳ hạn giao tháng 3 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia tăng 81 ringgit, tương đương 1,94%, lên 4.255 ringgit (966,61 USD)/tấn vào thứ Ba.

Năm 2022, hợp đồng này đã có giá trị trung bình là 4.190 ringgit (952,27 USD)/tấn và ghi nhận mức giảm hàng năm đầu tiên sau 4 năm.

Các nhà phân tích cảnh báo năm 2023 sẽ là một năm khó khăn đối với thị trường dầu cọ nói riêng và dầu thực vật nói chung sau năm 2022 đã chịu tác động từ bất ổn toàn cầu về các yếu tố thời tiết, địa chính trị và kinh tế kéo dài. Triển vọng toàn cầu đối với dầu cọ vẫn không chắc chắn, với việc số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trở lại ở nhà nhập khẩu lớn trên thế giới - Trung Quốc - làm ảnh hưởng đến nhu cầu, trong khi giá năng lượng cao và sản lượng sụt giảm.

Oil World dự báo sản lượng dầu cọ toàn cầu ​​sẽ tăng 2,9 triệu tấn trong mùa vụ 2022/23. Sản lượng sẽ tăng 300.000 tấn ở Malaysia và 2,2 triệu tấn ở Indonesia vào năm 2023. Tăng trưởng hàng năm được dự báo sẽ chậm lại ở mức 2,3-2,5 triệu tấn trong giai đoạn 2020-2030, phần lớn do thiếu tái canh và trồng mới, cũng như thất thoát trong thu hoạch.

Dự báo giá dầu cọ có thể sẽ giảm xuống còn 3.900 - 4.300 ringgit/tấn vào tháng 3/2023 và giảm tiếp xuống 3.800 - 4.200 ringgit/tấn trong quý 2/2023.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 4/1:

Thị trường ngày 4/1: Giá dầu lao đôc mất 4%, vàng cao nhất 6 tháng, khí đốt chạm đáy 10 tháng - Ảnh 2.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
4 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
29 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
14 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
38 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.840.362 VNĐ / tấn

17.17 UScents / lb

0.46 %

- 0.08

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.462.928 VNĐ / tấn

393.40 UScents / lb

3.30 %

- 13.43

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.933.968 VNĐ / tấn

1,040.00 UScents / bu

0.51 %

+ 5.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.234 VNĐ / tấn

294.40 USD / ust

1.21 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
22 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.