Thị trường thép đang ấm dần: Tồn kho Hoà Phát xuống mức thấp nhất 2 năm sau nhiều đợt "sale off", các "đồng nghiệp" đều giảm sâu

13/02/2023 10:22
Trước áp lực nhu cầu thấp, các doanh nghiệp thép liên tục giảm giá bán để giả quyết hàng tồn kho, bớt áp lực về vốn lưu động và chi phí tài chính.

Doanh nghiệp giảm giá bán để xử lý hàng tồn kho

2022 được xem là năm “đáng quên” với doanh nghiệp thép khi nhu cầu suy yếu do thị trường bất động sản khó khăn khiến tiêu thụ chậm và giá bán cũng giảm theo.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2022, Việt Nam tiêu thụ khoảng 18,7 triệu tấn thép thô, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu giảm mạnh 32% xuống 745 nghìn tấn.

Trước những khó khăn chung của thị trường khi giá nguyên liệu sản xuất thép tăng cao, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cùng với nhu cầu thép sụt giảm có thể thấy lượng sản xuất thép thô cũng như lượng thép thành phẩm các loại được sản xuất giảm liên tục giảm so với cùng kì năm 2021 kể từ đầu Quý II/2022 cho đến nay.

Những tháng quý III và IV, đa phần các nhà máy đều trong tình trạng khó khăn do hàng tồn kho giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy khốc liệt về giá bán và xâm lấn thị phần của nhau. Nhiều nhà phân phối phải cố gắng giảm hàng tồn kho trong bối cảnh giá giảm và nhu cầu sử dụng thấp trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 8. Các nhà máy thì đẩy mạnh xuất khẩu để cân đối với kế hoạch sản xuất trong các tháng. Các nhân tố này khiến hầu hết nhà máy gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh và tài chính.

Trong báo cáo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng hàng tồn kho giá cao phần lớn đã được thanh lý hết vào trong 6 tháng cuối năm 2022, do các doanh nghiệp thép thường duy trì lượng nguyên vật liệu đủ cho 3 tháng bán hàng, và đã liên tục cắt giảm công suất từ tháng 7, thậm chí, đóng lò như Hoà Phát và Pomina.

Ngoài ra, lượng tồn kho thép toàn ngành đã về mức thấp nhất trong 5 quý. Kết thúc tháng 12/2022, hàng tồn kho thép các loại đã giảm còn 990.000 tấn (giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, tồn kho xây dựng giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, tôn mạ giảm 16%, HRC/CRC giảm 46%.

Bên cạnh đó, giá nguyên liệu sản suất đã duy trì ở mức thấp từ tháng 7/2022, giúp giảm giá vốn hàng tồn kho trong thời gian tới.

Tính đến cuối tháng 12/2022, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp thép đã giảm đáng kể.

Theo đó, “anh cả” của ngành là Hoà Phát ghi nhận tồn kho còn khoảng 35.737 tỷ đồng, giảm 18% so với hồi đầu năm và giảm 40% so với hồi tháng 6. Đồng thời đây là mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây. Việc giảm hàng tồn kho giúp tập đoàn giảm gánh nặng vốn lưu động và chi phí tài chính.

Ngoài ra, trước đó, trong bối cảnh sức tiêu thụ chậm, Hoà Phát cũng chủ động giảm công suất thông qua việc đóng cửa 4/7 lò cao bất chấp việc tập đoàn này sẽ phải chi khoản tiền lớn khoảng 40 tỷ/lò cho việc tái khởi động khi thị trường ổn định trở lại.

“Chúng tôi tin rằng việc dừng hoạt động các lò cao để giảm sản lượng là biện pháp hợp lý để tồn tại trong giai đoạn khó khăn hiện nay”, Hoà Phát cho biết.

Vòng quay hàng tồn kho trong quý IV cũng được rút ngắn xuống 122 ngày, so với mức 126 ngày hồi quý III; nguyên vật liệu còn 61 ngày, thành phần và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang còn 55 ngày.

Cuối năm 2022, đầu 2023, tuy giá thép đã có một vài nhịp điều chỉnh tăng nhẹ, nhưng do đã giảm sâu trước đó cùng với giá thành sản xuất vẫn cao, quý IV Hòa Phát vẫn tiếp tục phải trích lập thêm dự phòng hàng tồn kho 343 tỷ, nâng tổng số dự phòng này lên hơn 1,2 nghìn tỷ vào thời điểm kết thúc năm tài chính. Điều này làm gia tăng thêm gánh nặng cho giá vốn hàng bán vốn đã cao.

Pomina là doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho giảm mạnh nhất tới 74% so với đầu năm xuống 1.235 tỷ đồng. Trong đó, một số sản phẩm, nguyên liệu ghi nhận đã được xử lý hết như thành phẩm tol (đầu kỳ là 130 tỷ đồng), thành phẩm phôi (đầu kỳ 108 tỷ đồng), phế liệu,…

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang còn 267 triệu đồng, so với đầu kỳ là hơn 324 tỷ đồng.

Cũng như Hoà Phát, hồi tháng 10, Pomina đã chủ động dừng sản xuất lò cao khi hoạt động tiêu thụ khó khăn và giảm bớt áp lực hàng tồn kho. Lò cao của Pomina hoạt động động từ cuối năm 2020 và đến tháng 3/2021 công suất đạt khoảng 90%.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp thép nào cũng ghi nhận hàng tồn kho giảm. Điển hình như trường hợp của Thép Tiến Lên khi hàng tồn kho tính đến cuối tháng 12/2022 tăng 5% lên 3.036 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hàng hoá gần 2.400 tỷ đồng, tăng 23%. Doanh thu của công ty tăng 15% lên 5.327 tỷ đồng nhưng lợi nhuận giảm 98% xuống 7,5 tỷ đồng.

Hay với trường hợp của Gang Thép Thái Nguyên , hàng tồn kho ghi nhận tăng 22% lên 1.766 tỷ đồng. Trong lượng hàng tồn kho của công ty, nguyên vật liệu chiếm phần lớn nhất (1.342 tỷ đồng), tăng 56% so với đầu kỳ. Ngược lại, tồn kho thành phẩm giảm 25% xuống 404 tỷ đồng.

Thị trường ấm dần, doanh nghiệp bước vào giai đoạn “xây” hàng tồn kho trở lại

Giai đoạn cuối tháng 12 - đầu tháng 2, thị trường thép ấm dần trở lại, các nhà máy thép liên tục tăng giá với tổng mức tăng khoảng 1 triệu đồng/tấn. Điều này khiến thị trường trở nên bình ổn hơn trước, thúc đẩy việc tiêu thụ và từng bước tái tạo tồn kho.

BSC kỳ vọng sang năm 2023, lượng tiêu thụ thép sẽ có sự phục hồi nhờ tháo gỡ chính sách về bất động sản.

Trong một thông báo mới đây, Hoà Phát cho biết ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. Công ty đã và đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt.

“Với năng lực tài chính vững vàng, Tập đoàn tiếp tục triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 đúng tiến độ nhằm bắt kịp nhu cầu khi thị trường tốt trở lại”, Hoà Phát cho biết.

Ngoài ra, theo nguồn tin từ Kallanish, Hòa Phát đã khởi động lại một lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm. Lò cao này đã được khởi động lại từ ngày 27/12/2022 và sẽ mất 7 ngày để bắt đầu sản xuất phôi. Đây cũng là một tín hiệu cho thấy tình hình thị trường thép xây dựng đã cải thiện hơn.

Không riêng Hoà Phát, lãnh đạo Thép Pomina cũng tiết lộ kế hoạch mở lại lò cao vào quý 4/2023. Bởi, khó khăn nhất của ngành đã đi qua, và công ty nhận thấy 6 tháng đầu năm tới nhu cầu từ các công trình đầu tư công tăng, thúc đẩy tăng tiêu thụ thép.

.

Tin mới

BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
7 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
7 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
7 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
7 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
6 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.