Thị trường tivi Việt trị giá hàng tỷ USD và cơ hội mới giữa đại dịch Covid-19: Nhiều ông lớn rút lui, cuộc chơi đang thiên về những tân binh trẻ?

09/09/2021 08:05
Tivi nói chung và OTT nói riêng một thị trường rất giàu tiềm năng, và rất nhiều tay chơi đang cạnh tranh để chia phần. Không chỉ những "anh đại" với thế mạnh về vốn, thương hiệu và độ chịu chi đầu tư công nghệ như Samsung, LG… đến các đơn vị mới mẻ cũng tích cực gia nhập thị trường như Xiaomi (dự kiến phân phối chính thức qua đại lý tại thị trường Việt Nam trong năm 2021), Coocaa (thương hiệu mới nổi từ Indonesia)…

Nhu cầu giải trí tại nhà trong bối cảnh giãn cách xã hội, cùng với mùa bóng đá đang mang lại cơ hội tăng trưởng mới cho thị trường tivi (TV) khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, sự thiếu hụt linh kiện trước nguy cơ đứt gãy nguồn cung do Covid-19 đã và đang đẩy giá TV tăng. Quan sát, thị trường TV có dấu hiệu tăng giá từ vài tháng trước, dự kiến sẽ tăng mạnh nửa cuối năm nay.

Cơ hội kép từ dịch Covid-19 và mùa giải bóng đá quốc tế

Có một tín hiệu mới trong đại dịch khi việc giãn cách xã hội tiếp tục diễn ra ở Việt Nam cũng như các nước khác, đó là thời gian các thành viên trong gia đình dành cho nhau nhiều hơn trong khi cả thế giới đang cố gắng để tiếp tục cuộc sống bình thường. "Chúng tôi nghe được những câu chuyện của khách hàng mỗi ngày về sản phẩm của mình đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của họ. Cả gia đình quây quần bên chiếc TV thông tin để xem những nội dung giải trí chất lượng như chương trình truyền hình, phim ảnh, trò chơi và nhiều hơn nữa", người trong cuộc chia sẻ trong hội thảo gần đây.

Chưa kể, triển vọng thị trường cũng đầy hứa hẹn sắp tới khi giải bóng đá quốc tế giữa các quốc gia diễn ra Qatar vào năm sau, và Việt Nam là một quốc gia yêu bóng đá. Do đó, người dùng có xu hướng nâng cấp TV để chuẩn bị cho những sự kiện thể thao lớn.

Thực tế, thời gian qua, tỷ lệ xâm nhập internet tại Đông Nam Á đã vượt qua mức trung bình của thế giới. Khu vực Đông Nam Á có tất cả 672 triệu dân, trong đó có 463 triệu dân sử dụng internet: tương đương 69% tỷ lệ xâm nhập internet, cao hơn mức trung bình trên toàn cầu là 59,5%. Theo dữ liệu từ Bain & Company, người tiêu dùng số tại Indonesia, Việt Nam, Singapore và Malaysia đạt mức tăng trưởng vượt bậc.

Trong đó, công nghệ đã thay đổi cách sống, làm việc và giải trí. Khi mọi người dành thời gian ở nhà nhiều hơn, đồng thời các nội dung OTT (over-the-top) trở nên phổ biến hơn dẫn đến việc thói quen xem video dịch chuyển từ các kênh truyền thống sang các dịch vụ OTT. Báo cáo của GfK cho thấy thị trường TV màn hình lớn trở lên có xu hướng tăng trưởng mạnh bất kể đại dịch Covid-19.

Như vậy, TV nói chung và OTT nói riêng một thị trường rất giàu tiềm năng, và rất nhiều tay chơi đang cạnh tranh để chia phần. Không chỉ những "anh đại" với thế mạnh về vốn, thương hiệu và độ chịu chi đầu tư công nghệ như Samsung, LG… đến các đơn vị mới mẻ cũng tích cực gia nhập thị trường như Xiaomi (dự kiến phân phối chính thức qua đại lý tại thị trường Việt Nam trong năm 2021), Coocaa (thương hiệu mới nổi từ Indonesia)…

Nhiều ông lớn rút lui: Cơ hội mới từ nhu cầu thời thượng của thế hệ tiêu dùng trẻ tuổi

Là đối tác phân phối độc quyền của Xiaomi, đại diện Digiworld (DGW) trong cuộc họp cổ đông mới đây tuyên bố sẽ phát triển thêm mảng mới là Home Appliance (thiết bị gia dụng) bằng việc phân phối TV Xiaomi. Theo DGW, thị trường TV và Home Appliance nói chung hiện có quy mô 2,4 tỷ USD cũng là thị trường mới tiềm năng của DGW trong tương lai, Công ty kế hoạch cố gắng để có thể chiếm một thị phần đáng kể tại thị trường này.

Điều này được đón nhận, khi những sản phẩm công nghệ thông minh và thời thượng đang được hưởng ứng mạnh từ thế hệ tiêu dùng mới là giới trẻ. Và đây cũng là lý giải cho sự rút lui của nhiều tên tuổi lớn như Toshiba, Panasonic hay thậm chí là Vsmart của Vingroup…: thay vì chấp nhận sự tăng giá của linh kiện và đầu tư mạnh vào công nghệ TV mới, các tay chơi này chọn rút lui để thực hiện những dự án khác tiềm năng hơn.

Hay một tên tuổi mới nổi khác, được mua lại nhà máy TV của Toshiba vào năm 2015, Coocaa là thương hiệu được khai sinh vào tháng 8/2018. Với lợi thế là chi phí sản xuất thấp, dễ sử dụng và tính linh hoạt cao, Coocaa đã đạt mức tăng trưởng hằng năm ấn tượng 580%. Năm 2020, thương hiệu này đạt mức tăng trưởng gấp 6 lần tại Việt Nam hồi năm ngoái.

Dù vẫn còn khá non trẻ, tuy nhiên Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng dành cho những thương hiệu trẻ, đại diện hãng chia sẻ. Riêng Coocaa, qua việc sử dụng hệ điều hành do mình tạo ra, chúng tôi có thể tối ưu hóa chi phí và cấu hình của TV thông minh. Nhờ vậy, thương hiệu đã gỡ bỏ mọi rào cản gặp phải khi sử dụng hệ điều hành của bên thứ ba.

Tương tự những Xiaomi, Coocaa đặt mục tiêu mang đến nhiều sản phẩm công nghệ thời thượng và thời trang hơn đến với người tiêu dùng Việt Nam, kế hoạch ra mắt để mở rộng dải sản phẩm hiện đang được chúng tôi tiến hành như các sản phẩm IoT.

"Chúng tôi thấy bóng đá rất phổ biến tại Việt Nam so với các quốc gia khác. Chính vì vậy, chúng tôi đã đầu tư hợp tác với những nền tảng phát trực tuyến các chương trình thể thao và phát triển các mẫu TV thông minh có thể chạy các nội dung OTT nhằm mang đến trải nghiệm giải trí tại nhà tốt hơn đến người Việt thông qua những lợi thế của chúng tôi về phần cứng và phần mềm", ông Rual Hua - Tổng Giám đốc Phát triển Kinh doanh toàn cầu của Coolita - nhấn mạnh.

Trong đó, Coocaa TV đang tập trung vào thị trường trực tuyến, phân phối thông qua các đại lý và các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, bao gồm Lazada, Shopee và Tiki. Tầm nhìn 3-5 năm tới, Coocaa kỳ vọng sẽ có 10 triệu người dùng hệ điều hành Coolita trên toàn cầu. Mục tiêu là xây dựng một hệ điều hành TV đáp ứng nhu cầu mới của người trẻ, những người thích sử dụng internet. Theo kế hoạch, Coocaa có thể sẽ thương thảo thêm với các nhà cung cấp nội dung về lợi ích hợp tác, như đối tác hiện tại ở Việt Nàm là FPT.

Tin mới

Phương Nam oi bức, dừa trái, mía cây cháy hàng
10 giờ trước
Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua khiến nhu cầu thưởng thức trái cây và nước giải nhiệt tại TP.HCM tăng cao, giá một số loại cũng tăng gấp đôi so với ngày thường.
Phát động Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024: Thúc đẩy phát triển kinh tế số
28 phút trước
Sáng nay 16/4/2024, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ phát động Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ Bảy - Vietnam Digital Awards năm 2024 (VDA 2024).
Cập nhật giá vàng hôm nay 16/4: "Nóng" đấu thầu vàng, xuất hiện đề xuất lạ "Ngân hàng Nhà nước nên mua vàng"
47 phút trước
Cập nhật giá vàng hôm nay: Giá vàng thế giới "lên đỉnh" kỷ lục trên 2.400 USD/ounce, trong khi đó, giá vàng trong nước có phần chững lại, thậm chí "hạ giá" trước thông tin về đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, việc tổ chức đầu thầu vàng sau 11 năm, đang nhận được các ý kiến trái chiều.
Điểm tên những "ông lớn" bắt tay Tập đoàn Thuận An trúng thầu "khủng" tại các tỉnh thành
2 giờ trước
Để tham gia các gói thầu lớn tới nhỏ tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, Tập đoàn Thuận An của ông Nguyễn Duy Hưng đã "bắt tay" với một số nhà thầu thi công xây dựng với vai trò liên danh như Vinaconex, tập đoàn Đạt Phương, tổng công ty Trường Sơn...
Hé mở về doanh nghiệp phải nộp lại hơn 2.300 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án cho bà Trương Mỹ Lan
2 giờ trước
Liên quan đến đại án Vạn Thịnh Phát, tòa án buộc Công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát phải nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.