Thịt bò Úc sẽ biến mất khỏi thực đơn trên toàn thế giới vì... Australia không còn bò?icon

Với quy mô gia súc đang ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990, ngành chăn nuôi gia súc Australia đang đứng trước nguy cơ mất đi vị trí xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới.

Với quy mô gia súc đang ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990, ngành chăn nuôi gia súc Australia đang đứng trước nguy cơ mất đi vị trí xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới.

 

Trong 1 diễn biến có thể được coi là "giáng đòn" vào những người yêu thích thịt bò bít tết, thịt bò Australia có thể biến mất khỏi thực đơn trên khắp thế giới nếu như các nhà chăn nuôi gia súc của Australia không thể đẩy nhanh tốc độ xây dựng lại đàn gia súc trên toàn quốc.

Thịt bò Úc sẽ biến mất khỏi thực đơn trên toàn thế giới vì... Australia không còn bò?

Với quy mô gia súc đang ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990, ngành chăn nuôi gia súc Australia đang đứng trước nguy cơ mất đi vị trí xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới mà nguyên nhân chỉ đơn giản là không có đủ sản lượng để phục vụ thị trường toàn cầu. Hậu Covid-19, nhu cầu thịt bò trên toàn thế giới đang tăng đột biến.

Nguy cơ này càng tăng lên khi một số nông dân tiếp tục gửi những con bò cái tới lò mổ thay vì giữ lại để mở rộng đàn.

Dữ liệu mới nhất cho thấy tỷ trọng bò cái được xử lý tại các lò mổ hiện lên tới 48,2%, vượt quá con số 47% là ngưỡng đảm bảo có đủ bò cái để tái đàn. Mặc dù hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ này xuống, Australia cần hành động ngay bây giờ bởi đó là quá trình kéo dài nhiều năm và ngành thịt bò đang đối mặt với những "cơn gió ngược".

Thịt bò Úc sẽ biến mất khỏi thực đơn trên toàn thế giới vì... Australia không còn bò? - Ảnh 1.

Sau nhiều năm hạn hán khiến diện tích đồng cỏ thu hẹp đáng kể, người nông dân Australia đã buộc phải giảm quy mô đàn gia súc. Năm 2019, giá thịt bò từng giảm xuống mức chỉ bằng một nửa hiện nay do nguồn cung dư thừa.

Người chăn nuôi cũng phải đối mặt với mối đe dọa từ các loại đạm thay thế trong bối cảnh các vấn đề môi trường và sức khỏe khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang những sản phẩm thịt có nguồn gốc thực vật.

Trước đây giá gia súc ở Australia tương đồng với giá ở khu vực Nam Mỹ, nhưng hạn hán trong giai đoạn 2014-15 đã khiến nguồn cung từ Australia bị khan hiếm, đẩy giá tăng vọt. Đồng real Brazil và đồng peso Argentina yếu đi trong những năm gần đây cũng đem đến cho các nhà sản xuất Australia lợi thế.

Với đôla Australia hiện đã lên gần 0,8 USD, các sản phẩm xuất khẩu của Australia trở nên ngoài tầm với đối với rất nhiều nhà nhập khẩu. Thậm chí thịt bò Úc đã đắt hơn cả bò Mỹ - loại vốn vẫn luôn giữ vị trí thịt bò đắt nhất thế giới.

Mới đây chính phủ Indonesia đã cảnh báo nước này sẽ tìm kiếm các nguồn cung khác vì thịt bò Australia quá đắt đỏ. Indonesia là thị trường xuất khẩu thịt bò lớn nhất của Australia.

Mặc dù Australia chỉ chiếm khoảng 4% tổng sản lượng thịt bò trên toàn cầu, đây vẫn là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất với các thị trường chủ chốt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm ngoái tổng lượng xuất khẩu đã giảm 15% do mức giá cao kỷ lục làm giảm nhu cầu.

Tuy nhiên vị thế của thịt bò Australia tại những thị trường này đang ngày càng bị đe dọa, cộng thêm tác động từ những hiệp định tự do thương mại khiến thịt bò Mỹ có ưu thế hơn. Ngoài ra không giống như ngành chăn nuôi bò ở Mỹ, những con bò ở Australia chủ yếu được nuôi bằng cỏ thay vì ngũ cốc, do đó chịu tác động từ biến đổi khí hậu nhiều hơn.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.