Thu thuế ‘ông lớn’ Facebook, Google, Microsoft vượt 1.000 tỷ đồng mỗi năm

23/01/2022 11:28
Theo Tổng cục Thuế, chỉ tính riêng các “ông lớn” như: Facebook, Google, Microsoft, số thuế nộp ngân sách đã vượt con số 1.000 tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2022, ngành Thuế sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ, đánh giá kỹ lưỡng đối với hoạt động thương mại điện tử và kinh doanh dựa trên nền tảng số để có những đề xuất xây dựng chính sách phù hợp về tỷ lệ thu, về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp; đồng thời, cập nhật, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đối với hoạt động này.

“Ngành Thuế đang thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài) với số thu trung bình trên 1.000 tỷ đồng/năm. Từ năm 2018 đến hết tháng 10/2021 các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền là 4.263,82 tỷ đồng, trong đó một số tập đoàn lớn như: Facebook là 1.641,75 tỷ đồng; Google là 1.573,24 tỷ đồng; Microsoft là 560,67 tỷ đồng. Năm 2020 số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới đạt 1.143,8 tỷ đồng. Ví dụ 10 tháng năm 2021, số thu đạt hơn 1.181 tỷ đồng, bằng 103,3% năm 2020”, bà Nguyễn Thị Lan Anh - Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết.

Đáng chú ý là số cá nhân có thu nhập cao từ việc cung cấp dịch vụ trên các trang mạng xã hội ngày càng tăng. Theo Tổng cục Thuế, nhóm cá nhân có thu nhập lớn từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới (tiếp thị, quảng cáo trực tuyến; cung cấp sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số; bán hàng online...) đã kê khai, nộp thuế với số thu tính đến tháng 10/2021 là 498 tỷ đồng.

Trong số cá nhân có doanh thu cao, có trường hợp có doanh thu 105 tỷ đồng, số thuế và tiền chậm nộp đã nộp ngân sách năm 2021 là 11 tỷ đồng; một cá nhân khác sản xuất phần mềm và có nguồn thu từ quảng cáo 330 tỷ đồng, số thuế đã nộp năm 2020 là 23,4 tỷ đồng; một cá nhân khác có thu nhập là 260 tỷ đồng với số thuế đã nộp năm 2020 là 18,1 tỷ đồng... “Số cá nhân có thu nhập cao từ hoạt động này tập trung chủ yếu ở các cục thuế lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Một số tỉnh cũng đã triển khai và bước đầu đạt được kết quả như: Bình Định, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hưng Yên, Hà Nam”, bà Nguyễn Thị Lan Anh cho biết.

Để quản lý thuế đối với các dịch vụ xuyên biên giới, Tổng cục Thuế đã xây dựng các chương trình xúc tiến hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm về quản lý thuế quốc tế đối với hoạt động thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới bao gồm: xây dựng kế hoạch hợp tác chống gian lận thuế quốc tế thông qua việc trao đổi thông tin về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử và dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới; xây dựng kế hoạch tham gia đàm phán, ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương về phân bổ lợi nhuận đối với hoạt động TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới; xây dựng chương trình, dự án đề nghị hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý thuế tại Việt Nam thông qua kinh nghiệm quốc tế.

Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng ký kết với Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt với Bộ Công an, Bộ Tài chính đang xây dựng chương trình làm việc để đề xuất phối hợp thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế, bao gồm các nội dung: dữ liệu về các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới; kết nối, chia sẻ dữ liệu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để củng cố dữ liệu đăng ký thuế, đảm bảo xác định được chính xác các cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT.

Ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã nhận diện 5 nhóm kinh doanh thương mại điện tử để triển khai các biện pháp quản lý thuế trong thời gian tới. Nhóm thứ nhất là nhóm có thu thập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook,…; nhóm kinh doanh bán hàng online; nhóm tiếp theo là kinh doanh cho thuê nhà trực tuyến qua ứng dụng.

"Đối với nhóm tổ chức, cá nhân chi trả thanh toán cho các dịch vụ điện tử của đơn vị nhà thầu nước ngoài, ngành thuế Hà Nội đã thu thập và quản lý dữ liệu phát sinh chi trả cho các nhà thầu nước ngoài của 1.447 cá nhân, tổ chức với số tiền chi trả khoảng 46 tỉ đồng, dự kiến số thuế phải nộp là 4,6 tỉ đồng. Nhóm cuối cùng là doanh nghiệp điều hành sàn giao dịch thương mại điện tử như Sendo, Lazada, Shopee...,điều hành các ứng dụng (App) trung gian thanh toán, App trung gian vận chuyển. Cục Thuế TP Hà Nội đã hoàn thành thanh kiểm tra tại 6 doanh nghiệp, với tổng số tiền truy thu, phạt 1,9 tỉ đồng; giảm lỗ 66 tỉ đồng”, ông Mai Sơn cho biết.

Riêng với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đang xây dựng chương trình triển khai các quy định của Luật Quản lý số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc cung cấp thông tin cho công tác thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế nợ thuế; xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán xuyên biên giới trong TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam…

Tin mới

Thu giữ số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng giấu trong quần áo tại sân bay
41 phút trước
Số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng được người đàn ông giấu tinh vi trong quần áo.
Sở hữu VinFast VF 8 tại Canada, nam Gen Z chia sẻ: ‘Tăng tốc tốt như xe xăng máy V6, nhiều người trầm trồ không tin Việt Nam cũng có thể sản xuất ô tô’
28 phút trước
Theo bạn Hoàng Tiến Huy, VinFast VF 8 vận hành tốt trong mọi điều kiện địa hình như đi phố, đường cao tốc, đường đèo núi hay điều kiện thời tiết khó như sương mù dày đặc.
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng lớn mỹ phẩm giả ở Bắc Giang
32 phút trước
Nguyễn Văn Khánh đã bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng cho khách hàng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và với doanh thu trên 6 tỷ đồng.
Cà phê Robusta Việt Nam đang bị đe dọa
13 phút trước
Từng là “ông vua” cà phê Robusta với gần 40% thị phần toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế số 1 xuất khẩu cà phê này vào tay Brazil, do sản lượng liên tục sụt giảm. Sản lượng Robusta trong niên vụ 2024/2025 đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.
Ô tô dưới 350 triệu ở Việt Nam năm 2025: Lựa chọn nào 'đáng đồng tiền bát gạo'?
51 phút trước
Phân khúc ô tô giá rẻ nhất Việt Nam (dưới 350 triệu đồng) có thêm nhiều lựa chọn đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Mazda CX-5 giảm giá còn 699 triệu đồng tại đại lý: Rẻ hơn niêm yết Xforce bản ‘full’, vẫn là VIN 2025 mới nhất
22 giờ trước
Mức giảm sâu liệu có tiếp tục giữ mạch doanh số cao của Mazda CX-5?
CEO Xanh SM: VinFast EC Van là 'món mới' đáng gờm trên thị trường logistics toàn các ông lớn như Lalamove, Ahamove
2 ngày trước
Mẫu xe tải điện mới của VinFast có giá bán cạnh tranh 285 triệu đồng và sở hữu chi phí vận hành tiết kiệm 60–70% so với xe xăng.
Hyundai Care Day khởi động tại tỉnh đầu tiên - mở màn cho hành trình chăm sóc xe lưu động tại 10 tỉnh/thành
2 ngày trước
Sự kiện mở màn thu hút hàng nghìn lượt tham gia, hơn 120 xe Hyundai được kiểm tra, chăm sóc miễn phí.
Ảnh thực tế Kia Carens Clavis vừa ra mắt: Có phanh tay điện tử, đồng hồ tốc độ 12 inch và 20 tính năng ADAS cấp độ 2
3 ngày trước
Kia Carens Clavis được định vị ở phân khúc cao cấp, với thiết kế sang trọng và nhiều tiện nghi hơn so với Carens thông thường.