Thủ tướng: "Ngành giáo dục phải đổi mới tư duy, tự lực vươn lên, không chờ ai làm thay"

07/05/2021 11:30
Thủ tướng nhấn mạnh Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nghiên cứu, báo cáo, đề xuất, thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương chung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế ở mỗi vùng miền. Đây là việc phải làm và không ai làm thay được...

Tại buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng trước mắt của ngành giáo dục là đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên, đồng thời có giải pháp hoàn thành năm học, đặc biệt là chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

4 HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC CHÍNH CỦA NGÀNH GIÁO DỤC

Tại buổi làm việc, Thủ tướng khẳng định, nguồn lực con người là quan trọng nhất, mang tính quyết định với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, để có nguồn lực con người thì ngoài truyền thống văn hóa – lịch sử của dân tộc, có vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục.

"Phải có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp, thiết kế quy chế, quy định, công cụ luật pháp để ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong ngành, đi đôi với kiểm tra, giám sát".

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Theo Thủ tướng, việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phải bắt đầu từ thể chế, theo tinh thần “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”.

"Cần chọn một số việc cấp bách, khả thi, có tính chất 'đòn bẩy, điểm tựa', tác động lan tỏa mạnh mẽ để làm trước, làm dứt diểm", Thủ tướng yêu cầu.

Bên cạnh những thành tích mà ngành giáo dục đạt được thời gian qua, Thủ tướng cũng chỉ ra 4 khó khăn, hạn chế rất cơ bản của ngành.

Thứ nhất, cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Thủ tướng nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.

Thứ hai, ngành chưa làm tốt công tác thông tin – truyền thông, nhất là về những thành tựu, kết quả đã đạt được. Cùng với đó, nếu các vụ việc riêng lẻ, các vấn đề không được giải quyết, giải trình đến nơi đến chốn dễ dẫn tới bức xúc trong xã hội.

Thứ ba, việc xử lý các hiện tượng tiêu cực trong ngành, trong đó có tình trạng “chạy trường, chạy lớp”, không thể vội vàng, nôn nóng, giải quyết trong ngày một ngày hai, nhưng cũng không thể trì trệ, cầu toàn.

"Phải có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp, thiết kế quy chế, quy định, công cụ luật pháp để ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong ngành, đi đôi với kiểm tra, giám sát", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ tư, việc phân cấp quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập. Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo căn cứ khoa học, xuất phát từ thực tiễn, vừa làm vừa hoàn thiện.

"Nguyên nhân của các vướng mắc, hạn chế trên có cả chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Lãnh đạo Bộ phải thực sự mạnh mẽ, quyết liệt trong hành động, có phương pháp phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, làm việc phải đến nơi đến chốn, nói phải rõ để người dân, xã hội và dư luận biết, hiểu đúng về tình hình thực tế của ngành. Chủ động giải quyết công việc, phối hợp tốt hơn với các bộ ngành, địa phương", Thủ tướng quán triệt.

TỰ LỰC VƯƠN LÊN, KHÔNG CHỜ AI LÀM THAY

Về tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận, giải quyết các vấn đề của ngành, Thủ tướng nhấn mạnh ngành giáo dục phải vươn lên mạnh mẽ, tiếp tục đổi mới tư duy quản lý, tư duy giáo dục, chủ động, tích cực, sáng tạo. Hành động phải bám sát tinh thần Nghị quyết 29 và Kết luận 51 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29, Luật Giáo dục và các nghị định có liên quan.

"Phải tự lực, tự cường vươn lên từ nội lực, không trông chờ ai làm thay. Làm việc thực chất, chống bệnh hình thức, tránh phô trương, không chủ quan, thỏa mãn", Thủ tướng quán triệt.

Thủ tướng cũng nêu rõ cần phải phát huy những thành tựu đạt được, những kinh nghiệm hay, bài học quý, những mô hình hay, cách làm hiệu quả để nhân rộng, đi đôi với khắc phục hạn chế, khuyết điểm, nhất là những hạn chế đã kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm.

"Ngành phải nghiên cứu, báo cáo, đề xuất, thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương chung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế ở mỗi vùng miền. Đây là việc phải làm và không ai làm thay được Bộ"

Thủ tướng Phạm Minh Chính

"Cần tập trung rà soát toàn bộ thể chế, cơ chế chính sách, đề xuất điều chỉnh, nhất là cơ chế, chính sách liên quan tới trường lớp, giáo viên. Những vấn đề đã 'chín', đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện. Những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội", Thủ tướng chỉ đạo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng thừa nhận chủ trương, chính sách dù được nghiên cứu kỹ cũng không thể phủ kín các góc cạnh của cuộc sống, cho nên khi triển khai phải xuất phát từ thực tiễn, có lộ trình, có bước đi phù hợp.

"Ngành phải nghiên cứu, báo cáo, đề xuất, thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương chung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế ở mỗi vùng miền. Đây là việc phải làm và không ai làm thay được Bộ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nước là xây dựng chiến lược, quy hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, định mức…; xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực; hướng dẫn kiểm tra, giám sát; thanh tra, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật.

Thủ tướng: Ngành giáo dục phải đổi mới tư duy, tự lực vươn lên, không chờ ai làm thay - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: VGP

Thủ tướng nhắc nhở Bộ phải thường xuyên rà soát, nghiên cứu, xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện cho phù hợp với thực tiễn đã thay đổi rất nhiều so với các năm trước đây.

"Một ví dụ là quy định điểm trường tiểu học ở thành thị phải bảo đảm độ dài đường đi học của học sinh không quá 500m, vùng đặc biệt khó khăn không quá 2km, nhưng hiện nay giao thông đã phát triển hơn rất nhiều, quy định này có thể không còn phù hợp nữa", Thủ tướng nêu ví dụ.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý hệ thống, tập trung cải cách hành chính, số hoá, quản lý trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ.

Đồng thời, phát triển các cơ sở giáo dục theo định hướng lấy học sinh là trung tâm, nhà trường (cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án) là nền tảng, giáo viên phải là động lực, người truyền cảm hứng. Xây dựng, phát triển quan hệ hữu cơ giữa học sinh - nhà trường - giáo viên. Chuyển tư duy giáo dục từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực toàn diện.

Tin mới

Cứ 4 phút lại có một người học tại Việt Nam đăng ký khóa học về GenAI trên Coursera
10 giờ trước
Trước nhu cầu học về GenAI đang bùng nổ, Coursera đã mang 3.000 khóa học bằng tiếng Việt và loạt tính năng AI mới dành cho học viên tại Việt Nam.
Tháng 6/2025, lượng điện tiêu thụ tại miền Bắc cao nhất kể từ đầu năm
10 giờ trước
Lượng điện tiêu thụ trong tháng 6 vừa qua tại miền Bắc được ghi nhận tăng cao đáng kể so với các tháng trước đó.
Bí mật khủng bên trong kho hàng ở Quảng Ninh: Người chủ bí ẩn tên "A PIN", vận hành bằng phần mềm lạ liên kết hàng trăm tài khoản TikTok
9 giờ trước
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa đến hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có động thái lớn sau siêu dự án 2 tỷ USD: tuyển dụng hàng trăm nhân sự, hợp tác mở rộng mạng lưới trạm sạc
9 giờ trước
Động thái mới khẳng định quyết tâm của VinFast trong chiến lược mở rộng và thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện tại thị trường ô tô thứ 3 toàn cầu.
Hàng giả 'bủa vây' thị trường: Chuyên gia RMIT hiến kế loạt giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp lật ngược thế cờ
9 giờ trước
Doanh nghiệp cần công nghệ truy xuất nguồn gốc để bảo vệ sản phẩm và người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Hyundai Palisade máy dầu giá hiện chỉ ngang SUV hạng D, dễ làm khó Ford Everest
8 giờ trước
Bất ngờ giảm giá bán từ nay đến hết tháng 8 xuống từ 1,355 tỷ đồng, Palisade máy dầu đang làm khó những mẫu xe máy dầu phân khúc thấp hơn như Sorento, Everest hay Fortuner.
Trải nghiệm VinFast VF 8 đã qua sử dụng từ GF, chuyên gia đánh giá: ‘Các phân hạng phù hợp túi tiền, có điểm tương đương xe mới’
8 giờ trước
Nhà báo Lê Tùng Anh nhận định người mua VinFast VF 8 cũ từ Green Future (GF) sẽ yên tâm về chất lượng khi được thay thế các phụ tùng chính hãng và kiểm tra kỹ càng từ nhà máy.
Từ kẻ bắt chước thành người dẫn đầu: Chỉ cần 18 tháng để ra đời một mẫu xe, đây là cách ngành ô tô Trung Quốc khiến hàng loạt phương Tây 'mất ăn mất ngủ'
10 giờ trước
Sự thống trị mới nổi của Trung Quốc phần lớn là nhờ vào thành tựu sản xuất đặc biệt: Giảm hơn một nửa thời gian phát triển xe.
Hyundai Santa Fe tiếp tục 'dọn kho', giảm sốc 235 triệu đồng tại đại lý: Bản đắt nhất còn 1,13 tỷ, rẻ hơn CX-8
11 giờ trước
Đây là mức giảm sâu nhất đối với dòng Hyundai Santa Fe VIN 2024 tính từ đầu năm đến nay.