Thương hiệu thời trang nhanh H&M thử nghiệm hình thức cho thuê quần áo để bảo vệ môi trường

22/12/2019 10:05
Thương hiệu thời trang H&M kỳ vọng, ý tưởng cho thuê quần áo sẽ giảm nhu cầu mua quần áo mới và qua đó giúp giảm số lượng quần áo sản xuất mỗi ngày và giảm chất thải ra môi trường.

Cửa hàng cao cấp của H&M tại quảng trường Sergels Torg ở Stockholm đã hoạt động trở lại sau một khoảng thời gian dừng để sửa chữa nhiều tháng. Tuy nhiên chính xác thì cửa hàng này giờ đây mang một sứ mệnh hoàn toàn khác.

Thương hiệu thời trang nhanh H&M thử nghiệm hình thức cho thuê quần áo để bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Cửa hàng H&M này đang thử nghiệm lần đầu tiên dịch vụ cho thuê quần áo, đặc biệt là những bộ trang phục từ bộ sưu tập đám cưới và ăn tiệc của hãng. Quần áo cho thuê chủ yếu là những bộ đồ đã qua sử dụng tại các cửa hàng của hãng. Chuỗi thương hiệu thời trang H&M mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường khỏi vấn nạn thời trang nhanh hiện nay.

Động thái này diễn ra trong lúc ngành công nghiệp thời trang, đặc biệt là các công ty thời trang nhanh như H&M hay Zara đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng tăng do làm tăng lượng khí thải CO2 và tiêu tốn năng lượng. Ngành công nghiệp thời trang từ lâu luôn được coi là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính và nước thải lớn nhất thế giới.

Pascal Brun, quản lý phụ trách phát triển bền vững của H&M nhấn mạnh: "Ngày nay tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng thời trang nhanh không phải là mô hình kinh doanh bền vững. Đó chính xác là lý do tại sao chúng tôi muốn thay đổi và đưa nó lên một cấp độ mới. Cho thuê quần áo phù hợp với mục tiêu của chúng tôi. Đó là điều mà H&M đã muốn thử từ rất lâu".

Hiện tại dịch vụ cho thuê quần áo của H&M mới chỉ giới hạn cho bộ sưu tập váy và đầm dự tiệc. Bên cạnh đó dịch vụ chỉ dành cho các khách hàng đăng ký chương trình khách hàng thân thiết. Khách hàng có thể thuê quần áo với giá khoảng 37 USD/tuần.

Thương hiệu thời trang nhanh H&M thử nghiệm hình thức cho thuê quần áo để bảo vệ môi trường - Ảnh 2.

H&M cũng cung cấp cả dịch vụ sửa chữa quần áo, cà phê và tiệm làm đẹp. Ở đó khách hàng có thể làm tóc, làm móng và trang điểm.

Thương hiệu thời trang nhanh H&M đang tích cực tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh mới nhằm tăng lợi nhuận trong bối cảnh doanh số bán hàng đang có xu hướng chậm lại và lượng hàng tồn kho ngày một tăng. Ví dụ như một cửa hàng H&M khai trương hồi tháng 10 tại Berlin, Đức còn mở cả các lớp học yoga, quán cà phê.

Tiềm năng cho thuê quần áo lớn không kém thị trường thời trang nhanh

Richard Chamberlain, một nhà phân tích bán lẻ tại hãng tư vấn RBC cho biết, H&M đang thử nghiệm những ý tưởng mới và đang tìm cách mở rộng chúng. Thương hiệu thời trang nhanh của Thụy Điển dự kiến sẽ nghiên cứu dịch vụ cho thuê quần áo này trong ít nhất 3 tháng tới trước khi đưa dịch vụ này tới các thị trường khác.

Brun cho biết, phản hồi với dịch vụ này đang rất tốt và đã có đông khách hàng tham gia dịch vụ.

Thương hiệu thời trang nhanh H&M thử nghiệm hình thức cho thuê quần áo để bảo vệ môi trường - Ảnh 3.

Tất nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều người hoài nghi về kế hoạch của H&M, đặc biệt là tính thực tiễn của mô hình kinh doanh này. Nhưng Brun vẫn giữ quan điểm cho rằng, mọi thứ vẫn còn quá sớm để nói về triển vọng lợi nhuận của dịch vụ cho thuê. Ông tự tin cho rằng, những thử nghiệm của H&M sẽ sớm đem lại thành công.

Nhưng có lẽ H&M không phải là công ty duy nhất từng nghĩ đến ý tưởng này. Bởi lẽ gần đây xuất hiện khá nhiều nền tảng bán và cho thuê quần áo, phụ kiện cũ.

Theo dự báo của nền tảng bán đồ thời trang đã qua sử dụng thredUP và công ty phân tích bán lẻ Global Data, thị trường đồ may mặc cũ không bao gồm cho thuê quần áo được định giá khoảng 24 tỷ USD trong năm 2018 và dự kiến sẽ tăng lên 64 tỷ USD vào năm 2028.

Trong khi đó thị trường thời trang nhanh có trị giá đạt 35 tỷ USD trong năm 2018 và dự kiến chạm mốc 44 tỷ USD sau đây hơn 8 năm nữa.

Tham khảo Ecowatch

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
8 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
8 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
8 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
7 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
7 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.