Tiền trượt giá không phanh, người dân quốc gia này "nảy số" dùng vào việc không ngờ

30/01/2023 21:44
Lạm phát kỷ lục đã khiến tiền ở quốc gia này còn rẻ hơn cả... giấy dán tường.

Dùng tiền làm giấy dán tường

Theo AFP, Argentina đã ghi nhận mức lạm phát 94,8% vào năm 2022, cao nhất kể từ năm 1991. Sang năm 2023, chính phủ nước này đặt mục tiêu giảm lạm phát xuống còn 60%.

Do đó, đối với hầu hết người dân Argentina, đi siêu thị là một trải nghiệm không mấy vui vẻ.

Julian Rattano, 66 tuổi, một nhà hóa học đã nghỉ hưu, cho biết: " Bạn đứng trước các kệ hàng và phân tích giá cả như thể bạn đang chọn đồ trang sức ".

Giá các mặt hàng thiết yếu hàng ngày đã tăng hàng tháng, thậm chí hàng tuần vào năm ngoái.

Theo công ty tư vấn Abeceb, trong năm 2022, một lít sữa tăng 320%, dầu ăn tăng 456% và một kg đường tăng 490%.

Giá mặt hàng quần áo và giày dép cũng tăng hơn 120%, trong khi lĩnh vực dịch vụ như khách sạn nhà hàng, giá tăng dưới 109% một chút.

Hãng tin Reuters cho hay, giá cả tăng đồng nghĩa với việc đồng peso, tờ tiền của Argentina, bị mất giá do lạm.

Mọi người cần phải mang theo một lượng tiền mặt khổng lồ để giao dịch. Đây là mối lo ngại về an ninh và đau đầu về hậu cần đối với người gửi tiết kiệm, doanh nghiệp và ngân hàng.

" Tôi phải mang theo xấp tiền khổng lồ trong ví... và tôi sợ bị cướp ", Laura, 40 tuổi, một luật sư sống tại thủ đô Buenos Aires, cho biết. " Tờ 1.000 peso (khoảng 5,39 USD) không còn đủ giá trị để mua bất cứ thứ gì. Tiền thuê nhà hàng tháng của tôi giờ là hơn 50.000 peso ."

Tiền trượt giá không phanh, người dân quốc gia này nảy số dùng vào việc không ngờ - Ảnh 1.

Người dân Argentina phải dùng nhiều tiền mặt để thanh toán do đồng tiền mất giá. Ảnh: Reuters

Một tờ 1.000 peso sẽ khó mua được hai gói cuộn giấy vệ sinh cao cấp, trong khi một chiếc bánh hamburger kèm khoai tây chiên trong chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh có giá 940 peso.

Thậm chí, theo Guardian, có thời điểm, tờ peso của Argentina còn vô giá trị đến mức người dân dùng tiền làm giấy dán tường vì tiền để mua giấy dán tường còn đắt hơn.

Con số đáng kinh ngạc

AFP cho biết, đây là những con số tồi tệ nhất kể từ khi Argentina ghi nhận tỷ lệ lạm phát hơn 171% vào năm 1991.

Argentina đã vật lộn với khủng hoảng kinh tế trong nhiều năm, ghi nhận lạm phát hai con số suốt trong 12 năm qua.

Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, bao gồm chi tiêu thâm hụt kéo dài, đồng tiền mất giá liên tục và các yếu tố bên ngoài như xung đột Ukraine đã ảnh hưởng đến giá năng lượng và ngũ cốc.

Trong nỗ lực làm chậm lạm phát, vào cuối năm 2022, chính phủ Tổng thống Alberto Fernandez đã đạt được thỏa thuận với các công ty thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân nhằm giữ nguyên giá của khoảng 2.000 sản phẩm cho đến tháng 3 và giới hạn tăng 4%/tháng đối với 30.000 sản phẩm khác.

Nền kinh tế Argentina tăng trưởng khoảng 5% vào năm 2022, sau mức tăng 10,3% vào năm trước, chấm dứt tình trạng suy thoái kéo dài 3 năm.

Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng năm 2023 của Argentina dự kiến ​​sẽ giảm xuống chỉ còn 2%.

Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên sau 15 năm, Argentina có ba năm tăng trưởng liên tiếp.

Vào đầu thế kỷ 20, Argentina là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới, thu hút người nhập cư từ châu Âu, đặc biệt là Ý và Trung Đông.

Tuy nhiên, theo số liệu chính thức vào giữa năm 2022, gần một nửa 47 triệu người dân Argentina sống trong mức nghèo khổ, trong đó 2,6 triệu người sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ.

Đây là một con số đáng kinh ngạc.

Tin mới

Trà sữa phân vịt đang hot rần rần vì cái tên độc lạ: Nghe đã thấy "nghẹn họng", uống thử thì cảm giác thế nào?
10 giờ trước
Nghe tên món trà sữa phân vịt, rất nhiều người cảm thấy tò mò nhưng không phải ai cũng dám uống thử.
Tình trạng khan hiếm đẩy giá dầu oliu lên mức cao kỷ lục
10 giờ trước
Tình trạng thiếu hụt dầu oliu, đôi khi được gọi là
Vượt mặt Thái Lan, quốc gia này trở thành nhà cung cấp ô tô lớn nhất của Việt Nam trong quý 1, láng giềng tăng xuất khẩu đến 144%
9 giờ trước
Không phải Thái Lan hay Trung Quốc, đây mới là nhà cung cấp ô tô lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2024.
Nữ tài xế VinFast Fadil tự thay bánh xe gây sốt: 'Tiết kiệm 1 triệu, phải gọi điện nhờ người thân trợ giúp'
9 giờ trước
Việc chị Hằng tự mình thay cho bánh dự phòng cho chiếc VinFast Fadil nhận được rất nhiều lời khen từ cộng đồng mạng.
Loạt xe Mazda nhập tăng giá: CX-3 'phá' mức giá thấp kỷ lục từng xác lập, Mazda2 vẫn rẻ nhất phân khúc
8 giờ trước
Trong khi nhiều hãng xe vẫn đi theo xu hướng giảm giá thì Mazda đã tiến hành tăng giá một số mẫu xe.

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán giằng co sau kỳ nghỉ lễ, đóng cửa trong sắc xanh
6 giờ trước
Chốt phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán chốt phiên trong sắc xanh, sau diễn biến giằng co trong phiên sáng.
Bộ Tài chính lý giải về đề xuất giảm thuế VAT 2% hết năm 2024
6 giờ trước
Trong Tờ trình gửi Quốc hội, Bộ Tài chính đề xuất cho giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng cuối năm 2024, trong đó lý giải việc giảm VAT nhằm hỗ trợ, bù đắp cho doanh nghiệp và nền kinh tế đang chịu nhiều khó khăn.
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
9 giờ trước
Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Huế thu được bao nhiêu tiền qua 2 năm tăng tần suất phát hành xổ số để lấy vốn bảo tồn di sản?
11 giờ trước
Theo Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh những thuận lợi, việc tăng tần suất phát hành xổ số truyền thống để huy động vốn phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô Huế đã gặp nhiều khó khăn.